Soạn bài Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi sáng tác sau khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Soạn bài Bài ca Côn Sơn sẽ cùng các em khám phá cuộc sống bình dị, gắn bó với tự nhiên và phong thái ung dung, tự tại của nhà thơ Nguyễn Trãi khi về ở ẩn qua việc trả lời những câu hỏi tìm hiểu trong SGK.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

soan bai bai ca con son

Soạn bài Bài ca Côn Sơn trang 78 SGK Ngữ văn 7 tập 1
 

SOẠN BÀI: BÀI CA CÔN SƠN (NGẮN 1)

Bố cục:
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn
- Phần 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1 (trang 80 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thể thơ trong đoạn trích Côn Sơn ca là thể thơ lục bát.
- Lục bát là một câu sáu một câu tám, chữ cuối câu sáu vần với chữa sáu câu tám , chữ cuối câu tám của cặp câu trên vần với chữ cuối câu sáu của cặp câu dưới.

Câu 2 (trang 80 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nhân vật ta là Nguyễn Trãi.
b. Hình ảnh nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn.
Nghe tiếng suối mà như thưởng thức tiếng đàn.
Ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn
c. Cách ví von so sánh như vậy cho thấy nhân vật ta là người:
- Rất sành âm nhạc và mê âm nhạc.
- Yêu thiên nhiên, thả hồn vào thiên nhiên.

Câu 3 (trang 80 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cùng với hình ảnh của nhân vật ta cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng các chi tiết:
+ Có suối chảy rì rầm (Côn Sơn suối chảy rì rầm)
+ Có đá rêu phơi (Côn Sơn có đá rêu phơi)
+ Có rừng trúc xanh(Trong rừng có trúc bóng râm)
+ Có bóng mát (Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm)
Cảnh tượng Côn Sơn là cảnh trí thiên nhiên khoáng dạt, thanh tĩnh, là nơi tiên cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn.

Câu 4 (trang 80 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh thi nhân ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm là một hình ảnh đầy thi vị nó cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật.
Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người vừa có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ, sống theo triết li con người với thi nhân là một.

Câu 5 (trang 81 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hiện tượng điệp từ trong doạn thơ: điệp từ ta được dùng năm lần.
Tác dụng: tạo cho đoạn thơ giọng điệu ung dung tự tại không vướng bận cũng không ràng buộc.

LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.
Điểm giống:
+ cả hai hình ảnh đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.
+ cả hai thi nhân đều đón nhận tiếng suối như tiếng đàn.
Điểm khác: một tiếng suối vi với tiếng đàn, một tiếng suối lại ví với tiếng hát.


SOẠN BÀI: BÀI CA CÔN SƠN (NGẮN 2)

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn thơ có năm từ ta:
a. Nhân vật ta là nhà thơ.
b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta: người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.
c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.
- Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ: nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Giống: xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.
- Khác: Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.
 

---------------------HẾT----------------------

Các tác phẩm văn học, luyện tập các viết văn là một trong những nội dung rất quan trong mà các em cần tìm hiểu, phân tích thật kỹ để có kỹ năng làm văn tốt. Phần Soạn bài Những câu hát châm biếm là một trong những tài liệu tuyệt vời để các em tham khao và nâng cao kỹ năng phân tích tác phẩm, văn bản của mình.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-bai-ca-con-son-37681n.aspx

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.4★- 17 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Côn Sơn Ca, Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Trong văn bản Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi tác giả từng ca ngợi thú lâm tuyền. Niềm vui đó của Nguyễn Trãi có gì giống và khác với Hồ Chí Minh trong bài Tức cảnh Pác Bó
So sánh âm thanh tiếng suối trong bài Côn Sơn ca và Cảnh khuya
Từ khoá liên quan:

soan bai bai ca con son cua nguyen trai trang 78 sgk ngu van 7 tap 1

, soan bai bai ca con son ngan nhat soan van 7, huong dan soan bai ca con son sieu nhanh,
SOFT LIÊN QUAN
  • Thuyết minh về Côn Sơn và Kiếp Bạc

    Hướng dẫn làm văn thuyết minh về một thắng cảnh

    Bài viết Thuyết minh về Côn Sơn và Kiếp Bạc dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh trong quá trình em viết bài văn thuyết minh về các danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta. Cùng đón đọc bài viết để trau dồi và nâng cao hơn nữa kĩ năng viết văn thuyết minh của bản thân.

Tin Mới