Nội dung soạn bài Từ trái nghĩa dưới đây sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết để các em trả lời những câu hỏi trong SGK, qua đó hiểu được khái niệm, cách sử dụng từ trái nghĩa sao cho hiệu quả, phát huy được ý nghĩa biểu đạt.
* Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví du:
- Ngẩng (đầu) ... Cúi (đầu)... (bản dịch thơ Tĩnh dạ tứ)
- Trẻ (đi), già (trở lại nhà) (bản dịch thơ Hồi hương ngấu thư)
2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: - Già
- (Tuổi) già / (Tuổi) già /Tuổi trẻ;
- (Người) già / (người) trẻ.
- (Tuổi) già / (Rau) già / (Rau) non;
- (Cau) già /(Cau) non.
3. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Ví dụ:
- Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lý Bạch)
- Bên trọng bên khinh, Bước thấp bước cao, Mắt nhắm mắt mở (Thành ngữ).
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Bài này vừa sức, các em tự làm (Ví dụ: câu 1: lành / rách).
2. Bài này cũng không khó, chỉ cần suy nghĩ một chút là có thể làm được.
Mẫu: - tươi
- cá tươi / cá khô, cá ươn
- hoa tươi / hoa khô, hoa héo
3. Bài này gồm những thành ngữ rất quen thuộc. Các em tự điền từ trái nghĩa thích hợp.
4. Các em tự làm bài này. Chú ý tìm được những từ trái nghĩa thích hợp để sử dụng trong đoạn văn của mình.
B. Bài tập bổ sung
1. Tìm từ trái nghĩa trong bài ca dao: Nước non lận đận một mình...
2. Tìm những cặp từ trái nghĩa của từ lành trong: vị thuốc lành, tính lành, áo lành của từ chín trong: quả chín, cơm chun.
--------------------------HẾT--------------------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-trai-nghia-38062n.aspx