Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
2. Mô hình một cặp câu lục bát như sau (B: bằng, T: trắc GV: vần):
Chú ý:
- Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc (đánh dấu )
- Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bông) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.
3. Ngoài ra còn có các dạng lục bát biến thể và ngoại lệ.
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Có thể điền nối tiếp như sau:
- Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong.
- Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người.
Các em làm tiếp câu còn lại.
2. Có thể thấy ngay hai cặp lục bát này gieo vần sai (Xoài - bóng; hành – lên). Sửa lại đúng luật như sau:
- Vườn em có nhãn, có hồng
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
- Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành đoàn viên.
B. Bài tập bổ sung
1. Thơ lục bát muốn hay, phải có hình ảnh, có hồn. Lúc còn ở tuổi thiếu niên, Trần Đăng Khoa đã viết những câu thơ lục bát có hồn, có hình ảnh (và rất đúng luật):
Đồi thông sáng dưới trăng cao,
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm.
Em nghe có tiếng thơ ngâm...
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya.
(Đêm Côn Sơn)
Các em hãy tập sáng tác những bài thơ lục bát nho nhỏ, xinh xinh khoảng 4, 6, 8 câu) về những đề tài gần gũi với mình: gia đình, nhà trường, ước mơ...
2. Chứng minh Rằm tháng giêng (bản dịch thơ bài Nguyên tiêu của Bác) là một bài thơ lục bát rất đúng luật.
-------------------HẾT---------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lam-tho-luc-bat-38277n.aspx