Trong hoạt động nói và viết chúng ta thường sử dụng những thành ngữ dân gian để tăng hiệu quả biểu đạt. Trong bài học hôm nay, các em hãy cùng chúng tôi soạn bài Thành ngữ để tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm nhận biết cũng như cách sử dụng thành ngữ sao cho phù hợp trong từng bối cảnh giao tiếp.
* Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa
hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, ...
Ví dụ: - Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.
- Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.
3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, ...
Ví dụ: - Người này khỏe như gọi (vị ngữ)
- Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ) .
- Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)
- Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)
4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Ví dụ: - Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.
- Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK.
1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu đã cho.
- Câu a có 2 thành ngữ, câu b có 2 thành ngữ, câu c có 1 thành ngữ các em đọc chậm các câu văn thì sẽ tìm thấy các thành ngữ này).
- Giải thích nghĩa đối với những thành ngữ thuần Việt không khó, nhưng đối với những thành ngữ Hán Việt, các em cần tra từ điển để giải thích đúng nghĩa (Từ điển Hán Việt hay Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt).
2. Để làm được bài tập này, các em cần xem lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi đã học ở lớp 6.
3. Bài tập này dễ, các em tự làm.
4. Các em tự sưu tầm và giải nghĩa (có thể hỏi cha mẹ, .. hoặc tìm trong sách).
B. Bài tập bổ sung
1. So sánh các cặp câu sau đây xem cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
a) Sáu tự đắc vì đã đi guốc vào bụng họ, khoái chí cười hờ hờ (Nam Cao - Sống mòn).
a') Sáu tự đắc vì đã hiểu rõ họ, khoái chí cười hờ hờ.
b) Mẹ anh đã thắt lưng buộc bụng nuôi anh (Võ Huy Tâm - Vùng mỏ).
b') Mẹ anh đã dè sẻn, tằn tiện để nuôi anh.
2. Giải thích các thành ngữ: Nước đổ lá khoai, Kiến bò bụng, Đàn gảy tai trâu.
3. Nghĩa của hai thành ngữ Thẳng như ruột ngựa, Ruột để ngoài da khác nhau như thế nào?
------------------HẾT----------------------
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 7 của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thanh-ngu-38271n.aspx