Trong bài soạn văn lớp 9 trước đó, các em học sinh đã được học về hai thành phần biệt lập của câu là thành phần tình thái và cảm thán, bài soạn Tiếng Việt này các em sẽ được học thêm hai thành phần biệt lập là gọi đáp và phụ chú. Các em tham khảo cách soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) để hiểu rõ hơn về hai thành phần này.
HOT Soạn văn lớp 9 đầy đủ, chi tiết
Thành phần phụ chú được thêm vào câu để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu còn thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hay duy trì quan hệ giao tiếp. Nội dung kiến thức về hai thành phần này cũng khá đơn giản với các em, tuy nhiên, để tiếp thu bài giảng trên lớp của các thầy cô một cách dễ dàng, các em cần chủ động chuẩn bị bài soạn chu đáo ở nhà. Trong phần soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) tài liệu soạn văn lớp 9 sau đây, chúng tôi đã tóm tắt lại các nội dung kiến thức và gợi ý làm các bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 9 trang 32, 33 để các em có định hướng làm bài tốt hơn.
1. Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) ngắn 1
I. Thành phần gọi – đáp
Câu 1
-Từ ngữ dùng để gọi: “ này”
-Từ ngữ dùng để đáp: “ thưa ông”
Câu 2
Từ ngữ in đậm dùng để gọi người khác ( này) hay đáp người khác ( thưa ông) không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 3
Từ ngữ dùng để tạo cuộc hội thoại: này
Từ ngữ dùng để duy trì cuộc hội thoại: thưa ông
II. Thành phần phụ chú
Câu 1: Nghĩa sự việc trong câu không bị thay đổi. Vì nó mang nghĩa bổ trợ không ảnh hưởng đến nghĩa chung của câu.
Câu 2:
Cụm “ và cũng là đứa con duy nhất của anh” là thành phần bổ trợ thông tin cho đối tượng
Câu 3:
Cụm từ bổ sung ý nghĩa thể hiện quan điểm của người viết về nhân vật trong truyện
III. Luyện tập
Câu 1
Thành phần biệt lập trong đoạn văn: này, vâng
Thể hiện quan hệ trên dưới, thân mật
Câu 2
Thành phần biệt lập chức năng gọi – đáp ( bầu ơi)
Câu 3
a. Phần phụ chú trong câu (kể cả anh) bổ sung thông tin của đối tượng
b.Phần phụ chú (Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ) bổ sung đối tượng thành phần thể hiện trách nghiệm
c. Phần phụ chú (Những người chủ thật sự của đất nước trong thời đaị mới) bổ sung thông tin đối tượng
d. Phần phụ chú (Có ai ngờ; thương thương quá đi thôi) bổ sung thông tin cảm thán
Câu 4
Thành phần phụ chú “kể cả anh” bổ sung thông tin chủ ngữ trong câu
Thành phần phụ chú “các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” bổ sung thông tin bộ phận chủ ngữ trong câu
Câu 5
Trẻ em – mầm non tương lai của đất nước, hôm nay sẽ là những thế hệ tinh hoa cho mai sau. Các em cần học hành chăm chỉ, siêng năng tham gia các câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ khoa học vui và tự mình khám phá thế giới theo cách riêng của mình.
2. Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) ngắn 2
----------------------HẾT------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-9-soan-bai-cac-thanh-phan-biet-lap-tiep-theo-30521n.aspx
Sau bài Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo), các em có thể chuẩn bị trước nội dung bài học sắp học qua việc tham khảo: Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội, Ngữ văn lớp 9