Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tài năng và cá tính thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương. Soạn bài Bánh trôi nước dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu chi tiết để hiểu được vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ xưa thông qua hình tượng bánh trôi nước.
Soạn bài Bánh trôi nước, Ngắn 1
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:
* Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vì bài thơ tuân thủ đúng những quy luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
- Bài thơ gồm 4 câu
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3
- Vần được gieo ở cuối các câu 1,2,4.
Câu 2:
a. Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh trôi cũng như những công đoạn làm ra bánh: bánh có màu trắng của bột, nặn thành viên tròn, bánh rắn hay nát do tay người nặn, bánh luộc bằng cách đun sôi nước rồi thả bánh vào, khi nào chín bánh sẽ nổi lên.
b. Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước biểu tượng cho người phụ nữ thời xưa:
- Hình thức: xinh đẹp “trắng lại vừa tròn”.
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được tấm lòng son, thủy chung, son sắt: “giữ tấm lòng son”.
- Thân phận: trôi nổi, bấp bênh giữa cuộc đời: “ba chìm bảy nổi”.
c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai là nghĩa chính của bài. Bởi nghĩa thứ hai mới thấy được giá trị tư tưởng của cả bài thơ.
II. LUYỆN TẬP BÁNH TRÔI NƯỚC:
Câu 1: Ghi lại những câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ “Thân em”
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
* Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 kể cả phần đọc thêm có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Đây là tiếng nói thể hiện sự bất công của xã hội cũ đối với người phụ nữ, cuộc sống của học quá nhiều bấp bênh, trôi nổi, chịu nhiều tổn thương và không có quyền quyết định cuộc đời mình.
Soạn bài Bánh trôi nước, Ngắn 2
Bố cục:
- Phần 1: Hình ảnh bánh trôi nước
- Phần 2: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Lí do: bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở câu 1, 2, 4.
Câu 2 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả.
+ như một vật có màu trắng của bột dạng viên tròn do nhào nước nhiều ít có thể dẫn tới việc bánh nát hoặc cứng.
+ khi luộc trong nước sôi bánh chín nổi lên bánh chưa chín thì chìm xuống.
b. Với nghĩa thứ hai người phụ nữ được gợi qua một số nét.
+ hình thể: trắng đẹp.
+ phẩm chất: son sắt thủy chung không bị chi phối bởi cảnh ngộ.
+ thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ.
- Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 96 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ thân em:
+ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu
+ Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước và Những câu hát than thân trong ca dao:
+ đều cất tiếng than thân cho người phụ nữ.
+ đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ.
+ tố cáo xã hội bất công.
---------------------HẾT----------------------
Bài học nổi bật tuần 5, cùng học và soạn bài Sông núi nước nam trang 62 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 nhé
Ngoài ra, Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-banh-troi-nuoc-lop-7-37929n.aspx