Soạn bài Trợ từ, thán từ

Nội dung soạn bài Trợ từ, thán từ sẽ giúp các em lĩnh hội những kiến thức về trợ từ, thán từ và có khả năng vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu vào giải các dạng bài tập liên quan, qua đó giúp củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai tro tu than tu

Soạn bài Trợ từ, thán từ trang 69 SGK Ngữ văn 8 tập 1
 

SOẠN BÀI TRỢ TỪ, THÁN TỪ (NGẮN 1)

I. TRỢ TỪ
Câu 1.
- Nó ăn hai bát cơm 🡪 thông báo
- Nó ăn những hai bát cơm 🡪 thông báo, đánh giá, nhấn mạnh sự việc người đó ăn nhiều
- Nó ăn có hai bát cơm 🡪 thông báo, nhấn mạnh sự việc người đó ăn ít - ăn hai bát cơm
🡪 Sự khác nhau là do sử dụng các từ như: “những” và “có” để biểu thị sắc thái, mức độ
Câu 2: Các từ “những” và “có” đi kèm với các từ chỉ lượng 🡪 biểu thị sự đánh giá nhiều, ít đối với sự việc.

II. THÁN TỪ

Câu 1.
- “Này” 🡪 gây sự chú ý đối với người nghe
- “A” 🡪 sự trách móc
- “Vâng” 🡪 sự đáp lễ, lễ phép với người đối thoại
Câu 2.
- a, d đúng
- b, c sai

III. LUYỆN TẬP

Câu 1.

Câu

Nội dung

Trợ từ

 

Không phải là trợ từ

 

a

Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này

 

b

Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm Tắt đèn

 

c

Ngay tôi cũng không biết đến việc này

 

d

Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết

 

e

Cha tôi công nhân

 

g

 

Cô ấy đẹp ơi đẹp

 

h

Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu

 

i

Tôi nhắc anh những ba bốn mươi lần mà anh vẫn quên

 

Câu 2.

a.
“Lấy” 🡪 nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không yêu cầu hơn
b.
“Nguyên” 🡪 sự toàn vẹn, không sai lệch
“Đến” 🡪 mức độ, nhấn mạnh sự bất thường
c.
“Cả” 🡪 nhấn mạnh mức độ ăn nhiều hơn, mang ý so sánh
d.
“Cứ” 🡪 gợi sự lặp lại
Câu 3
a. Thán từ: Này, À
b. Thán từ: Ấy
c. Thán từ: Vâng
d. Thán từ: Chao ôi
e. Thán từ: Hỡi ôi
Câu 4.
a.
Ha ha 🡪 tiếng cười to, gợi sự thoải mái
Ái ái 🡪 tiếng thốt lên khi đau đớn   
b.
Than ôi 🡪 cảm xúc đau buồn, nuối tiếc
Câu 5.
- Chao ôi! Sau cơn mưa bầu trời thật mát mẻ
- Ơ! Chị này trông quen quá
- Trời ơi! Bão lớn quá đổ cả hàng cây rồi
- Dạ, em sẽ hoàn thành bài tập về nhà
- Này, em biết bạn gái kia tên gì không?   
Câu 6: Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” khuyên mỗi chúng ta khi giao tiếp cần thể hiện phép lịch sự đối với người đối diện, đặc biệt là với người bề trên.
 

SOẠN BÀI TRỢ TỪ, THÁN TỪ (NGẮN 2)

Trợ từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nghĩa của các từ khác nhau:
- Nó ăn hai bát cơm: thông báo khách quan.
- Nó ăn những hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm: nhấn mạnh, đánh giá việc ăn hai bát cơm là ít.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các từ "những" và "có" ở các câu trong mục 1 là các trợ từ đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Thán từ
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a.
- "Này" là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại.
- "A" trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
- "Vâng" là thể hiện sự đáp trả lời người khác.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Những câu trả lời đúng: a, d.

LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các từ in đậm là trợ từ ở trong các câu: a, c, g, i và có tác dụng nhấn mạnh vào đối tượng được nói tới.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Giải thích ý nghĩa từ in đậm:
a. cả ba từ lấy đều là trợ từ nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu nhiều hơn.
b.
- nguyên: chỉ có như thế, không có gì thêm, khác.
- đến: nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên.
c. cả: nhấn mạnh mức độ phạm vi.
d. cứ: biểu thị ý khẳng định về hoạt động sẽ xảy ra, nhấn mạnh việc lặp lại.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các thán từ:
a. này, à
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi
e. hỡi ơi

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nghĩa của các thán từ:
a.
- Ha ha: từ gợi tả tiếng cười to tỏ ý thoải mái.
- Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột
b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đặt câu với năm thán từ:
- Trời ơi! Bạn đang làm cái gì thế?
- Ơ kìa! Tôi đang làm phần đấy rồi mà!
- Này, giúp chị mở cửa lấy ánh sáng đi em!
- Ui da! Đau quá!
- A, mưa rồi kìa!

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Ý nghĩa câu tực ngữ " Gọi dạ bảo vâng" khuyên chúng ta phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và người bề trên. Cách xưng hô dạ - vâng biểu thị sự lễ phép.

 

SOẠN BÀI: TRỢ TỪ, THÁN TỪ (NGẮN 3)

I. Trợ từ
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Nó ăn hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn.
- Nó ăn những hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều hơn mức bình thường.
- Nó ăn có hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh ăn hai bát cơm là ít so với bình thường.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Các từ "những" và "có" trong các câu trên đi kèm với từ ngữ "hai bát cơm"ở trong câu và biểu thị thái độ nhận xét, đánh giá sự việc được nói đến trong câu.

II. Thán từ
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. - Này: gây ra sự chú ý đối với người đối thoại.
- A!: biểu thị thái độ tức giận.
b. - Này!: dùng gọi đáp.
- Vâng!: biểu thị thái độ lễ phép.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Trong các câu đã nêu, câu có từ in đậm là trợ từ là:
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này.
c. Ngay tôi cũng không biết đếnviệc này.
g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.
i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn cứ quên.

Câu 2 (trang 70, sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. Trợ từ "lấy": nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. - Trợ từ "nguyên": nhấn mạnh duy chỉ có một thứ.
- Trợ từ "đến": nhấn mạnh mức độ quá cao, làm người khác cảm thấy vô lí.
c. Trợ từ "cả": nhấn mạnh mức độ cao.
d. Trợ từ "cứ": sắc thái khẳng định, nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. này, à
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi
e. hỡi ơi

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. - Ha ha: bộc lộ sự sung sướng, sảng khoái, đắc chí.
- Ái ái: tỏ ý van xin, sợ hãi.
b. Than ôi: tỏ ý đau buồn, tiếc nuối.

Câu 5 (trang72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Trời ơi, bạn đã làm gì với cuốn truyện của mình thế này?
- Vâng, chiều em sẽ qua nhà chị ạ.
- Ô hay, tôi đã bảo là tôi không làm mà.
- Ôi, chiếc áo mới đẹp làm sao.
- Này, cậu có thời gian rảnh thì qua nhà tôi chơi nhé.

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Gọi dạ bảo vâng": Câu tục ngữ khuyên người bậc dưới phải có cách nói năng và thái độ ứng xử lễ phép, ngoan ngoãn, kính trọng với người bề trên khi giao tiếp.
 

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 8 hơn

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Soạn bài Tình thái từ, lớp 8
Soạn bài Cô bé bán diêm

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tro-tu-than-tu-37729n.aspx

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Cụm danh từ
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Mở rộng vốn từ Nghệ thuật Dấu phẩy, Luyện từ và câu
Soạn bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo)
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Soạn bài Câu trần thuật, Ngữ văn lớp 8
Từ khoá liên quan:

soan bai tro tu than tu

, soan bai tro tu than tu ngan gon nhat, soan van 8 tro tu than tu,
SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Câu cảm thán

    Hướng dẫn soạn bài giảng về câu cảm thán

    Nếu bạn đang muốn tìm kiếm Giáo án Câu cảm thán hay phục vụ cho bài giảng của mình trên lớp đạt hiệu quả cao, vậy bạn có thể tham khảo mẫu giáo án đã được tổng hợp và chọn lọc ngay dưới đây để phần chuấn bị được chu đáo nhất.

Tin Mới