Soạn bài Những câu hát than thân

Qua việc tham khảo soạn bài Những câu hát than thân, các em không chỉ trả lời được những câu hỏi trong phần đọc hiểu mà còn hiểu được thân phận nhỏ bé, đáng thương của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài: Những câu hát than thân, mẫu 1 (Ngắn)
2. Soạn bài: Những câu hát than thân, mẫu 2
1. Soạn bài: Những câu hát than thân, mẫu 3
2. Soạn bài: Những câu hát than thân, mẫu 4

SOẠN BÀI: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, MẪU 1:

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sưu tầm một số câu ca dao như sau:

+ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nào
Tôi có lòng nào ông sẽ xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

+ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

+ Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn

- Người nông dân tời xưa thường mượn thân phận hình ảnh con cò để nói lên cuộc đời thân phận mình là vì:
+ con cò sinh sống ở đồng ruộng, hình ảnh của chúng gần gũi với người nông dân.
+ cò chịu khó cần cù kiếm ăn lăn lội kiếm sống cũng như cuộc đời và phảm chất của người nông dân vậy.

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Ở bài 1 cuộc đời vất vả lận đận của cò được diễn tả thật sâu sắc: một mình cò phải lận đận giữa nước non lên thác xuống ghềnh, gặp nhiều cảnh bể đầy ao cạn ngang trái, khó nhọc kiếm sống qua ngày.
- Ngoài nội dung than thân ta cò thấy ở bài ca dao này vang lên tiếng tố cáo kết án đanh thép cái xã hội đương thời thối nát bất công áp bức thân phận nhỏ bé của những người nông dân khốn khổ.

Câu 3 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thương thay là tiêng than biểu thị sự thương cảm xót xa.
- Sự lặp lại cụm từ này có ý nghĩa:
+ đó không chỉ là lời thương xót xót những người nông dân khốn khổ mà còn vang lên như lời than vãn của chính họ.
+ bày tỏ niềm xót thương sâu sắc thấm vào trong đáy lòng trước thân phận những người nông dân ấy.
+ mang một hàm nghĩa rộng hơn xót thương cho tất cả những con người thấp cổ bé họng chịu nhiều bất công trong xã hội đương thời.

Câu 4 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Trong ca dao thường mượn cáchình ảnh cụ thể của các con vật làm phương tiện than thở về mình. Đồng thời họ cũng thường có sự đồng cảm với những con vật nhỏ bé tội nghiệp (như con sâu, cái kiến , con cò, cái vạc,...) mà họ cho là có chung thân phận số kiếp khốn khổ vói mình.
- Những hình ảnh ẩn dụ trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung chi tiết. Vì vậy nỗi thương cảm không chung chung mà cụ thể xúc động hơn.
- Phân tích các nỗi thương thân:
+ thương con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ thương cho lũ kiến li ti Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi là thương cho những con người vất vả làm lụng cả đời mà vẫn nghèo khó.
+ thương con hạc lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi là thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người lao động.
+ thương con cuốc kêu ra máu biết người nào nghe là thương cho thân phận thấp cổ bé họng , nỗi khổ đau oan trái bất công không tìm được lẽ công bằng.

Câu 5 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ thân em

+ Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

+ Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

+ Thân em như tấm lụa đào
Phát phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Những bài ca dao này thường nói về thân phận nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: họ bị coi thường khinh rẻ, không thể tự làm chủ tương lai cuộc đời mình,...

- Điểm giống nhau về nghệ thuật của các bài ca dao này.
+ thường là một cặp câu lục bát.
+ mở đầu bằng cụm từ thân em.
+ có hình ảnh so sánh thân em với những vật nhỏ bé tội nghiệp.

Câu 6 (trang 46 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hình ảnh so sánh trong bài 3 rất đặc biệt:
+ trái bần gợi lên thân phận nhỏ bé nghèo khó.
+ khi đem so sánh trái bần lại được miêu tả bổ sung bằng nhiều chi tiết: gió dập, sóng dồi, biết tấp vào đâu.
→ Qua đó gọi lên thân phận nhỏ bé ,lênh đênh, chìm nổi ,bị lệ tuộc, phải chịu nhiều đau khổ của người phụ nữ xưa,xã hội luôn muốn nhấn chình họ.

LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 50 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao
- Về nội dung:
+ đều là những lời than thân xót thương cho số phận cuộc đời đau khổ bất hạnh của những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng.
+ thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc.
+ phản kháng tố cáo xã hội bất công thối nát.
- Về nghệ thuật:
+ thể thơ lục bát.
+ âm điệu than thân thương cảm.
+ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ thông qua những sự vật nhỏ bé tầm thường.
+ đều sử dụng cụm từ thân em mang tính truyền thống.
 

SOẠN BÀI: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, MẪU 2:

Câu 1 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

Câu 2 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò được diễn tả:
+ Thông qua từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: diễn tả hết nỗi vất vả, lận đận của con cò.
+ Sự đối lập: nước non - một mình
thân cò - thác ghềnh
+ Các từ đối lập: lên (thác) - xuống (ghềnh)
(bể) đầy - (ao) cạn
→ Đối lập cái nhỏ bé, yếu ớt với cái dữ dội, bếp bênh, gập ghềnh.
+ Câu hỏi tu từ: diễn đạt nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của người lao động xưa.
Nội dung của bài ca dao:
+ Than thân: mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của những người lao động cũ.
+ Phản kháng: câu hỏi tu từ thể hiện thái độ bất bình với kẻ làm cho người nông dân lận đận, lên thác xuống ghềnh.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Cụm từ “Thương thay”: tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót ở mức độ cao.
- Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:
+ Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động.
+ Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động.
+ Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

Câu 4 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua:
+ Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút đến cùng kiệt sức lực.
+ Thương lũ kiến li ti là thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng và kiếm miếng ăn.
+ Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai.
+ Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót.
→ Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống.

Câu 5 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em:
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

Câu 6 (trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:
- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng).
- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh.
⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời.

LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 50 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động.
+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát.
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng.

 

SOẠN BÀI: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, MẪU 3

Câu 1 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Trả lời:
Một số bài ca dao mà trong đó người nông dân thời xưa thường ra hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

- Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.

- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Sở dĩ người nông dân hay mượn hình ảnh con cò để nói về mình, vì:
- Con cò thường kiếm ăn nơi đồng ruộng, cho nên hình ảnh con cò thường gần gũi với người nông dân.
- Con cò cũng chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sông. Nó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân.

Câu 2 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Trả lời:
- Cách diễn tả: Dùng phương pháp ẩn dụ, dùng hỉnh ảnh con cò để nói về cuộc đời con người và sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác.
+ Từ láy "lận đận" và thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" làm cho nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.
+ Biện pháp đối lập: Đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao này, xuất hiện ở cả 4 dòng thơ.
++) Nước non - một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
++) Thân cò - thác ghềnh; lên - xuống đối lập giữa cái nhỏ bé yếu ớt của thân cò và sự dữ dội khốc liệt của thiên nhiên.
++) Bể kia đầy - ao kia cạn thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn chiếc ao kia nơi cò kiếm ăn hằng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh
+ Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
- Nội dung than thân phản kháng:
+ Than thân: Người nông đã dùng hình ảnh thân cò để nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời mình. Cho nên đây không chỉ là tâm sự của cuộc đời cò mà còn là tâm sự của cuộc đời, của thân phận con người "Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng thở dài chua xót".
+ Phản kháng: Câu hỏi tu từ ở cuối bài ca dao còn thể hiện thái độ bất bình phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác, xuống ghềnh. Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy giờ.

Câu 3 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Trả lời:
Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. 'Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
Từ “thương thay” được lặp lại bốn lần mang nhiều sắc thái ý nghĩa:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, đó cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại “thương thay” dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận tấm lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.

Câu 4 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2

Trả lời:
- Nhận xét chung: Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
- Hình ảnh cụ thể.
+ "Con tằm": Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt
⟹ Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.
+ "Lũ kiến": - hàm nghĩa chỉ số đông – "li ti" rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn
⟹ Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.
+ "Chim hạc" cánh chim bay mỏi không có nơi đứng.
⟹ Hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

Câu 5 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Trả lời:
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như giếng giữa đàng,
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

- Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Những bài ca dao thuộc chủ đề than thân, mở đầu bằng cụm từ “Thân em..." thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền tự quyết định.
Những bài ca dao trên thường giống nhau về mặt nghệ thuật: đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em" đều dùng biện pháp so sánh để miêu tả thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.

Câu 6 (Trang 49 sgk ngữ văn 7 tập 1): Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Trả lời:
- Nhận xét về hình ảnh so sánh:
+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.

LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 50 sgk ngữ văn 7 tập 1): Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.
Trả lời:
- Về nội dung, cả ba bài là sự than thân và là sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ. Ngoài ra, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
- Về nghệ thuật, cả ba bài thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Cả ba đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm. Cả ba cũng đều có nhóm chữ “Thân em..." mang tính truyền thống, được sử dụng nhiều trong ca dao.
Bài 2 (trang 50 sgk ngữ văn 7 tập 1): Học thuộc lòng các bài ca dao đã học.

 

SOẠN BÀI: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, MẪU 4:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Những bài hát than thân có số lượng lớn và tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, các con gần gũi nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh tiêu biểu, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.

1. Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3. Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 49 SGK): Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

Bài làm:
Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

"Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh."

"Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"
"Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn."

"Con cò mà đi ăn đêm.
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..."

Câu 2 (Trang 49 SGK): Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?

Bài làm:
Về nội dung: Bài ca dao đã vẽ nên hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả vì cuộc sống của cò gặp quá nhiều ngang trái, trắc trở; thân cò nhọc nhằn kiếm sống. Cò phải “lận đận”, “lên thác xuống ghềnh” một mình.
Về nghệ thuật: Bài ca dao đã để lại ấn tượng khá sâu sắc đối với người đọc, dấy lên lòng thương cảm đối với người nông dân trong xã hội cũ. Đế đạt được điều đó, bài ca dao đã có những thành công trên các phương diện nghệ thuật:

LUYỆN TẬP

Câu 1 (Trang 50 SGK): Em hãy nêu những điếm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.

Bài làm:

  • Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa các hình ảnh: nước non - một mình, thân cò - thác ghềnh, lên thác - xuống ghềnh, bế đầy - ao cạn. Từ đó, giúp người đọc nhận ra cuộc sống vô cùng bấp bênh, khốn khó của thân cò
  • Sử dụng từ láy: “lận đận” gợi lên sự vất vả vì cò phải gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở.
  • Trong bài còn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả hình dáng và số phận của con cò: một mình, thân cò, con cò gợi lên sự tội nghiệp, thấp hèn, cô đơn.
  • Hình thức nêu câu hỏi cuối bài giúp cho giọng điệu của câu ca dao thêm da diết, dấy lên trong lòng người đọc nỗi xót thương và thấm thìa nỗi niềm của người dân lao động trong xã hội phong kiến.
  • Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
    Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Câu 3 (Trang 49 SGK) Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?

Bài làm:

Cụm từ "thương thay" là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Cụm từ này được lặp lại 4 lần, mỗi lần nhắc đến là một lần diễn tả nỗi thương, thương cho thận phận của mình đồng thời thông cảm cho những người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại đó không những có tác dụng nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cay đắng của người nông dân, mà còn có ý nghĩa kết nối, phát triển, mở rộng và liên hệ những nỗi thương khác. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

Câu 4 (Trang 49 SGK): Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?

Bài làm:

  • Những hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
  • Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2:
  • Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác;
  • Thương lũ kiến– "li ti" rất bé nhỏ, là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn;
  • Thương cho con hạc - cánh chim bay mỏi không có nơi đứng, là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi);
  • Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
    => Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Câu 5 (Trang 49 SGK): Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

Bài làm:

Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”:

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân

Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

  • Cụm từ “thân em” đế nói về những kiếp người, những thân phận nhỏ bé, cơ cực, cay đắng. Từ đó, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc ở người đọc - Thường nói về thân phận tội nghiệp, nồi đau khổ cua nhửng số phận nhỏ bé bị lệ thuộc, không có quyền được quyết định cuộc sống của mình - họ là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Về nghệ thuật: Các câu ca dao đều dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, các hình ảnh so sánh hiện lên thật sinh động và gợi cảm.

Câu 6 (Trang 49 SGK): Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

Bài làm:
Nhận xét về hình ảnh so sánh:

  • Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
  • Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện
  • Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
  • Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
  • Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ.
  • Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

-----------------------HẾT------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Cảm nhận khi đọc bài Cốm - một thứ quà của lúa non là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Làm thơ lục bát để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nhung-cau-hat-than-than-37714n.aspx
 

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.1★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân
Giới thiệu chùm ca dao than thân
Dàn ý phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước
Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa
Từ khoá liên quan:

soan bai nhung cau hat than than

, soan bai nhung cau hat than than ngan nhat soan van 7, bai soan sieu ngan nhung cau hat than than ngu van lop 7,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7 tập 2, trang 139

    Nội dung soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn của Taimienphi sẽ tập trung củng cố kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận, các em hãy tham khảo nhé.

  • Bài văn tả mẹ lớp 7

    Cùng là chủ đề về mẹ nhưng mỗi đề văn lại đề cập đến những yêu cầu khác nhau. Với Bài văn tả mẹ lớp 7, em sẽ cần sử dụng được thành thạo các phương thức biểu đạt, nhuần nhuyễn trong cách hành văn, triển khai ý. Để nắm

  • Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

    Để có những ý tưởng mới mẻ khi giới thiệu sản phẩm từ sách hay trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, em hãy tham khảo ngay Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, trang 115, Ngữ văn 7, Kết nối

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 21/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành