Lục bát là thể thơ dân tộc với âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc nên được sử dụng khá phổ biến, vậy em đã biết gì về thể thơ này, cùng tham khảo bài văn Thuyết minh về thể thơ lục bát để bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về một thể loại văn học tiêu biểu nhé.
2 Bài văn mẫu Thuyết minh về thể thơ lục bát
I. Dàn ý Thuyết minh về thể thơ lục bát (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về thể thơ lục bát
2. Thân bài
- Thơ lục bát là gì?
+ Là thể thơ truyền thống của Việt Nam
+ Một bài thơ lục bát thường từ 2 câu trở lên, một câu lục sẽ được xen kẽ một câu bát làm thành một cặp câu.
- Nguồn gốc:
+ Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác thời gian xuất hiện của thơ lục bát.
+ Nhiều ý kiến cho rằng thơ lục bát được sử dụng từ thế kỉ XVI.
- Đặc điểm thơ lục bát:
+ Số câu: Không giới hạn số câu, một bài thơ có thể có một hoặc nhiều cặp lục bát
+ Nhịp thơ linh hoạt:
- Câu lục: Nhị 2/2/2; 2/4; 3/3
- Câu bát: 2/2/2/2; 4/4;3/5;2/6
+ Cách gieo vần:
- Tiếng thứ 6 trong câu lục và câu bát phải được hiệp vần với nhau
- Tiếng thứ 8 trong câu bát sẽ mở ra vần mới, vần này sẽ được bắt vần với tiếng thứ 6 của câu lục và câu bát tiếp theo.
3. Kết bài
Khẳng định vị trí, ý nghĩa của thơ lục bát:
- Là một trong hai thể thơ truyền thống của Việt Nam
- Thể thơ thấm đẫm tinh hoa văn hóa và vẻ đpẹ tâm hồn của người việt.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Thuyết minh về thể thơ lục bát, mẫu số 1:
Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, thường gọi là thơ " sáu , tám ". Phần lớn ca dao được viết bằng thơ lục bát:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Em là cô gái đồng trinh
Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè
"Truyện Kiều" của Nguyền Du dài 3254 câu thơ lục bát là kiệt tác số một trong nền thi ca cổ điển Việt Nam. Hầu như người làm thơ nào cũng có vài bài, dăm ba câu thơ lục bát.
Mỗi bài thơ lục bát có số câu không hạn định, bài ngắn thì 2 câu 4 câu, bài dài thì hàng trăm câu, hàng ngàn câu.
a. Luật bằng trắc.
Luật bằng, trắc trong thơ lục bát rất dễ nhận biết. Các câu chẵn 2, 4, 6, 8 được quy định như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục: B T B
Câu bát: B T B B
- Các chữ số lẻ (1, 3, 5): có thể trắc và bằng đều được.
- Chữ thứ 7 câu bát: phần lớn là trắc
- Chữ thứ 6 và thứ 8 câu bát đều bằng nhưng có sự phân biệt như sau:
+ Chữ thứ 6 là bằng (không dấu huyền) thì chữ 8 phải là bằng (có dấu huyền).
+ Chứ thứ 6 là bằng (có dấu huyền) thì chữ thứ 8 phải là bằng (không có dấu huyền).
Ví dụ:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
(Truyện Kiều)
Trường hợp ngoại lệ: Khi câu lục được tạo thành hai vế tiểu đối (3/3) thì chữ thứ hai chuyển thành trắc:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
hoặc:
Đỗ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho dầy túi tham.
(Truyện Kiều)
b. Vần thơ
Thơ lục bát vừa có vần chân vừa có vần lưng, tất cả đều là vần bằng. Cách gieo vần như sau:
- Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát;
- Chữ thứ 8 cầu bát vần với chữ thứ 6 câu lục;
- Cứ vận động luân chuyển như thế cho đến hết bài.
Ví dụ:
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Truyện Kiều)
- Trường hợp ngoại lệ: Chữ thứ 6 câu lục bắt đầu vần với chữ thử 4 câu bát.
- Ví dụ:
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy sáo măng.
(Ca dao)
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
(Ca dao)
c. Nhịp thơ
Nhịp thơ lục bát chủ yếu là nhịp chẵn: 2/2/2; 2/2/2/2; hoặc 4/4. Trường hợp đặc biệt mới có nhịp lẻ. Lúc đọc thơ lục bát cần chú ý thể hiện cho đúng để biểu cảm.
Tóm lại, trên đây là một vài điều cơ bản về thi pháp thơ lục bát cần biết để học và làm thơ lục bát.
Cùng xem thêm các nội dung về thơ lục bát
- Soạn bài Làm thơ lục bát
- Những bài thơ lục bát hay nhất
- Những bài thơ lục bát về thầy cô giáo
2. Thuyết minh về thể thơ lục bát, mẫu số 2:
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)
(Tố Hữu)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chăng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có xáo thì xáo nước trong T-T-B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B
Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.
Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Ngoài đối thanh còn có đối ý:
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...
Người thương/ơi hỡi/ người thương
Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng
Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi /Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.
Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...
Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
-----------------------------HẾT-----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-tho-luc-bat-42681n.aspx
Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc được cấu tạo bởi một câu lục và một câu bát. Bên cạnh thể thơ lục bát, các em có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình về các thể loại văn học tiêu biểu khác như: Thuyết minh về thể loại văn học Phú, Thuyết minh về thể loại văn học Trường ca, Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà Thuthuat.Taimienphi.vn đã giới thiệu và đăng tải trên hệ thống.