Nội dung soạn bài Đại từ sẽ giúp các em củng cố kiến thức về đại từ bao gồm: Khái niệm, các loại đại từ và giúp các em rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào giải những dạng bài tập cụ thể.
Soạn bài Đại từ trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 1
SOẠN BÀI ĐẠI TỪ (CÁCH 1)
I. Thế nào là đại từ?
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nó: trỏ nhân vật "em tôi"
b. Nó: trỏ con gà của anh Bốn Linh.
Cơ sở nhận biết : dựa vào ngữ cảnh và nghĩa các câu đứng trước, đứng sau.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ việc "đem chia đồ chơi". Điều này thấy được khi đọc các câu văn trước.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Từ "ai" trong bài ca dao dùng để hỏi.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên đóng vai trò chủ ngữ, phụ ngữ cho danh từ, phụ ngữ cho động từ.
II. Các loại đại từ:
1. Đại từ để trỏ
a. trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)
b. trỏ số lượng
c. trỏ hoạt động, tính chất
2. Đại từ để hỏi
a. hỏi về người, sự vật
b. hỏi về số lượng
c. hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a.
b. "mình" trong câu "Cậu giúp đỡ mình với nhé!" thuộc ngôi thứ nhất số ít. Còn hai từ "mình" ở câu thơ thuộc ngôi thứ hai số ít.
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm ví dụ tương tự:
- Cháu mời ông bà xơi cơm.
- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!
- Hôm nay, mẹ có đi làm không?
- Cô chờ ai đấy?
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu:
- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.
- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.
- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, em nên xưng hô tôi, mình, tớ, bạn, cậu,… Nếu ở trường, lớp có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự, chúng ta nên đưa ra lời góp ý, lời khuyên với bạn.
Câu 5* (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): So với tiếng Anh:
- Số lượng: của tiếng Việt đa dạng, phong phú hơn (ví dụ từ you – mang nghĩa số nhiều và số ít).
- Ý nghĩa biểu cảm: đại từ tiếng Việt biểu cảm tinh tế. Ví dụ: từ "you" trong tiếng anh có nghĩa là người ở ngôi thứ hai, trong tiếng Việt có thể là "mày, bạn, cậu,…"
Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 7 hơn
- Soạn bài Những câu hát than thân
- Soạn bài Những câu hát châm biếm
- Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản
SOẠN BÀI ĐẠI TỪ (CÁCH 2)
I. Thế nào lại đại từ
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi.
- Từ nó ở đoạn văn hai trỏ con gà của anh Bốn Linh.
Nhờ vào các từ ngữ mà nó thay thế ở các câu văn trước mà ta biết nghĩa của hai từ nó.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ thế ở đoạn 3 chỉ việc phải chia đồ chơi.
Nhờ vào sự việc từ thế thay thế ở ở câu trước ta hiểu nghĩa của nó.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Từ ai rong bài ca dao dùng để hỏi.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Vai trò ngữ pháp của
- Từ nó ở câu a: chủ ngữ
- Từ nó ở câu b: phụ ngữ của danh từ
- Từ thế câu c: phụ ngữ động từ
- Từ ai câu d: chủ ngữ
II. Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ
a. Các từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, mày , hắn ,nó,.... dùng để trỏ người, sự vật
b. Các đại từ bấy nhiêu, bấy dùng để trỏ số lượng
c. Các đại từ vậy, thế dùng để chỉ hoạt động tính chất, sự việc
2. Đại từ để hỏi
a. Các đại từ ai, cái gì,... hỏi về người sự vật
b. Các đại từ bao nhiêu, mấy dùng hỏi số lượng
c. Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt tính chất sự vật
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 56 Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Xếp các đại trỏ người ,sự vật
b. Đại từ mình trong câu Cậu giúp đỡ mình với nhé thuộc ngôi tứ nhất
Đại từ mình trong câu ca dao:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
thuộc ngôi thứ hai.
Bài 2 (trang 57 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Khi xưng hô một số danh từ như ông bà, cha mẹ,... được dùng như đại từ xưng hô
- VD:
+ Hôm qua cháu gặp bà
+ Mai mẹ đi chơi với con nhé
+ Bố ơi, bố đi đâu thế ạ?
+ Hôm qua con tới thăm chú
Bài 3 (trang 57 Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặt câu với:
- Ai: Mỗi chúng ta ai cũng có một cá tính riêng.
- Sao: Dù sao cũng phải hoàn thành công việc này trong hôm nay.
- Bao nhiêu: Có biết bao nhiêu xương máu của ông cha đã đổ xuống mảnh đất này.
Bài 4 (trang 57 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Đối vói các bạn cùng lớp cùng lứa tuổi nên xưng tôi, tớ gọi tên bạn hoặc gọi là cậu, bạn
- Nếu thấy hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự chúng ta cần nhắc nhở bảo ban nhau
Bài 5 (trang 57 Ngữ Văn 7 Tập 1):
- So sánh sự khác nhau giữa xưng hô tiếng Anh và Tiếng Việt ta thấy từ xưng hô tiếng Việt phong phú hơn về số lượng so với tiếng Anh ,tùy theo mức độ tình cảm giữa hai người mà có nhiều cách xưng hô khác nhau
- Ví dụ trong tiếng Anh ngôi thứ nhất chỉ có một từ “ I” để chỉ trong khi đó tiếng Việt có thể là tôi( với người bằng tuổi mình), là tao( với nguời nhỏ hơn), là con ( với người lớn tuổi hơn vói sự kính trọng),.....
---------------------HẾT----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dai-tu-37697n.aspx
Bên cạnh Soạn bài Đại từ, Soạn bài Những câu hát châm biếm là một trong những tài liệu mà các em học sinh cần tìm hiểu. Hãy tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 nhé.