Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội, lớp 12

Trong nội dung Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội, lớp 12 dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách lên ý tưởng, xây dựng dàn bài và hoàn thiện bài nghị luận hoàn chỉnh cho cả 3 đề bài trong SGK, qua đó giúp các em tự tin hơn khi viết bài tập làm văn.

SOẠN BÀI VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề 1. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Gợi ý làm bài
1. Mở bài:
– Tai nạn giao thông là vấn đề quốc nạn, mỗi ngày cướp đi hàng chục sinh mệnh, làm bị thương hàng chục người, phá hỏng nhiều tài sản cá nhân và xã hội.
– Vấn đề cần đặt ra là tuổi trẻ học đường cần phải hành động như thế nào để hạn chế những tai nạn thảm khốc đó?

2. Thân bài:
a) Tai nạn giao thông là vấn đề cấp thiết và nhức nhối nhất vào thời điểm thực tại ở nước ta, mỗi năm cướp đi sinh mạng của nhiều nghìn người.
- Bình quân mỗi ngày chúng ta có khoảng 40 người chết và bị thương do tai nạn giao thông.
- Nhiều người phải mang di chứng tàn tật suốt đời. Đây là vấn đề nhức nhối cho mỗi một cá nhân bị tai nạn và là gánh nặng cho cả gia đình lẫn xã hội. Những người này không chỉ không còn khả năng lao động mà còn kéo theo những dịch vụ chăm sóc y tế, sức khoẻ và dinh dưỡng từ cộng đồng.
- Nguy hại hơn, đại đa số người bị tai nạn là ở độ tuổi lao động. Độ tuổi có nhiều đóng góp cho gia đình, xã hội. Một khối lượng tài sản lớn không được làm ra mà phải bị tiêu tốn nhiều của cải vật chất cho họ.
- Giảm thiểu tai nạn giao thông có ý nghĩa bức thiết, lớn lao đối với toàn xã hội. Không ngăn chặn được vấn đề tai nạn giao thông thì không những về phương diện tinh thần mà cả về phương diện vật chất cũng chịu tác động nghiêm trọng. Nó sẽ là bước cản lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước.

b) Là những chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ học đường cần suy nghĩ và hành động thiết thực để giảm thiểu tai nạn giao thông.
-Trước hết cần tìm hiểu và học tập về luật an toàn giao thông. Phải có bằng lái xe trước khi tham gia giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi tham gia giao thông. Ví dụ: đi xe đúng làn đường qui định, không dừng đỗ trái phép, không phóng nhanh vượt ẩu, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy...
- Giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho mọi người. Có thái độ phê phán với những người có biểu hiện coi thường và không chấp hành luật an toàn giao thông.

3. Kết luận:
- Tai nạn giao thông rất đáng sợ nhưng chúng ta có thể hạn chế được nó.
- Chỉ bằng cách duy nhất là tìm hiểu và thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
- Tuổi trẻ học đường cần nghiêm chỉnh thực hiện, bên cạnh đó nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

Đề 2. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thunhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:
- Tình trạng trẻ em lang thang, không gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội. Vì những cảnh ngộ khác nhau, các em phải tự vào đời kiếm sống. Trong khi đó, những cám dỗ xấu, nhiều kẻ xấu luôn lợi dụng các em để làm những việc bất chính.
- Giải pháp thu nhận và giáo dưỡng những trẻ em này là việc làm thiết thực của bất kì một quốc gia tiên tiến và nhân đạo nào.

2. Thân bài:
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ là những mảnh đời khốn khó, tội nghiệp. Bản thân các em đâu có muốn một cuộc sống như thế, nhưng các em không có sự lựa chọn và cha mẹ các em cũng đâu có muốn để con mình rơi và cảnh ngộ đó.
- Các em có thể làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như đi bán báo, bán vé số, đánh xi giày... Trong những tình cảnh khốn cùng nhất, các em phải ăn xin, thậm chí là trộm cắp để có miếng ăn. Để có chỗ ngủ, các em phải tìm đến với đủ loại xó xỉnh để tìm được nơi giữ được chút hơi ấm qua đêm dài giá rét. Cạnh tranh để sinh tồn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các em.
- Sự thiếu thốn, đói khổ sẽ khiến nhân cách các em lệch lạc, khi trưởng thành, các em dễ trở thành tội phạm, người xấu, người ác..
- Mối quan tâm của xã hội và những nhà hảo tâm đối với các em là vô cùng cần thiết. Ở đây không chỉ là vấn đề từ thiện, là vấn đề nhân đạo tức thời mà là hành động có ý nghĩa vĩnh viễn, một chiến lược nhân đạo về con người. Khiến một người trở thành một công nhân tốt là khiến cho xã hội ấy tốt đẹp hơn mấy phần.
– Sự quan tâm đến số phận cá nhân là sản phẩm của một xã hội văn minh, nhân đạo. Trong những ngôi nhà tình thương ấy, trẻ em lang thang có đủ lượng thực để ăn, có đủ áo ấm để mặc, có đủ sách vở để học hành, có đủ tình thương, tình đồng loại để sống như một con người đứng nghĩa, được yêu thương và yêu thương mọi người.

3. Kết bài:
- Yêu thương và hành động vì những mảnh đời cơ nhỡ là việc làm thiết thực và cần thiết.
- Trẻ em lang thang, đói rách không có tội mà tội lối lớn nhất là ngoảnh mặt lại, không cho chúng một cơ hội để làm người.

3. Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nóikhông với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tíchtrong giáo dục”.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:
- Giáo dục luôn được mọi xã hội quan tâm. Giáo dục là kết tinh cao nhất tất cả các giá trị văn minh của một thời đại, một xã hội. Không có giáo dục sẽ không có tiến bộ xã hội. Giáo dục góp phần rút ngắn quá trình thu thập, lĩnh hội kiến thức để có đủ nhận thức kĩ năng cần thiết để con người tự tin bước vào đời.
- Ở nước ta giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Hằng năm nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để xây dựng trường lớp, trả lương cho giáo viên, đổi mới và cải cách chương trình giáo dục và sách giáo khoa… Tuy nhiên, dẫu đã nỗ lực hết sức, nhưng giáo dục của ta còn một số vướng mắc nhất định.
- Cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một cố gắng để chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

2. Thân bài:
- Nói không với những tiêu cực trong thi cử, gồm chống lại và xoá bỏ các biểu hiện sau:
+ Gian lận, quay cóp
+ Học tủ, học lệch
+ Thi hộ, thi kèm
+ Xin nâng điểm, chạy điểm

– Nói không với bệnh thành tích bao gồm các mặt sau:
+ Không chạy đua theo thành tích, không đặt ra vấn đề thành tích làm mục tiêu phấn đấu. Ví dụ: hạ tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp gần như 100% trên phạm vi cả nước.
+ Các Trường, các Sở Giáo dục không đặt vấn đề quá coi trọng, thanh tích như trước.
+ Giáo viên không nâng điểm cho học sinh để thực chất giáo dục và điểm không có sự chênh lệch.
- Bản chất của cuộc vận động này là chống căn bệnh hình thức chủ nghĩa, xoá bỏ những con số giả dối, không phản ánh đúng thực chất chất lượng của nền giáo dục nước nhà.

- Cuộc vận động là một cố gắng để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, giáo dục, đào tạo, để bồi dưỡng được nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên, có đủ đức tài để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nén kinh tế tri thức.
- Là học sinh, chúng ta cần làm gì để hưởng ứng cuộc vận động?
+ Nhận thức rõ: đây là một phong trào có ý nghĩa thiết thực, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà.
+ Bản thân thực hiện nghiêm chỉnh, không quay cóp, gian lận trong kiểm tra và thi.
+ Không học tủ, học lệch, không học vẹt, học đối phó vì điểm...
+ Học tập, rèn luyện nghiêm túc, hiểu bài và có thể vận dụng linh hoạt kiến thức trong cuộc sống.
+ Động viên và giúp đỡ các bạn khác cùng thực hiện.

3. Kết bài:
- Cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực và vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích trong giáo dục là những căn bệnh dai dẳng và rất nguy hiểm.
– Mọi người cần phải có thái độ quyết liệt để căn bệnh này sớm bị xoá sổ, đưa giáo dục nước nhà vào nền giáo dục tiên tiến của thời đại.

----------------------------HẾT--------------------------------

Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội là bài hay trong SGK Ngữ Văn 12. Sau Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 cùng với phần Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ để học tốt Ngữ Văn 12 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-2-nghi-luan-xa-hoi-lop-12-38493n.aspx
Tổng hợp các bài văn mẫu 12 hay, đầy đủ và chi tiết gồm các bài văn nghị luận, văn thuyết minh, biển cảm, phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ... Tất cả các bài văn mẫu trong tài liệu Văn mẫu lớp 12 đều bám sát vào chương trình học Ngữ văn lớp 12 giúp các em học văn và viết văn trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet bai lam van so 2 Nghi luan xa hoi lop 12

, soan bai trang 79 sgk ngu van 12, soan bai lop 12 viet bai tap lam van so 2,

Tin Mới