Soạn bài Làng của Kim Lân

Làng là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân trong kháng chiến. Soạn bài Làng dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu về tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của những người nông dân xưa qua hình tượng nhân vật ông Hai.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Làng, siêu ngắn 1

Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"): Ông Hai khi nghe tin tức chiến đấu của quân ta, trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Phần 2 (tiếp theo đến "cũng vợi đi được đôi phần"): Tâm trạng phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Niềm vui, niềm tự hào, xúc động của ông Hai khi nghe nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Truyện "Làng" đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống : ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng mình đi tản cư lại nghe được tin làng Chợ Dầu đi theo giặc, làng Chợ Dầu làm việt gian, lập làng tề. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

Câu 2:
a. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
- Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"
- Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.
- Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …
- Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù".
- Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên".

b. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ.

Câu 3: Câu chuyện giữa ông Hai với thằng con út là một đoạn truyện hết sức cảm động :
- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Qua lời trò chuyện của đứa con, ta thấy:
+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng. Ông muốn khắc ghi vào ký ức con ông rằng "Nhà ta ở làng chợ Dầu".
+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mang, với Bác Hồ. Đó là tình cảm sâu nặng, bền vững, không bao giờ thay đổi "chết thì chết có bao giờ đám đơn sai".
- Tình yêu làng quê, yêu đất nước đã gắn bó làm một, hòa quyện trong con người ông Hai trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng bền vững. Tình yêu ấy không chỉ riêng ở ông Hai mà nó chính là tình cảm của nhân vật Việt với làng quê, với đất nước.

Câu 4:
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện qua tình huống, cách miêu tả cụ thể - đặc biệt sự đặc tả tâm trạng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai.
Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 174 SGK) :
Chọn đoạn:
"Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...", cái câu nói đó của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ,..."
+ Đoạn trích thể hiện tâm trạng vô cùng rối ren phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nửa muốn quay về làng, nửa lại muốn từ bỏ cái làng ấy.
+ Ông Hai muốn quay về làng bởi dẫu sao đó cũng là mảnh đất gắn bó với ông, là quê hương ông luôn mong nhớ trong lòng.
+ Ông muốn từ bỏ làng bởi bây giờ làng đã theo Tây, đã thành làng bán nước, ông trở về làng nghĩa là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ nên ông không còn muốn quay về nữa.
+ Ông Hai vốn yêu làng, yêu nước, hai tình cảm ấy trong ông gắn bó với nhau, càng yêu làng ông lại càng đau khổ, dằn vặt, giận dữ khi nghe tin làng theo Tây.
+ Đoạn trích sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật.

Câu 2 (trang 174 SGK) :
+ Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Quê hương - Giang Nam.
+ Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh thấy được một cách chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước cũng như tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư như ông Hai.
- Đồng thời, thấy được nét hay của nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9

- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

 

Soạn bài Làng, siêu ngắn 2

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
- Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy len”, làm ông không thể không tin.
- Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư?”.
Suốt mấy ngàu sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài: “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”.
Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

Câu 3: Đoạn ông Hai trog chuyện với đứa con út:
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ.
Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông (ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”.)
+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”).

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả:
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ… đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
- Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật ông Hai. Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm:
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.
+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba).
+ Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

Luyện tập

Câu 1: Tham khảo đoạn văn sau:
Với người nông dân Việt Nam, có lẽ không có thứ tình cảm nào tự nhiên hơn tình yêu đất nước. Tình yêu ấy nhẹ nhàng thấm vào máu thịt qua tình cảm dành cho người thân, làng xóm, quê hương. Nó tưởng như xa xôi nhưng lại thật gần gũi, giản dị. Thấu hiểu những điều đó, nhà văn Kim Lân đã có một thiên truyện thật hay viết về tình yêu quê hương đất nước của người nông dân: “Làng”. Diễn biến tâm trạng nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật ông Hai là một thành công lớn của tác giả khi viết về đề tài tình yêu đất nước. Tin làng Chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn. bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại khố rách áo ôm”, từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực, ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần cùa viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy". Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.

Câu 2: Bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, những đoạn trong hồi kí tự truyện Tuổi thơ im lặng của Duy Khán (SGK Ngữ văn 6, tập hai)….
Nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện Làng ở hai điểm sau:
+ Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình.
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.

--------------------------HẾT-----------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lang-38297n.aspx
Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Mở bài truyện ngắn Làng của Kim Lân
Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân
Hãy nói lên cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
Phát biểu cảm nghĩ của về truyện Làng của Kim Lân
Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Từ khoá liên quan:

soan bai lang cua kim lan

, soan bai lang trang 162 sgk ngu van 9 tap 1, soan bai lang sieu ngan,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới