Soạn bài Đò Lèn của Nguyễn Duy

Nội dung soạn bài Đò Lèn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao đẹp, thấy được tình thương sâu sắc của người cháu dành cho bà và sự hối hận muộn màng khi đã vô tâm trước những vất vả, cực nhọc của bà.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI ĐÒ LÈN, ngắn 1

NGUYỄN DUY

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ:

1. Tiểu Sử

- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, trong một gia đình nông dân nghèo ở một vùng quê tỉnh Thanh Hoá. Me mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại. Hình ảnh bà ngoại rất thân thuộc và gần gũi với nhà thơ.
- Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, sau đó, ông về học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. .
- Năm 1976, Nguyễn Duy định cư tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm trường đại diện của báo Văn nghệ ở phía Nam.
– Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi còn là học sinh Trung học ở quê hương. Năm 1973, ông đạt giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ố rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.

2. Văn nghiệp.

- Về thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đại cát tìm vàng (1987)...
– Bên cạnh thơ, Nguyễn Duy còn sáng tác ở nhiều thể loại khác: Em
- Sóng (kịch thơ, 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1986)...
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

3. Phong cách

- Nguyễn Duy là cây bút tài hoa, thơ ông nhiều bài có cái ngang tàng nhưng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm. Do vậy, đọc thơ ông, chất chiêm nghiệm ấy cứ dần ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ.. .
- Nguyễn Duy được đánh giá cao trong sáng tạo thơ lục bát, một thế thơ dễ viết nhưng viết hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyên chuyển, chặt chẽ, giàu sức gợi. Cùng với nhiều tác giả khác, Nguyễn Duy là một trong những cây bút hiện đại đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này.
- Thơ Nguyễn Duy luôn có sự kết hợp tài hoa giữa cái duyên dáng, Là tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài thơ gây được tiếng vang lên đối với độc giả bởi sự lên tiếng khẳng khái bộc trực mà vẫn trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm.

II. TÁC PHẨM ĐÒ LÈN

1. Hoàn cảnh sáng tác
Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê ngoại, trở lại với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời học trò, về với hình ảnh bà ngoại thương yêu, người đã tận tuỵ nuôi nấng nhà thơ đến tuổi trưởng thành. Bài thơ được in trong tập Ánh trăng.

2. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (2 khổ thơ đầu): Hồi ức về tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo.
- Đoạn 2 (3 khổ thơ tiếp): Hồi ức về những tháng ngày sống bên người bà thân yêu.
- Đoạn 3 (khổ cuối): Những suy tư của nhân vật trữ tình.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
– Hai khổ thơ đầu là hình ảnh chủ thể trữ tình – một cậu bé nghịch ngợm giữa đất trời quê ngoại dân dã, khi câu cá ở Cống Na, lúc “bắt chim sẻ trên vành tai tượng Phật, và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”. Rồi “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng” để biết mùi huệ, hương trầm và “điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”. Cứ thế mà lớn lên bên bà, nào có biết đời bà ra sao?
- Mãi khi về thăm quê ngoại, người lính đã trưởng thành ấy mới thực hiểu và thấm thía một đời bà lam lũ, vất vả:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua cúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đông Giao thập thững những đêm hàn.
- Cụm từ “Tôi đâu biết” đã nối liền tuổi thơ nghịch ngợm của đứa cháu với đời bà cơ cực tần tảo sớm khuya nuôi cháu. Chỉ một khổ thơ dành cho bà mà chất chứa trong đó bao thương cảm xót xa, bao ân tình sâu nặng của đứa cháu khi nhớ đến bà.
- Tưởng như những vùng đất quen thuộc xứ Thanh: đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao vẫn in hình bóng bà với bước chân “thập thững những đêm hàn”.
- Nhớ về bà, nhà thơ không chỉ thương tiếc, biết ơn mà còn kính trọng bà, một con người của đời thường, sống âm thầm chịu đựng trong cảnh đời thường nhưng lại đầy bản lĩnh, giàu nghị lực và lạc quan. Nghĩ về bà, Nguyễn Duy có một chút so sánh mang ý vị triết lý sâu xa:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần.
– Để đi đến một đáp số thật đơn giản và dễ hiểu khi “bom Mĩ dội - nhà bà tôi bay mất, đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền”, lúc ấy đã xảy ra một sự đối lập sâu sắc:
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
– Trong sự tương phản của câu thơ, hình ảnh người bà hiện lên sừng sững giữa đời thường, giản dị mà đẹp. Có phải đó là ý chí, nghị lực, sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam kết tinh trong người bà mà người cháu trưởng thành đã nhìn thấy và thấu hiểu, để càng thêm yêu kính và biết ơn bà.
- Nhưng tất cả đều đã muộn và khổ thơ kết thúc không nén nổi một niềm ăn năn, hối hận vô bờ của người cháu – người lính khi nghĩ về bà của mình:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
– Bài thơ được viết trên nền của sự suy tư, hồi tưởng lại. Trong dòng hoài niệm ấy, hình ảnh người bà hiện lên với tất cả mọi lo âu của một phụ nữ Việt Nam bình dị trong những năm tháng đất nước bị đạn bom kẻ thù giày xéo. Nhờ sự tảo tần đó mà các thế hệ con cháu mới có cơ hội trưởng thành, trở thành những người con hữu ích cho đất nước. Bài thơ thấm đượm âm hưởng ngậm ngùi xót xa. Trong nỗi ăn năn thành thực đó, tình cảm của người cháu hiện lên trọn vẹn, thiết tha.
 

B. TỰ LUẬN

“Đò Lèn” gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về tuổi thơ và hạnh phúc của con người?
- Bài thơ được sáng tác theo lối thơ tự do hiện đại. Bắt đầu từ một An ở thực tại nhà thơ nhìn về quá khứ và bày tỏ những kí ức, suy 17 tình cảm của mình về người bà yêu dấu.
- Mạch thơ hồn nhiên dung dị, giọng thơ pha lẫn giữa bông lơn, nghiêm túc và xót xa, cay đắng. Nhờ chất giọng này mà những hình ảnh ngỡ như rất xưa cũ đã được làm mới lại trong cái bể tinh thần chứa đầy triết lí, hoài niệm sâu xa. Thơ Nguyễn Duy mang đậm chất trí tuệ trên cái nền ngôn từ bình dị, ngỡ như không có gì trau chuốt, đáng bàn.
- Một giọng thơ trữ tình ấm áp, hài hước, pha chút khinh bạc, cay đắng nhưng thấm đẫm nghĩa tình, đây là cách ta cảm nhận ngay từ đầu “Đò Lèn” của Nguyễn Duy:

Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất.
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

- Ta cùng nhặt ra các hình tượng: bom Mĩ, nhà bà tôi, đền Sòng, chùa chiền, thánh, Phật, trứng, ga Lèn. Cái cao cả được kết hợp với cái bình thường, nét văn hoá tâm linh pha trộn với văn hoá vật chất đời thường, cái nhìn của thi nhân là cái nhìn của một cậu bé đầy ngỡ ngàng trước sự tan vỡ thế giới cổ tích thần tiên diệu kì (thánh với Phật rủ nhau đi đâu mất, bà tôi đi bán trứng).
- Thần tiên không thể nào cứu vãn được cuộc sống thần tiên. Nhà thơ bị ném trả lại thế giới thực tại với cả sự nhận thức ra bản chất của cuộc đời: “bà tôi cơ cực thể”.
- Khổ thơ có sức tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ rất sâu sắc, nhưng đọc nghe cứ nhe như không. Chính yếu tố hài hước đen (dark humour) đã mang lại cho thơ sắc thái ấy. Chữ “tuốt” trong câu thơ thứ hai kết hợp với lối thơ nói đã tạo nên sắc thái khôi hài đầy chua chát.
- Mối quan hệ ở đây chỉ có “bom Mĩ” và “bà tôi”. Bà tôi cơ cực (có thể là do chiến tranh) lại bị bom Mĩ làm cho cơ cực hơn. Những hiểu như thế rõ ràng là chưa hết ý. Cái phần nền cho sự tang thương kia ẩn giấu đầu đó trong chuyên thánh, Phật ngỡ như vu vơ kia.
- Có thoáng cổ tích ẩn hiên. Mạch tiếp nối chợt thức trong thế giới kí ức mịt mù năm xưa sau đằng đẵng thời gian: Huệ trắng, khói hương trầm, đền Sòng tượng Phật,... và kìa ông Bụt hiện lên xoa dịu nỗi đau cho cô Tấm, ban cho anh chàng Khoai câu thần chú khắc nhập khắc xuất... Thế mà nay, cả Thánh, Phật không thể nào tự cứu nổi mình, cả nền văn hoá ngàn đời của dân tộc tan tác bay theo bom Mĩ, bà tôi, vốn nghèo, không còn nhà cửa, đến ga Lèn bán trứng. Chua xót làm sao!
- Trọng tâm thơ không phải là tố cáo tội ác của bom Mĩ như nh;A. nhà thơ khác thường làm (Tố Hữu chẳng hạn) mà chính là nỗi đau v.. | tận đáy lòng của một đứa cháu tự nhận là vô tâm đối với người bà suối một đời cơ cực.
- Giống mọi câu chuyện cổ tích, tuổi thơ “tôi” trải qua trong tĩnh lặng, mộng mơ. Cũng vẫn chừng ấy trò mà bất kì một đứa trẻ nào ở thôn quê đều biết: câu cá, đòi đi chợ, bắt chim sẻ, trộm nhãn,... (sự liệt kê rất thật thà) nhưng chỉ có khác là, và đây cũng chính là chỗ phô diễn tài năng thiên bẩm: từ bà, Phật, chùa ấy, tác giả đã tạo được sự tương phản để gắn kết hình tượng thì thành một khối thống nhất, mới lạ.
– Đây chính là nét độc đáo của bài thơ. Nếu xét kĩ thì hầu hết các hình tượng thì chẳng có gì mới cả. Mạch thơ thì lại bình lặng trôi theo kiểu “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” của Anh Thơ và kể lể theo cách của Nguyễn Bính đã làm (chỉ khác đây không phải là thơ lục bát). Ngay đến câu: “Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi” hay câu kết về hình tượng đời người “nấm cỏ”,... chẳng có gì mới nếu không nói là “sáo”, thì vẫn cứ thấy hợp với mạch thơ một cách lạ kì.
- Chính nhờ cái giọng điệu bên trên là bỡn cợt, bên dưới là chua xót; nhờ lối cảm xúc hai tầng: bên trên là vô tư, vô lo, bên dưới là sự thấu hiểu đời đến tái tê; nhờ cách sử dụng ngôn ngữ: bên trên là cũ mòn, những bên dưới là cả sự dụng công... Nghệ thuật đạt đến đỉnh cao thì lại trở nên bình dị. Thơ Nguyễn Duy là vậy.
– Từ những cái bình thường, từ những điều thường nhật, từ một câu chuyện kể về quá khứ thơ mộng vỡ tan vì chiến tranh, không hề có sự gượng ép, nhà thơ đã gắn kết chúng thành nghệ thuật. Chúng trở nên thuộc về nhau một cách quái lạ và thuộc về bản lĩnh thơ Nguyễn Duy.
- Việc bà mò cua xúc tép, bà gánh chè đi bán, bà đi bán trứng,... vẫn là công việc thường nhật của rất nhiều phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng chỉ cần đặt trong tương quan với các địa danh (có rất nhiều địa danh) và đưa thêm vài chi tiết, vài cách dùng từ khác đi là nhà thơ đã biến chúng thành của riêng mình: “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”.
- Có hai thế giới tồn tại trong tâm khảm “tôi”. Thế giới của tiên Phật và thế giới của bà. Hai thế giới hoàn toàn tương phản. Tuổi thơ, “tôi” cô hoà nhập hai thế giới ấy lại với nhau: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực 7 giữa bà tối và tiên, Phật, thánh, thần.
- Quả thực, “tôi” đã được sống trong cái thế giới hoà nhập ấy. Nơi đó là hạnh phúc vô biên. Chỉ khi hai thế giới ấy tách ra, trả bà tôi về lại cuộc đời, trả “tôi” về lại với bà trong thức nhận cay đắng, thì nỗi cơ hàn đã dậy khắp trang thơ.
- Có sự hạ bệ thánh thần. Nhưng điều đặc biệt ở đây là: hạ bệ trên cơ sở không tuyệt đối phủ nhận. Phép giải thiêng này đồng nghĩa với việc khẳng định sự trưởng thành của con người và cả sự trỗi dậy về nhận thức của người đó. Thế giới hương trầm cổ tích sặc ảo vọng bỗng tiêu tan khi con người đối mặt với thực tại, sống trong thực tại. Bài thơ là cả sự đánh thức nhận thức sâu sắc của con người về cuộc đời. Thế giới này sẽ vĩnh viễn không bao giờ là cổ tích. Cổ tích chỉ do ảo tưởng của con người mà sinh thành nên.
- Bài thơ gồm sáu khổ. Mỗi khổ dường như tồn tại độc lập. Câu cuối mỗi khổ giữ chức năng là “nhãn cứ” của khổ thơ ấy. Câu kết của bài thơ (Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi) là “nhãn cú” cho toàn bộ bài.
- Trong sáu khổ, thì “tôi” là “chủ âm” của năm khổ, bà tôi là chủ âm của duy nhất một khổ (khổ thứ năm). Việc thay đổi chủ âm lập tức tạo nên thảm hoạ. Bà là chủ âm đồng nghĩa với việc trong tâm hồn tôi bà đã rời toà sen của Phật, trở về với củ dong riềng, trở về với cuộc sống đời thực với bao gian khó não lòng: nhà mất, đi bán trứng ga Lèn..
- Mạch vận động của hình tượng thơ bắt đầu từ quá khứ đến thực tại (dĩ nhiên vẫn là thực tại trong quá khứ). Trên nên cảm xúc “kể lại” nhưng vẫn có sự đan xen lời bình vào đó. Sau khi tái hiện cả khoảng trời cổ tích trong hai khổ thơ đầu, lời tự thú xuất hiện: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thể” và thế là cả thế giới thần tiên vỡ tan. Củ dong riềng trở lại củ dong riềng. Chỉ còn mãi “mùi huệ trắng, hương trầm” phảng phất như níu kéo trong bất lực, nỗi cay đắng cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một thời.
- Bài thơ hấp dẫn người đọc ở ngay cái hạnh phúc bị đánh mất ấy. Dụng ý của nhà thơ là tập trung vào cái tuổi thơ êm đềm bị đánh mất. Nỗi chua xót không hoàn toàn đến từ thế giới bên ngoài mà còn đến từ quy luật vận động nội tại của hình tượng, của cuộc đời. Tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Nhận thức con người rồi sẽ lớn lên. Nhưng những gì đã mất vĩnh viễn không thể quay lại. Dẫu thực tại, nhà thơ yêu bà biết mấy nhưng bà đâu còn để nhà thơ bày tỏ nỗi lòng. Chút xót xa cho nhận thức chợt thức của mình cũng là nỗi đau xót cho mọi kiếp đời. Con người ta thường nhận ra bao điều hữu ích thì luôn đã quá muộn, chỉ còn là đồng vọng, tiếc nuối mà thôi:
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm có thôi.
– Bản chất của sự giải thích trên và cả sự thức tỉnh nhận thức đã ân hận trong muôn màng của nhà thơ với tư cách là một người cháu . bà không phải chỉ dừng lại ở khoảng trời riêng tư ấy. Hệ thống bình tượng ẩn dụ của bài thơ còn chạm đến cả những suy tư sâu sắc về cuộc đời. Hình ảnh người bà là hiện thân của cổ tích. Không có cổ tích con người không có tuổi thơ. Không có tuổi thơ, tâm hồn con người trở nên què quặt, bệnh hoạn... Hình ảnh bom Mĩ, với cả sự gắn kết tội ác là hình ảnh ẩn dụ cho mọi cái ác nói chung và tôi đi lính là để tiêu trừ cái ác. Thế giới không êm đềm như cổ tích mà luôn có sự rình rập, tàn hại của cái ác, con người ta cần sớm tỉnh ngộ kẻo không thì phải ôm cả mối ân | hận, dày vò khôn nguôi lúc đã quá muộn màng.
Nhan đề bài thơ là “Đò Lèn” nhưng ta chẳng thể tìm thấy được bến đò hay con đò ấy trong thơ. Chỉ có “ga Lèn”. Bến đò và nhà ga, phải chăng là ẩn dụ cho những phương tiện đưa con người vượt thoát “bến mê” theo quan niệm của nhà Phật mà nhà thơ sử dụng hình tượng mấy lần trong thơ?
Hoặc giả đấy là bến đò kí ức, kí ức đẹp nhưng buồn về một cuộc đời buồn, mãi neo đậu những kỉ niệm không phai của một kiếp người
 

SOẠN BÀI ĐÒ LÈN, ngắn 2

Câu 1. Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ ?

Trả lời:
-  Được tái hiện: tuổi thơ bất hạnh, sống trong bom đạn nhưng luôn có kí ức đáng nhớ tinh nghịch với trò: bắt chim, câu cá..Tin thế giới hư ảo của thánh thần : hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng ,...
- Nét quen thuộc: kí ức hiện về sinh động, gần gũi
- Nét mới: Là những điều từ trong nội tâm bộc phát chưa ai biết bao giờ
 
Câu 2. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Trả lời:
- Biểu hiện:
+ Đó là những hình ảnh thể hiện sự cơ cực, tần tảo, yêu thương (bà mò cua xúc tép, bà gánh chè xanh những đêm hàn,bà đi bán trứng,...)
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về ngoại:
thương bà vô cùng
 Luôn kính trọng, hiếu thảo, yêu thương bà
đau lòng, hối hận vì chưa kịp báo  Hiếu
 
Câu 3. Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt ? So sánh với bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt?
Trả lời:
điều đặc biệt: là lời tự kiểm điểm chân thành từ tâm can của bản thân  cháu khi chưa đền đáp công lao của bà 
điểm giống nhau: đều gắn với kí ức tươi đẹp về tình cảm cháu dành cho bà, và sự hi sinh to lớn của 
điểm khác nhau: tác giả, thời điểm sáng tác, tình cảm, kí ức đều khác ở Bằng Việt hiện qua tiếng tu hú, qua bếp lửa sớm mai...
 
---------------------HẾT-------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-do-len-38170n.aspx

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm xúc của Nguyễn Duy khi nghĩ về người bà trong bài thơ Đò lèn
Dàn ý phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn
Phân tích hình ảnh người bà trong Đò Lèn
Hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò Sông Đà siêu hay chọn lọc
Nhân vật ông lái đò trong thiên tùy bút Người lái đò sông Đà siêu hay chọn lọc
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai do len

, soan bai do len lop 12, soan van bai do len lop 12,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới