Hướng dẫn soạn bài Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em hoàn thiện đáp án cho những câu hỏi bài tập trang 113 SGK Ngữ văn 7, tập 1, qua đó các em hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, phân biệt và sử dụng thành thạo từ đồng nghĩa khi giao tiếp và khi viết bài.
Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
a) - trông, nhìn, ngắm đều có nghĩa là "nhìn để nhận biết", trong đó trông, nhìn nghĩa giống nhau, còn ngắm có nghĩa gần giống như trông, nhìn (cũng là trông, nhìn nhưng có sự chăm chú hơn).
b) Ngoài nghĩa trên, trông còn có những nghĩa khác thuộc vào những nhóm từ đồng nghĩa khác, như:
- trông (với nghĩa "coi sóc, giữ gìn cho yên ổn") có các từ đồng nghĩa: trông coi, chăm sóc, coi sóc v.v...
- trông (với nghĩa "mong") có các từ đồng nghĩa: mong, hi vọng, trông mong v.v…
2. Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).
Ví dụ:
a) Quả, trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
b) Bỏ mạng, hi sinh là từ đồng nghĩa không hoàn toàn: bỏ mạng là chết vô ích (sắc thái khinh bỉ); hi sinh là chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (sắc thái kính trọng).
3. Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa phù hợp nhất, đúng nhất.
Ví dụ:
- Cho, biếu, tặng là 3 từ đồng nghĩa nhưng không phải lúc nào chúng cũng thay thế cho nhau mà phải tùy văn cảnh mà dùng cho đúng:
- Mẹ cho con tiền ăn sáng.
- Con biếu mẹ cái áo len.
- Em tặng cô giáo bó hoa.
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP.
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho trong bài tập.
Mẫu: nhà thơ – thi sĩ; nước ngoài - ngoại quốc. .
Dựa vào mẫu trên, các em tìm tiếp các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ khác.
2. Tìm từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ đã cho.
Mẫu: Máy thu thanh - ra-đi-ô.
Các em tìm tiếp các từ có gốc An - Au đồng nghĩa với 3 từ còn lại.
3. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân. Theo mẫu heo - lợn, các em có thể tìm thêm một số từ địa phương đồng nghĩa khác với từ toàn dân. Ví dụ: đại – bát; rào – sông; rú - núi; ngái - xa...
4. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong câu:
Mẫu:A
- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
- Món quà anh gửi, tôi đã trao tận tay chị ấy rồi.
Dựa vào mẫu, các em làm tiếp ở các câu còn lại.
5. Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa:
Mẫu: ăn, xơi, chén đều chỉ hoạt động ăn (tiếp nhận thức ăn vào cơ thể bằng miệng) nhưng khác nhau về sắc thái nghĩa:
- Ăn: sắc thái bình thường.
- Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao.
- Chén: sắc thái thân mật, thông tục.
Dựa vào mẫu, các em làm tiếp các từ còn lại.
6. Chọn từ thích hợp điền vào các cầu:
Mẫu: - Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
- Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh.
Các em làm tiếp các câu còn lại.
7. Theo mẫu hai từ nuôi dưỡng, phụng dưỡng đã được điền vào hai câu trong SGK, các em làm tiếp các câu a và b trong bài tập này.
8. Đặt câu với các từ bình thường, tầm thường , kết quả, hậu quả. Cần phân biệt rõ sắc thái nghĩa của bình thường với tầm thường, của kết quả với hậu quả rồi mới tiến hành đặt câu đúng được (lưu ý về sắc thái biểu cảm của hai từ tầm thường và hậu quả).
9. Chữa các từ dùng sai (in đậm) trong các câu đã cho.
Mẫu: câu 1 chữa từ hưởng lạc bằng hưởng thụ (hưởng lạc có nghĩa xấu).
Các em chữa tiếp các từ dùng sai trong 3 câu còn lại.
B. Bài tập bổ sung
Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ nơi, chỗ; nguyện vọng, hi vọng, khát vọng ý nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, bổn phận.
--------------------HẾT----------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-dong-nghia-38058n.aspx