Soạn bài Luật Thơ, lớp 12

Các em hãy cùng tham khảo Soạn bài Luật thơ để nắm được số vần, số tiếng, nhịp, hài thanh của thể thơ Lục bát, Song thất lục bát, qua đó có thể thực hành làm một bài thơ tại lớp theo chủ đề tự chọn.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

1. Soạn bài Luật Thơ, Ngắn 1:

Câu 1. Khái quát
- Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.
- Thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:
+ Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
+ Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
+ Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi…

Câu 2. Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng).
- Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: 2-2-2.
- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ

Câu 3. Thể song thất lục bát (còn gọi là gián thất hay song thất)
- Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng)
- Vần: gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng
- Nhịp: 3 -4 ở hai câu thất và 2 – 2 – 2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực.

Câu 4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật
Gồm có hai thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú.

Câu 5. Các thể thơ hiện đại
Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể, từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ – văn xuôi. Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, tạo thành nhiều thể thơ hiện đại.

LUYỆN TẬP
a.Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm
- Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt, mịt
- Ngắt nhịp: nhịp 3 – 4.
- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằn.
b.Cảnh khuya – Hồ Chí Minh
- Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.
- Ngắt nhịp: Nhịp 3 - 4
- Hài thanh: theo mô hình sau:
Dòng 1: T-B-T
Dòng 2: B-T-B
Dòng 3: B-T-B
Dòng 4: T-B-T
-> Tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6.
 

2. Soạn bài Luật Thơ, Ngắn 2

LUYỆN TẬP
* Cách gieo vần:
- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): vần chân và vần lưng (nguyệt – mịt; mây – tay).
- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): vần chân và độc vận (một vần) (vần a: xa, hoa, nhà).
* Cách ngắt nhịp:
- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm): theo nhịp 3/4
Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây.
- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): theo nhịp 4/3
* Hài thanh:
- Trong hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát trong bài Chinh Phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).
T B B B B T T
T B B T T T B
- Trong bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
T T B B T T B
B B T T T B B
T B B T B B T
B T B B T T B
 

3. Soạn bài Luật Thơ, Ngắn 3

I. Kiến thức cơ bản

II. Luyện tập
   Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau : 

a.           

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây,
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…

(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

b.               

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

( Hồ Chí Minh )

Trả lời:
a)
cách gieo vần độc đáo: “ ay”(“Lay-tay-ngày”); “inh” ( Định-Chinh)
ngắt nhịp của đoạn thơ:   ba-hai-hai,hai-hai-hai,
hài thanh: Thanh bằng
b)
cách gieo vần : u( thụ- ngủ-ngủ),a( xa- nhà)
nhịp thơ khổ này là :  nhịp   bốn - ba; hai- hai- ba
hai thanh: trắc và bằng xen kẽ nhau

--------------------HẾT--------------------

Bài học nổi bật tuần 8, cùng học và Soạn bài Việt Bắc trang 99 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.

Ngoài ra, Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luat-tho-lop-12-37927n.aspx

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn văn lớp 12 mới nhất theo chương trình học
Soạn bài Hầu trời, Ngữ văn lớp 11
Soạn bài Tự tình (bài 2, Hồ Xuân Hương), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Luật thơ (tiếp theo)
Soạn bài Tỏ lòng (Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

soan bai luat tho lop 12

, soan bai luat tho, huong dan soan van bai luat tho,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 12

    Tuyển tập văn mẫu lớp 12

    Những bài văn mẫu lớp 12 dành cho những sỹ tử đang chuẩn bị vượt vũ môn. Đối với các em học sinh lớp 12 bên cạnh áp lực thi cử cuối năm, vượt qua các bài kiểm tra thì học sinh còn phải trải qua hai kỳ thi quan trọng và Tốt nghiệp và Đại học. Mặc dù trong những năm trở lại đây hình thức thi đã có nhiều thay đổi tích cực, song khối lượng kiến thức nhìn chung vẫn còn nặng, đòi hỏi người học cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt tay vào kỳ thi chính thức.

Tin Mới