Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích Bài ca Côn Sơn (trích Côn Sơn ca)
2. Thân bài
* Bức tranh thiên nhiên qua cảnh vật Côn Sơn:
- Âm thanh của tiếng suối chảy rì rầm: Không gian yên tĩnh, tĩnh mịch kết hợp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ.
+ Được gợi từ âm thanh nhưng tiếng suối ấy lại gợi ra hình ảnh
+ Tiếng suối rì rầm được tác giả so sánh như tiếng đàn cầm, du dương, êm dịu, trong trẻo góp phần làm thanh tĩnh tâm hồn của thi nhân khi trở về với thiên nhiên.
- Hình ảnh đá rêu phơi: Tươi tốt, sức sống mãnh liệt của cảnh vật.
+ Đá cằn cỗi, rêu vẫn chen chúc để sinh tồn và phát triển. trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, rêu vẫn bám trụ bền bỉ và thể hiện sức sống mãnh liệt.
+ Phiến đá cằn cỗi ấy mang trên mình một sức sống bất diệt mặc kệ phong ba bão táp
- Thông mọc như nêm: Thiên nhiên thoáng đãng, rộng mở, trong lành, sức sống tuôn trào.
- Bóng trúc râm: Bóng trúc rậm rạp, tươi mát.
* Bức tranh thiên nhiên qua phong thái nhà thơ: Đẹp, trong lành, nhàn nhã, thanh bình.
3. Kết bài
Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hoang sơ, đẹp, thể hiện nhân cách cao quý của tác giả.
Xem bài mẫu: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
Bài thơ Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7 bài số 6. Cùng với Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết liên quan đến tác phẩm như: Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ, Soạn bài Bài ca Côn Sơn, Nhân vật ta trong Bài ca Côn Sơn, Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-bai-ca-con-son-50395n.aspx