Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca

Côn Sơn ca là một trong những bài thơ nằm trong tập thơ "Ức trai thi tập" của thi nhân Nguyễn Trãi. Bài thơ là phong cảnh của Côn Sơn cùng những triết lí, suy ngẫm của nhà thơ với cuộc đời. Bài viết Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi sẽ giúp cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn và những tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Đề bài: Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich 12 cau dau bai con son ca

Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca


I. Dàn ý Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về 12 câu thơ đầu bài thơ "Côn Sơn ca".

2. Thân bài:

a. Bức tranh núi rừng Côn Sơn:

- Âm thanh tiếng suối:
+ Tiếng suối chảy róc rách nghe như tiếng du dương của "đàn cầm".
→ Thanh âm ấy khiến cho tâm hồn con người như được thanh lọc, được tưới mát (So sánh với Hồ Chí Minh : "Tiếng suối trong như tiếng hát xa")
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Lấy tiếng suối để miêu tả sự tĩnh tại của núi rừng.

- Hình ảnh của đá núi:
+ Cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
+ "Đá rêu phơi": những hòn đá lâu đời, đã mọc rêu.
+ So sánh "đá" với "chiếu" khiến Côn Sơn trở nên thân thuộc như một ngôi nhà.

- Bức tranh về rừng thông của Côn Sơn: So sánh rừng thông như "nêm" cho thấy mật độ dày, mọc chen chúc của những cây thông.
- Khung cảnh rừng trúc: Sử dụng các từ ngữ như "bóng trúc râm", "màu xanh mát" để miêu tả vẻ đẹp của rừng trúc.
=> Khung cảnh thiên nhiên yên bình, nên thơ.

b. Tâm trạng và suy tư của nhân vật trữ tình:

- Đại từ "ta" lặp lại 5 lần gắn với các hoạt động "nghe", "ngồi", "nằm", "ngâm thơ" trong khung cảnh thiên nhiên cho thấy sự ung dung, nhàn nhã, giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.

- Sống giữa thiên nhiên, núi rừng, Nguyễn Trãi mới thấu hiểu được những triết lí ở đời:
+ "Về đi": Như một lời thúc giục, mời gọi, thoát khỏi những vướng bận.
+ "Nửa đời": quãng thời gian mà Nguyễn Trãi cống hiến cho triều đình nhưng những cuộc đấu đá chốn quan trường làm ông chán ghét.
+ Câu hỏi "Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?": Như một lời nhắc nhở ông về quãng thời gian đã qua.
+ "Chín vạc" hay cửu đỉnh: thể hiện cho quyền lực ở xã hội phong kiến.
+ Câu hỏi "Muôn chung chín vạc làm gì?": Lời tự hỏi, tự nhủ của Nguyễn Trãi rằng quyền lực ở đời liệu có tác dụng gì chăng.
+ "Cơm rau nước lã": Chỉ cuộc sống bình dị chốn thôn quê, đây là cuộc sống mà Nguyễn Trãi mong muốn.
=> Sau những năm tháng sống trong triều chính, Nguyễn Trãi nhận ra rằng quyền lực cũng không đem lại cho ta điều gì.

3. Kết bài:

Khái quát giá trị của 12 câu thơ đầu


II. Bài văn mẫu Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca (Chuẩn)

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới đồng thời cũng là một thi nhân với sự nghiệp văn thơ đồ sộ. Các tác phẩm chính của ông bao gồm "Ức trai thi tập", "Quốc âm thi tập", "Chí Linh sơn phú". Trong đó, bài thơ "Côn Sơn ca" là tác phẩm thuộc tập thơ "Ức trai thi tập", được viết khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn sau khi bị chèn ép và phải cáo quan về quê. Mười hai câu thơ đầu đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng; đồng thời cho thấy những suy tư của nhà thơ về cuộc đời.

Côn Sơn là dãy núi thuộc Chí Linh, Hải Dương, đây là nơi ông ngoại của Nguyễn Trãi - Trần Nguyên Đán đã từng ở ẩn. Vì vậy mà ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Trãi đã vô cùng thân thuộc với nơi đây. Có lẽ chính vì vậy mà nhà thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên Côn Sơn với vẻ đẹp vô cùng trong trẻo:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

Bức tranh thiên nhiên được mở ra bằng khung cảnh của những dòng suối đang róc rách chảy. Tiếng chảy của chúng nghe êm đềm, dìu dặt như tiếng đàn. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng phép so sánh "như tiếng đàn cầm" để cho thấy thanh âm trong trẻo, du dương của tiếng suối chảy. Thanh âm ấy âm vang khiến cho con người ta cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc, được tĩnh tại hơn muôn phần. Nguyễn Trãi không chỉ cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Côn Sơn bằng thính giác mà còn bằng thị giác, xúc giác:

"Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm"

Dùng tiếng suối để khắc hoạ cái yên tĩnh của núi rừng và giữa sự yên tĩnh ấy là sự thảnh thơi, tự tại của nhà thơ. Dừng chân nghỉ bên một tảng đá rêu phơi mà thi nhân như cảm tưởng được ngồi ở chiếu cỏ ấm áp, êm dịu. Cách miêu tả đá cũng thật độc đáo làm sao, chưa từng có nhà thơ nào lại có cách miêu tả như thế! Những tảng đá phơi sương phơi nắng, mang trong mình bề dày của lịch sử, là đại diện của thiên nhiên lâu đời, "rêu phong" xanh biếc lại là nơi dừng chân lí tưởng của thi nhân khi đến nơi đây vãn cảnh. So sánh "đá" với "chiếu" khiến cho thiên nhiên ở Côn Sơn trở nên thật gần gũi, như một ngôi nhà lớn bao bọc lấy nhà thơ của chúng ta. Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn không chỉ có đá, có suối trong mà còn có cả những cây thông cao vút mọc giữa những "ghềnh" đá:

"Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm"

Ghềnh là nơi có độ dốc cao của một dòng sông, con suối, tưởng chừng như chỉ có nước và đá thì ở đó lại có vô vàn những cây thông mọc lên tua tủa. Chúng "chen chúc" nhau, ganh đua nhau để mọc lên rậm rạp giữa "ghềnh", khiến nhà thơ cảm tưởng như chúng được "nêm" vào, chêm vào, lèn thật chặt. Lời so sánh "mọc như nêm" đã khiến cho chúng ta có thể tưởng tượng được mức độ rậm rạp của những rừng thông nơi đây. Không chỉ vậy, giữa Côn Sơn còn có rừng trúc xanh, tươi đẹp, khiến cho ta say đắm:

"Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn"

Trúc vốn là loài cây đặc trưng cho những khu rừng cao. Trúc thường mọc thành rừng, vậy nên ở đây Nguyễn Trãi đã sử dụng các từ ngữ như "bóng trúc râm" hay "màu xanh mát" để miêu tả về khu rừng trúc của Côn Sơn. Cảnh đẹp của Côn Sơn được mở ra bằng tiếng suối, khép lại bằng bóng mát của "trúc" xanh.

Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, thi nhân hoà mình, ung dung, nhàn tản và có những suy ngẫm sâu sắc. Thiên nhiên ở nơi đây không đẹp rực rỡ mà mang tới cho con người ta sự yên bình, tĩnh tại, khiến cho tâm hồn ta thêm tươi mát. Điệp từ "ta" xuất hiện liên tục cùng với các từ chỉ hoạt động như: "nghe", "ngồi", "nằm", "ngâm thơ" gắn với khung cảnh thiên nhiên cho thấy sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Sống giữa thiên nhiên, giữa đất trời rộng lớn, tự tại, thênh thang khiến cho nhà thơ như được "ngộ" ra rằng:

"Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì
Cơm rau nước lã nên tùy phận thôi"

"Về đi" như một lời thúc giục, một lời gọi mời trở về để thoát khỏi những "lo toan", những "bụi trần" còn "vướng". "Nửa đời" là thời gian mà Nguyễn Trãi đã cống hiến cho sự nghiệp của nhà Lê, chính vì thế khi ra đi không khỏi có sự tiếc nuối. Thế nhưng, ông lại chán ghét vô cùng những cảnh đấu đá chốn quan trường vậy nên sự tận trung của ông có lẽ cũng đã vẹn. Câu hỏi "Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?" như một lời nhắc nhở của ông tới chính bản thân mình, cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông về ở ẩn "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người tới chốn lao xao". Nguyễn Trãi đã đi cùng Lê Lợi trong những năm tháng đầu tiên dựng lên nhà Hậu Lê, là những công thần đầu tiên của triều đại này. Ấy vậy mà chính nhà vua lại nghi ngờ ông, nghe những lời gièm pha mà không tin tưởng ông. Chính vì thế, Nguyễn Trãi dường như đã mất đi niềm tin ở chốn quan trường ấy. Vậy nên ông mới tự nhủ rằng:

"Muôn chung chín vạc làm gì
Cơm rau nước lã nên tùy phận thôi"

"Chín vạc" hay "cửu đỉnh" là biểu tượng cho quyền uy trong xã hội phong kiến. Câu hỏi của ông "Muôn chung chín vạc làm gì" như một lời tự nhủ rằng quyền lực ở đời rồi cũng để "làm gì", có ích lợi gì chăng. Cuộc sống bình dị, dân dã "cơm rau nước lã" mới là cuộc sống mà ông lựa chọn, là số phận mà ông muốn. Giống như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"

Họ - những vị quan thanh liêm, tài giỏi, thà lựa chọn cuộc sống ở quê, ăn "cơm rau nước lã", chứ nhất quyết không muốn rơi vào vòng xoáy của quyền lực, để lại ô nhục muôn đời. Bốn câu thơ cuối là những lời tâm sự của Nguyễn Trãi về cuộc đời. Những câu hỏi mà ông đặt ra liên tục như một lời tự nhủ, một lời nhắc nhở về vòng danh lợi ở đời "làm chi", "làm gì" rồi cũng về với cát bụi. Những quan điểm đó của ông thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc của cuộc đời.

Qua mười hai câu thơ đầu của "Côn Sơn ca", chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn - nơi từng là quê hương hồi còn nhỏ của Nguyễn Trãi mà còn thấu hiểu được những triết lí nhân sinh về danh lợi mà thi nhân muốn truyền đạt.

---------------HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-12-cau-dau-bai-con-son-ca-68886n.aspx
Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn, tài năng, một nhân cách lớn, đẹp đẽ, một tâm hồn yêu thiên nhiên. Để khám phá thêm những nét đặc sắc của bài Côn Sơn Ca, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nghĩ của em về con người của Nguyễn Trãi qua Côn Sơn ca, Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn, Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi.

Tác giả: Trần Quốc Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ
Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Soạn bài Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
Cảm nghĩ của em về con người của Nguyễn Trãi qua Côn Sơn ca
Từ khoá liên quan:

phan tich 12 cau dau bai con son ca

, dan y phan tich 12 cau dau bai con son ca cua nguyen trai, suy nghi ve 12 cau dau bai con son ca cua nguyen trai,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tích phân lớp 12

    Lý thuyết và bài tập tích phân 12

    Tích phân lớp 12 là tài liệu giúp bạn ôn lại kiến thức toán Tích phân lớp 12 - đây một phần quan trọng trong phân môn Giải tích lớp 12, có mặt trong cả đề thi Tốt nghiệp và Đại học. Tuy nhiên, đây là phần Toán học khá ph ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.