Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân, Ngữ văn lớp 12

Tài liệu soạn văn lớp 12 bài Vợ nhặt giúp các em học sinh chủ động hơn trong việc tiếp nhận các kiến thức liên quan đến tác phẩm, bên cạnh đó việc soạn bài trước khi đến lớp cũng là kĩ năng cần có để các em tiếp cận gần hơn với nội dung văn bản và dễ dàng hơn trong việc học bài trên lớp.

HOT Soạn văn lớp 12 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Tóm tắt Vợ nhặt
4. Sơ đồ tư duy Vợ nhặt
5. Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
6. Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt
7. Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt

Kim Lân là tác giả tiêu biểu của dòng văn hiện thực Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, ông được mệnh danh là "nhà văn của nông thôn, nông dân". Với tác phẩm Vợ nhặt, tác giả Kim Lân đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh nông thôn xơ xác, tiêu điều, ảm đạm đến đáng sợ của nạn đói năm 1945 và những tình huống trớ trêu khi nhân vật chính trong câu chuyện "nhặt" được vợ. Muốn hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng và nhan đề tác phẩm tại sao có tên là "Vợ nhặt", các em cùng theo dõi hướng dẫn soạn văn lớp 12 để hiểu rõ hơn.

 

1. Soạn bài: Vợ Nhặt, ngắn 1

I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả
- Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh.
- Hoàn cảnh gia đình ông vất vả.
- Năm 1944 ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng
- Năm 2001 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
 
2. Tác phẩm
- Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng 8 thành công với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng bị dang dở và thất lạc. “Vợ nhặt” in trong tập “con chó xấu xí” xuất bản năm 1962.
 
II. Phân tích tác phẩm
 
Câu 1: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành
+ từ đầu... “chậc kệ”: Trước khi Tràng có vợ và cảnh nhặt được vợ
+ tiếp... “nước mắt chảy ròng ròng”: cảnh thị về làm dâu và tình thương của người mẹ.
+ còn lại: niềm tin vào một tương lai tươi sáng
- Mạch truyện được dẫn dắt tài tình, hợp lí. Từ việc Tràng nói câu nửa đùa nửa thật đến khi thị theo về đều thể hiện sự hấp dẫn trong cách đặt tình huống của tác giả. Và sau đó là cách bà cụ Tứ tiếp nhận người con dâu xa lạ với tấm lòng yêu thương và rồi kết thúc tác phẩm là thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp.
 
Câu 2: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng người đàn bà xa lạ về nhà vì:
+ Tràng là một người xấu xí, thô kệch nay lại lấy được vợ
+ Giữa cái đói của năm 1945, nuôi thân còn chẳng đủ thì huống chi là nuôi thêm vợ
- Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính Tràng đã cho thấy tình huống truyện được nhà văn xây dựng một cách rất độc đáo:một tình huống “dở khóc, dở cười”. Người ta không biết nên vui vì Tràng lấy được vợ hay nên buồn vì cuộc sống vốn đã nghèo của gia đình Tràng nay nuôi thêm người lại càng đói khổ hơn. Tuy nhiên cũng chính nhờ tình huống này mà nội dung và ý nghĩa của tác phẩm càng được tô đậm nét. Bởi nó thúc đẩy cốt truyện phát triển và dẫn đến diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật phát triển theo.
 
Câu 3: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Nhan đề “Vợ nhặt”
+ “vợ”: để chỉ người con gái khi mình lấy về, có mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng và đáng trân trọng
+ “nhặt”: chỉ thứ tầm thường, có thể nhặt được ở bất kì đâu, không có giá trị
=> người ta hỏi vợ, cưới vợ còn tác giả để cho nhân vật của mình nhặt được vợ.
- Qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng giúp người ta nhận ra sự yêu thương, cảm thông và đùm bọc lẫn nhau giữa cái đói cái nghèo trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời hướng con người có niềm tin vào một tương lai đẹp hơn.
 
Câu 4: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Kim Lân có những phát hiện tinh tế và sâu sắc khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm của nhân vật Tràng :
+ Lúc quyết định lấy vợ: có chút phân vân nhưng rồi chàng cũng “Chậc kệ” và quyết định lấy thị. Quyết định của Tràng thể hiện niềm khao khát hạnh phúc gia đình, nhưng cũng vì cái đói cái nghèo mà khiến cho quyết định ấy có phần do dự, nhưng cuối cùng Tràng vẫn luôn có niềm tin vào tương lai và giư vững quyết định xây dựng gia đình.
+ khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: không cúi xuống như mọi khi mà “vênh vênh ra điều” thể hiện sự vui sướng, hạnh phúc khi đã có vợ
+ buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ: Tràng thấy Tràng trưởng thành hơn và thấy có trách nhiệm với tổ ấm của mình
 
Câu 5: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Khi thấy người con dâu mới, ban đầu bà cụ Tứ ngạc nhiên sau đến lo lắng, day dứt, băn khoăn rồi xót thương và cuối cùng vui vẻ chấp nhận. Từ đó cho thấy một tấm lòng bao la tình thương của người mẹ nông dân trong cái đói năm 1945. Bà ngạc nhiên vì con trai có vợ, rồi lo lắng, day dứt sợ những đứa con mình đói khổ nhưng vì tình thương mà bà đã vui vẻ chấp nhận. Đây là một người mẹ rất mực thương con và giàu tình nhân ái, cảm thông.
 
Câu 6: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân:
+ cách kể truyện: hấp dẫn, lôi cuốn, tự nhiên, đan xen gữa hiện thực và nhân đạo.
+ phân tích tâm lí nhân vật: tinh tế, tài tình, ấn tượng
+ ngôn ngữ kể chuyện; gần gũi, giản dị, mộc mạc
+ kết cấu truyện: đặc sắc, độc đáo
 
III. Luyện tập
 
Câu 1: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Chi tiết “ thị cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” là chi tiết để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Bởi lẽ giữa cái đói năm ấy đã khiến cho con người ta quên đi hết cả hình tượng một cô gái dịu dàng, e thẹn mà thay vào đó là sự chân thực đến xót xa. Hình ảnh một người con gái vì đói quá lâu nên khi được ăn đã ăn liền bốn chập bánh, đây là hình ảnh thể hiện rõ nhất cái sự khổ cực trong nạn đói năm ấy. Chi tiết này khiến người ta và bật cười lại vừa xót xa, bật cười trước sự hồn nhiên của cô nhưng cũng xót xa vì cái xã hội năm ấy đã đẩy hình ảnh người con gái vào hoàn cảnh trớ trêu. 
 
Câu 2: (trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn kết của tác phẩm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và ý nghĩa. Nó không chỉ gợi ra hình ảnh nạm đói năm 1945 của cách mạng Việt Nam mà còn thể hiện niềm tin, hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.
 

2. Soạn bài: Vợ Nhặt, ngắn 2

soan van vo nhat

soan bai vo nhat

soan van bai vo nhat lop 12

-----------------HẾT------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Nghị luận xã hội về lòng trung thực là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tài liệu văn mẫu lớp 12 được Taimienphi.vn biên soạn không chỉ giúp các em học sinh biết được cấu trúc, hình thức của một bài văn mà còn giúp các em nâng cao vốn từ, phát triển và sắp xếp ý, viết văn hiệu quả. Hơn nữa, tài liệu Văn mẫu lớp 12 còn giúp giáo viên soạn giáo án và hướng dẫn học sinh của mình tốt hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-12-bai-vo-nhat-30028n.aspx

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của Kim Lân hay nhất
Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu số 1
Soạn bài Văn bản tổng kết, soạn văn lớp 12
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 12 ngày 13/4/2020, Tiếp nhận văn học
Soạn bài Vợ nhặt, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

soan bai vo nhat ngu van lop 12

, soan bai vo nhat chi tiet, soan bai vo nhat sieu ngan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 12

    Tuyển tập văn mẫu lớp 12

    Những bài văn mẫu lớp 12 dành cho những sỹ tử đang chuẩn bị vượt vũ môn. Đối với các em học sinh lớp 12 bên cạnh áp lực thi cử cuối năm, vượt qua các bài kiểm tra thì học sinh còn phải trải qua hai kỳ thi quan trọng và Tốt nghiệp và Đại học. Mặc dù trong những năm trở lại đây hình thức thi đã có nhiều thay đổi tích cực, song khối lượng kiến thức nhìn chung vẫn còn nặng, đòi hỏi người học cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt tay vào kỳ thi chính thức.

Tin Mới