Sau khi hoàn thành xong chương trình Ngữ văn 7, tập 2, em đã học được những kiến thức gì? Hãy cùng ôn lại trong Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II, Ngữ văn 7 - Cánh Diều, trang 95 do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây nhé.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II ngắn gọn, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
I. Nội dung ôn tập
1. Đọc hiểu văn bản
Câu hỏi 1 trang 95 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 2 trang 96 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 3 trang 96 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
- Những điểm cần chú ý về cách đọc truyện ngụ ngôn:
+ Nhân vật chính và bối cảnh trong truyện.
+ Bài học rút ra từ câu truyện.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc thơ:
+ Vần và nhịp thơ.
+ Các biện pháp tu từ.
+ Từ ngữ và hình ảnh trong thơ.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc kí:
+ Chất trữ tình trong bài kí.
+ Cái "tôi" của tác giả.
+ Ngôn ngữ của bài kí.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc văn bản nghị luận:
+ Lí lẽ và bằng chứng của bài văn.
+ Sự mạch lạc và liên kết trong bài văn.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc văn bản thông tin:
+ Cách triển khai ý tưởng và thông tin.
+ Cước chú và tài liệu tham khảo.
+ Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Câu hỏi 4 trang 96 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 5 trang 96 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
2. Viết
Câu hỏi 6 trang 97 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 7 trang 97 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Ví dụ Bài 8 chủ đề "Nghị luận xã hội":
- Các văn bản đọc hiểu bàn về lòng yêu nước và đức tính giản dị.
- Phần Viết có yêu cầu: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi "Thế nào là lối sống giản dị?".
- Phần Nói và nghe lại lấy nội dung chính của phần Viết để trình bày: Thảo luận nhóm về vấn đề: "Thế nào là lối sống giản dị?".
=> Vấn đề trọng tâm trong phần đọc hiểu sẽ làm đề tài và nội dung cho phần nói và nghe.
Câu hỏi 8 trang 97 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
- Quy trình viết bốn bước gồm có: Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.
- Phân tích quy trình viết bốn bước:
+ Phần chuẩn bị: giúp học sinh xác định được kiến thức cần quan tâm và chuẩn bị
+ Phần tìm ý là lập dàn ý: Đưa ra những câu hỏi để tìm ý, phát triển những câu hỏi đó thành nội dung chính của bài viết rồi lập dàn ý.
+ Phần viết: Viết bài văn theo dàn ý đã lập.
+ Kiểm tra và chỉnh sửa: Kiểm tra chính tả, câu từ, nội dung của bài viết.
3. Nói và nghe
Câu hỏi 9 trang 97 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7 tập 2:
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc (về nội dung một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích) sau khi đọc một bài thơ.
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống bằng cách đưa ra lí lẽ rõ ràng, kết hợp với bằng chứng đa dạng để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.
- Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Viết bản tường trình.
=> Nội dung phần đọc hiểu sẽ làm đề tài cho phần viết.
4. Tiếng Việt
Câu hỏi 10 trang 97 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
- Bài 6: Nói quá, nói giảm - nói tránh.
- Bài 7: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
- Bài 8: Liên kết và mạch lạc trong văn bản.
- Bài 9: từ Hán Việt.
- Bài 10: Thuật ngữ.
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
II. Tự đánh giá cuối học kì II
1. Đọc hiểu
Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm trang 98, 99,100, sgk Ngữ văn 7 - tập 2.
Câu hỏi 10 trang 111 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2
Bởi vì chúng em sau này sẽ lớn lên, trở thành trụ cột của nước nhà nên nếu chúng em học tập tốt, có nhiều kiến thức thì sẽ xây dựng được đất nước giàu đẹp hơn.
2. Viết
Đề bài: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Bài thơ "Những cánh buồm" của tác giả Hoàng Trung Thông là bài thơ em yêu thích nhất trong sách Ngữ văn 7, tập 2. Em rất ấn tượng với hình ảnh "Hai cha con bước đi trên cát/ Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh". Đây giống như là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Vào một buổi sớm trên biển, người cha nắm tay đứa con bé nhỏ của mình đi về phía bờ cát ngắm nhìn những cánh buồm, ánh mặt trời chiếu xuống càng làm biển cả lấp lánh và cũng làm cái nắm tay giữa cha và con ấm áp hơn. Đó là hình ảnh của tình phụ tử rất thiêng liêng cao quý. Em bỗng nhớ tới ngày còn bé được bố đưa ra biển, bố cũng dắt tay và nô đùa cùng em trên bãi cát. Khi đọc bài thơ "Những cánh buồm", em thấy kí ức ùa về trước mắt, càng thấy yêu hơn hai câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đẫm tình cảm ấy.
Đề bài: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Trong thế giới muôn hình muôn vẻ, mỗi người có một cá tính, một tư duy và lối sống khác nhau. Là những con người văn minh hiện đại, chúng ta nên tôn trọng phong cách của mọi người. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em rất không đồng ý với ý kiến này, em cho rằng đây là một ý kiến phiến diện, không đúng đắn.
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu giản dị và lạc hậu quê mùa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Giản dị là cách sống không xa hoa, cầu kì, còn lạc hậu là những điều cũ kĩ, không còn phù hợp với thời đại. Vậy nên không thể đánh đồng giản dị là lạc hậu, quê mùa vì hai điều này hoàn toàn khác nhau.
Ăn mặc, sinh hoạt giản dị là một lối sống tốt đẹp. Sống giản dị sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thứ. Những vật dụng trong nhà cũng sẽ được cân nhắc cẩn thận trước khi mua, tránh việc mua về rồi không dùng đến gây lãng phí tiền, làm cho không gian sống thêm phần chật chội. Thời trang và thực phẩm là hai nền công nghiệp gây lãng phí nhiều nhất. Trong khi trẻ em châu Phi vẫn chết vì nạn đói thì chúng ta thường mua rất nhiều thực phẩm để lâu ngày không ăn hết rồi lại vứt đi. Thời trang cũng vậy, những món đồ hợp mốt giá rẻ thường có chất lượng vải thấp, mặc vài lần là hỏng. Các món đồ ấy thải ra môi trường trong thời gian ngắn gây ô nhiễm rất nặng nề. Chính vì vậy, ăn mặc, sinh hoạt giản dị không chỉ giúp bản thân tiết kiệm, mà còn có lợi ích lâu dài cho mọi người.
Cách đánh giá con người không phải nằm ở việc bạn có mặc những món đồ hợp mốt, có ăn đồ ăn đắt tiền hay sở hữu iphone, máy tính đắt đỏ hay không. Nó nằm ở việc những món đồ bạn mặc có sạch sẽ, phẳng phiu hay không, không gian sống của bạn có gọn gàng ngăn nắp không, thức ăn bạn sử dụng có tốt cho sức khỏe của bạn không. Đó mới là tiêu chuẩn sống thực thụ mà chúng ta nên theo đuổi. Như vậy, sống giản dị là một lối sống thông minh mà mọi người nên hướng đến.
Trong đời sống hiện đại, có rất người chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí, gây hại cho bản thân nhưng lại khoác cho nó tấm áo "YOLO" với tuyên ngôn "chỉ sống một lần trong đời nên phải ăn ngon mặc đẹp". Hoặc có những người ăn mặc, sinh hoạt xuề xòa, lôi thôi, không chịu cập nhật và phát triển, sống núp dưới cái bóng "sống giản dị" khiến cho mọi người có suy nghĩ lệch lạc về lối sống của giới trẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn nhưng vẫn diễn ra rất nhiều.
Xu hướng sống tối giản bắt nguồn từ Nhật Bản đang được lan tỏa rộng rãi và cực kì mạnh mẽ. Khi có lối ăn mặc, sinh hoạt giản dị, ta sẽ tiết kiệm được cho bản thân và cho mọi người, đó không phải là quê mùa, lạc hậu mà là lối sống đúng đắn, phù hợp với thời đại.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-on-tap-cuoi-hoc-ki-ii-ngan-nhat-ngu-van-7-canh-dieu-75384n.aspx
Hi vọng rằng, qua bài soạn trên, em sẽ đánh giá được năng lực của mình để từ đó lên kế hoạch học tập cho tương lai nhé. Em có thể xem lại một số bài soạn, văn mẫu lớp 7 sau: Soạn bài Tự đánh giá bài 10 đầy đủ hoặc xem trước Soạn bài Đợi mẹ để chuẩn bị tốt bài học tiếp theo.