Nội dung soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm sẽ hướng dẫn các em tìm ý cho bài văn biểu cảm: hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc, qua đó các em có thể áp dụng thực hành khi viết văn biểu cảm để tăng hiệu quả biểu đạt, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Hướng dẫn giải:
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
Ví dụ:
- Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại: nghĩ về con gà đất, một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ và mở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
- Liên hệ hiện tại với tương lai: đoạn văn nói về cây tre Việt Nam trên bước đường đi tới tương lai của đất nước (Thép Mới).
- Tưởng tượng những tình huống gợi cảm: tưởng tượng những tình huống đối với cô giáo thân yêu (A-mi-xi); liên tưởng hai vùng đất cực bắc và cực nam của Tổ quốc để thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước (Nguyễn Tuân).
- Vừa quan sát vừa suy ngẫm : đoạn văn nói về "u tôi” (Tô Hoài).
2. Dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
Ví dụ: Các em có thể chứng minh điều này qua các đoạn văn viết về con gò đất, về cô giáo và về u tối,
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a) Cảm xúc về vườn nhà
b) Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo, ...)
c) Cảm xúc về người thân
d) Cảm xúc về mái trường thân yêu
- Bốn để bài này đều quen thuộc, gần gũi với các em. Tuy vậy, cũng nên chọn một đề mà em cảm thấy có nhiều cảm xúc nhất (có nhiều kỉ niệm, gắn bó, nhiều mối quan hệ, do đó mà nảy sinh nhiều tình cảm đối với đối tượng đó).
- Chọn đề rồi, em hãy suy nghĩ về đề đó để lập ý cho bài văn biểu cảm của mình.
Ví dụ: Nếu chọn đề Cảm xúc vườn nhà thì có thể lập ý như sau:
1. Xác định, hình dung khu vườn nhà em từng có (hoặc mơ ước sẽ có). Do đâu mà bỗng nhiên em lại nhớ đến khu vườn nhà, muốn viết về khu vườn để bày tỏ cảm xúc của mình với khu vườn.
2. Miêu tả khu vườn để bất nổ cảm xúc của em đối với khu vườn:
- khu vườn đẹp, đáng yêu như thế nào? → tình cảm yêu mến.
- khu vườn có những kỉ niệm gì đối với em? → gắn bó.
- nếu thiếu nó, cuộc sống gia đình em sẽ ra sao? → không thể thiếu được.
- ai đã tạo lập, chăm bón cho khu vườn xanh tốt? → bày tỏ lòng biết ơn.
- những ngày hè nóng nực, khu vườn sẽ cho em cảm giác gì? → mát mẻ, thích thú.
Trên cơ sở lập ý (tìm ý cho bài văn), em tiến hành lập dàn bài.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.
Thân bài: - Lai lịch vườn
- Miêu tả vườn (những nét đặc sắc nhất)
- Vườn và cuộc sống buồn, vui của gia đình
- Vườn và sự lao động, chăm bón của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa (những nét tiêu biểu)
=> Nhằm bật nổi cảm xúc đối với khu vườn
Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà.
Nếu có điều kiện, các em thực hành lập ý đề bài Cảm xúc về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...). Có thể tham khảo những gợi ý trong SGK tr. 122.
----------------------HẾT-----------------------
Phò giá về kinh là bài học nổi bật trong Bài 5 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 7, học sinh cần Soạn bài Phò giá về kinh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cach-lap-y-cua-bai-van-bieu-cam-38059n.aspx