Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp của hình tượng Lục Vân Tiên, một con người nghĩa khí, chính trực và thấy được vẻ đẹp hiếu nghĩa, trọng tình nghĩa của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện trong đoạn trích.
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu, Ngắn 1
Câu 1: (Trang 115 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
- Truyện Lục Vân Tiên được xây dựng theo kết cấu truyền thống của phương Đông, có nhiều chương, nhiều hồi, theo mốc thời gian, xoay quanh diễn biến cuộc đời của tuyến nhân vật chính. Nhân vật chính luôn được xây dựng theo mô típ là người tốt khởi đầu gặp nhiều gian nan, vất vả, nhưng luôn được các quý nhân (thần, phật, hoặc người có chức tước,…) giúp đỡ, phò trợ vượt qua nguy hiểm, khó khăn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
- Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kết cấu này có ý nghĩa phản ánh hiện thực nhiều bất công ngang trái, tuy nhiên dù chuyện gì đi chăng nữa thì cuộc vẫn luôn luôn công bằng, người tốt ắt có được hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng trị. Đây là một quy luật đầy nhân văn hướng con người ta đến chữ Thiện, phản ánh niềm khát vọng muôn đời về một cuộc sống không còn bất công, oan trái, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ở hiền thì gặp lành.
Câu 2: (Trang 115 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
Qua đoạn trích nhận thấy Lục Vân Tiên đích thị là kiểu nhân vật chính tiêu biểu với những phẩm chất như sau:
- Trong lúc đánh cướp, ra tay nghĩa hiệp làm anh hùng cứu mỹ nhân.
+ Là con người của chính nghĩa khi thấy giặc cướp thì “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”, đây là lời thoại kinh điển trong các tác phẩm văn học.
+ Là người văn võ song toàn, trước thế giặc bủa vây dám một mình xông vào “tả đột hữu xông”, cái dũng cảm của Vân Tiên được ví với hình ảnh Triệu Tử Long phá vòng vây ở Đương Dang, giải cứu con trai Lưu Bị trong Tam quốc diễn nghĩa.
+ Là người tài giỏi phi thường, lấy một địch trăm, khiến bọn cướp “Lâu la bốn phía vỡ tan/Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”.
- Trong lúc đối đáp với Kiều Nguyệt Nga:
+ Thể hiện đức tính cẩn thận, ân cần, hiểu biết lễ nghi nam nữ khác biệt của người đọc sách thánh hiền qua câu “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”.
+ Biết cách quan tâm, che chở người gặp nguy khốn, ra sức thăm hỏi để tìm đường giúp đỡ Kiều Nguyệt Nga.
+ Làm việc nghĩa không trông đợi được trả ơn, đối với Vân Tiên đây là lẽ thường, chỉ là tiện tay thấy chuyện bất bình chẳng tha, câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, thể hiện sâu sắc tấm lòng quân tử, anh hùng của Lục Vân Tiên.
Câu 3: (Trang 115 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
Với tư cách là người chịu ơn Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn chuẩn mực của người phụ nữ thời bấy giờ.
- Xuất thân tiểu thư khuê các, yểu điệu thục nữ, có học thức tài hoa, xinh đẹp lại dịu dàng, cách nói chuyện nhã nhặn, mực thước, thể hiện sự khiêm nhường, lễ độ, lòng biết ơn sâu sắc. Tự xưng “tiện thiếp – chàng”, xem Lục Vân Tiên là bậc quân tử, muốn vái lạy thể hiện sự kính trọng sâu sắc, rất coi trọng lễ nghi, phép tắc.
- Là cô gái thông minh, hiểu lý lẽ, bình tĩnh đáp lời Lục Vân Tiên rất trôi chảy, văn nhã, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa, không dư cũng không thiếu, rất đúng mực.
- Trước cái ơn nghĩa to như núi của của chàng Lục, chẳng những là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết một đời mình, Kiều Nguyệt Nga lại bối rối không biết phải trả ơn sao cho đủ “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Và cuối cùng, như bao câu chuyện quen thuộc khác, để đáp nghĩa nàng đã nguyện trao thân gửi phận vào chàng quân tử mới gặp một hồi, quả thực lần trả ơn này đủ lớn, đủ xứng đáng cho Lục Vân Tiên. Cuộc đời người con gái chỉ có một lần, tấm lòng trọng ơn nghĩa của Kiều Nguyệt Nga thật trân quý biết bao!
Câu 4: (Trang 115 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
- Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà thơ mù, ông cảm nhận mọi thứ thông qua việc lắng nghe và cảm nhận bằng trái tim, chính vì vậy nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. Tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua cách nhân vật đối nhân xử thế, các hành động, lời nói khi gặp nguy hiểm hay khi đối đáp bình thường.
- Truyện Lục Vân Tiên khá giống với thể loại truyện dân gian, nhân vật tốt xấu phân minh, yêu ghét rõ ràng. Trình tự câu chuyện theo thời gian, xoay quanh cuộc đời tuyến nhân vật chính, đề cao tư tưởng người tốt ắt được đền đáp xứng đáng.
Câu 5: (Trang 115 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Trả lời:
- Tác giả dùng ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc, mang màu sắc Nam Bộ gần gũi, không quá trau chuốt, văn vẻ trong từ ngữ. Nhưng chính điều này lại giúp một tác phẩm dài như Lục Vân Tiên dễ đi vào lòng người nghe, người đọc hơn vì sự tự nhiên, thân thuộc trong các vần thơ.
- Sắc thái ngôn ngữ có sự thay đổi theo diễn biến truyện, lúc giáp mặt với cướp, giọng Vân Tiên mang màu cương quyết, mạnh mẽ, đầy chính nghĩa, bọn cướp thì kiêu ngạo, hung hăng. Lúc trò chuyện, ngôn ngữ của Kiều Nguyệt Nga thì lễ độ, nhẹ nhàng, xúc động, Lục Vân Tiên thì ân cần, chân thành, đúng mực.
Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9
- soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu, Ngắn 2
Bố cục:
- Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Phần 2: Còn lại: Cuộc nói chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Soạn bài:
Câu 1 (trang 115 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khuôn mẫu của truyện cổ tích: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 2 (trang 115 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình"
- Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên
- Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
Câu 3 (trang 115 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thà. Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng nguyện lấy thân mình để trả ơn cho chàng. Nàng là một người trọng tình nghĩa, có ơn phải trả.
Câu 4 (trang 115 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Nhân vật trong đoạn trích chủ yếu được miêu tả qua hành động cử chie. Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện dân gian đã được học.
Câu 5 (trang 115 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
LUYỆN TẬP
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).
- Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.
- Vân Tiên:
+ Khi nói chuyện với Phong Lai: Cương quyết.
+ Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.
- Kiều Nguyệt Nga: giọng cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu, Ngắn 3
1. Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
2. Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
Trả lời:
- Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình”:
- Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
- Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?
Trả lời:
Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chân thành:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa
Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi
Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
4. Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?
Trả lời:
- Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ.
- Gần với truyện cổ tích.
5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
Trả lời:
Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
LUYỆN TẬP
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).
- Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.
- Vân Tiên:
+ Khi nói chuyện với Phong Lai: Cương quyết.
+ Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.
- Kiều Nguyệt Nga: giọng cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.
-----------------------HẾT------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-nguyen-dinh-chieu-lop-9-37874n.aspx
Trong những tác phẩm văn học của Việt Nam, Hoàng Lê nhất thống chí được học trong Ngữ Văn 9 là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc mà các em cần tìm hiểu kĩ soạn bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí để hiểu rõ những câu từ, ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong tác phẩm.