Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân hay, đầy đủ

Để nắm vững nội dung tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân, học sinh có thể tham khảo bản tóm tắt Vợ Nhặt trên Taimienphi.vn để củng cố kiến thức và chuẩn bị cho việc phân tích tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
1. Bài tóm tắt số 1
2. Bài tóm tắt số 2
3. Bài tóm tắt số 3
4. Bài tóm tắt số 4
5. Bài tóm tắt số 5
6. Bài tóm tắt số 6
7. Bài tóm tắt số 7
8. Bài tóm tắt số 8
9. Bài tóm tắt số 9
10. Bài tóm tắt số 10
11. Bài tóm tắt số 11
12. Bài tóm tắt số 12

tom tat truyen ngan vo nhat

Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

 

I. Gợi ý Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ nhất:

- Nạn đói khủng khiếp năm 1945 khiến hàng triệu người phải chết vì đói. 
- Trong nạn đói, chỉ với một lời hò đùa mà Tràng đã nhặt được vợ. 
- Ban đầu, hắn cũng thấy sợ nhưng lại "chậc, kệ" và thôi. 
- Được sự chấp thuận của bà cụ Tứ.
- Khi có vợ, Tràng cảm thấy mọi thứ như đổi khác.
- Trong bữa cơm ngày đói, họ cùng ăn với nhau nồi cháo cám.
- Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở cuối câu chuyện. 

 

II. Đoạn văn Tóm tắt bài vợ nhặt ngắn nhất:

 

1. Tóm tắt Vợ Nhặt, mẫu số 1 (Chuẩn):

Tràng là anh thanh niên ngụ cư nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò kiếm sống. Anh vốn ế vợ từ lâu nhưng đột nhiên lại "nhặt" được vợ một cách dễ dàng chỉ bằng vài câu hò đùa và bốn bát bánh đúc. Trên đường về, Tràng vừa ngượng ngùng vừa hãnh diện vì lấy được vợ. Người dân xóm ngụ cư ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà lạ theo Tràng, rồi lại lo lắng cho anh vì đã đèo bòng thêm một miệng ăn giữa nạn đói khủng khiếp. Trước việc con trai lấy vợ, bà cụ Tứ ban đầu rất ngạc nhiên, khi hiểu ra câu chuyện, bà vừa xót xa vừa mừng tủi và chấp nhận cô vợ nhặt là dâu con trong nhà. Sáng hôm sau, Tràng hạnh phúc như vừa ở giấc mơ đi ra. Anh nhận thấy sự đổi thay quang quẻ của ngôi nhà dưới bàn tay của mẹ và vợ. Tràng cảm động, cảm thấy gắn bó với ngôi nhà và thấy mình nên người. Trong bữa sáng đón nàng dâu mới, cả nhà Tràng ăn uống rất đầm ấm, cô vợ ra dáng là người phụ nữ hiền thảo chứ không chao chát, chỏng lỏn như hai lần đầu gặp gỡ. Bà cụ Tứ không chỉ nói toàn chuyện vui, chuyện làm ăn mà còn vui vẻ bưng lên nồi "chè khoán". Nhưng cả ba người đều im lặng hờn tủi ngay khi gợt miếng đầu tiên vào miệng bởi "chè khoán" thực ra là nồi cám chát xít. Giữa lúc ấy, người con dâu nghe thấy tiếng trống thúc thuế bèn kể chuyện người đói ở Thái Nguyên, Bắc Giang vùng dậy phá kho thóc Nhật. Câu chuyện ấy làm hiện lên trong đầu Tràng hình ảnh đoàn người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới.

---------------- Hết bài 1 ---------------------

Với bài mẫu tóm tắt truyện vợ nhặt, chắc hẳn các em đã có thể ghi nhớ cốt truyện và hiểu được tình cảnh khó khăn, gian khổ và tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối của nạn đói rồi đúng không? Tiếp theo, để có thể làm tốt đề văn phân tích tác phẩm vợ nhặt và đạt điểm cao, các em cũng cần tham khảo nội dung bài mở bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân hay phần kết bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
 

2. Tóm tắt truyện Vợ nhặt, mẫu số 2 (Chuẩn):

Anh Tràng là người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống cùng với người mẹ già xóm ngụ cư. Tràng sống bằng nghề kéo xe bò thuê, trong một lần kéo xe bò thóc lên tỉnh, Tràng gặp Thị- người đàn bà giúp Tràng đẩy xe thóc. Trong lần gặp gỡ thứ hai, sau những lời trách móc của Thị, bữa ăn vội vàng và những lời nói đùa vu vơ của anh Tràng, Thị đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.

Thị theo Tràng về nhà, sáng sớm hôm sau Thị cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, bữa cơm ngày đói nghẹn đắng với chè khoán (cháo cám) nhưng không khí hài hòa, ấm áp. Trong bữa cơm, Thị kể về Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trong đầu anh Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ và hình ảnh đám người đói đi trên đê khộp.


3. Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt, mẫu số 3 (Chuẩn):

Anh cu Tràng là người đàn ông xấu xí, thô kệch sống ở xóm Ngụ cư. Diện mạo xấu xí, gia cảnh khó khăn khiến Tràng khó có thể lấy vợ trong hoàn cảnh thường, càng khó hơn khi nạn đói bùng nổ. Thế nhưng trước sự ngỡ ngàng của người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và chính bản thân Tràng, Tràng đã lấy được vợ. Thị chấp nhận theo Tràng sau khi ăn hết bốn cái bánh đúc và mấy câu đùa của anh Tràng.

Biết gia cảnh nghèo khó của mẹ con Tràng nhưng Thị không bỏ đi mà chỉ nén sự thất vọng trong tiếng thở dài. Buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, Thị đã cùng bà cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa, dọn cỏ trong vườn và chuẩn bị bữa cơm gia đình. Không khí bữa ăn nghẹn lại vì miếng cháo cám chát bứ nơi cổ, bà cụ Tứ động viên các con cố gắng làm ăn. Để làm dịu đi không khí đang trầm lại, Thị kể chuyện Việt Minh phá kho thóc, cuối truyện hình ảnh lá cờ đỏ như mở ra con đường tương lai cho anh Tràng: đi theo cách mạng.


4. Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn, mẫu số 4:

Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà rách rưới ở xóm Ngụ cư. Hằng ngày, Tràng đi kéo xe bò thuê. Một hôm, khi kéo xe thóc Liên Đoàn lên tỉnh, Tràng đã gặp thị. Nhờ một câu hò vu vơ lúc mệt nhọc, thị đã chạy tới kéo xe giúp Tràng. Đến lần gặp mặt thứ hai, thị trông xanh xao và tiều tụy đi nhiều vì cái đói. Tràng đã mời thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc dù Tràng cũng không có đủ tiền ăn. Thị theo Tràng về nhà và gặp mẹ Tràng. Thị cùng mẹ dọn dẹp sân vườn, bữa cơm đón nàng dâu của bà cụ Tứ và anh cu Tràng là một nồi cháo cám mà cả ba gọi khéo là chè khoán. Cuối truyện là hình ảnh lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng, như là mở ra một cánh cửa mới cho tương lai sau này của các nhân vật.


5. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ngắn gọn, mẫu số 5:

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, trong buổi chiều, trong không khí thê thảm, ảm đạm vì đói, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà mẹ già của Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán.

Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát bứ, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phất phới.


6. Tóm tắt Vợ nhặt ngắn nhất, mẫu số 6:

Trong không khí tù đọng, u ám của nạn đói, Tràng dắt người vợ nhặt về. Người dân xóm Ngụ cư ai nấy đều bất ngờ, trước những lời trêu chọc của mọi người, Thị e thẹn đi theo sau Tràng, từ một người đàn bà kém duyên, đanh đá, nay thị đã biết ngại ngùng khi đi theo Tràng về nhà. Thị theo Tràng về nhà chỉ sau hai lần gặp gỡ, hoàn cảnh của truyện thật éo le cho thấy cái đói đã khiến số phận con người trở nên rẻ rúm hơn bao giờ hết. Khi theo Tràng về nhà, Thị gặp bà cụ Tứ và cùng mẹ dọn dẹp, quét tước sân vườn. Chính nhờ tình yêu thương con người trong lúc khó khăn của hai mẹ con Tràng đã cưu mạng Thị, khiến cho thị vừa được yêu thương, vừa có một mái ấm hạnh phúc.


7. Tóm tắt truyện Vợ nhặt, mẫu số 7:

Năm 1945, nạn đói bùng nổ, khắp nơi người chết như ngả rạ, không khí u ám, ngột ngạt. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng độ lượng, bao dung. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.


8. Tóm tắt Vợ nhặt, mẫu số 8:

Vợ nhặt kể về những năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp đang hoành hành. Những con người thiếu ăn sống vật vờ và chết đói. Hoàn cảnh bi đát như vậy nhưng Tràng chàng trai bề ngoài xấu xí đã có vợ, họ gặp nhau đều là những người cùng chung cảnh ngộ.
Ai nấy đều bất ngờ trong khi mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu tâm trạng vừa mừng, vừa lo âu nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo con mình. Bà cầu chúc và hi vọng hai đứa sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngày hôm sau bà cụ Tứ và cô dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tràng thấy vậy càng hiểu mình phải có trách nhiệm  với nhà và với người vợ mới. Bà cụ Tứ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám, tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng vui vẻ, ấm áp.
Tiếng trống dồn dập vang lên và trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người dân bị đói đang kéo nhau đi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo, phía trước đó là lá cờ đỏ bay phất phới trong gió.


9. Tóm tắt truyện Vợ nhặt, mẫu số 9:

Anh cu Tràng là chàng trai "xấu xí thô kệch", lại ế vợ và là người dân trong xóm Ngụ cư. Tràng gặp thị - một người đàn bà đỏng đánh, kém duyên. Nhờ lòng thương người, Tràng đãi thị ăn một chặp bốn cái bánh đúc. Thị theo Tràng về nhà làm vợ, gặp bà cụ Tứ - mẹ của Tràng. Bà cụ Tứ tuy rất ngạc nhiên khi Tràng dắt vợ về nhưng bà cũng thấu hiểu và thấy thương cho người con gái ấy. Khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi, trở thành một người biết chăm lo cho gia đình chứ không còn đỏng đảnh như trước kia. Anh cu Tràng cũng thay đổi, anh thấy lo cho tương lai sau này và có những suy nghĩ sâu xa hơn về cuộc sống. Ba mẹ con Tràng, Thị và bà cụ Tứ cùng nhau ăn nồi cháo cám rất vui vẻ, còn gọi đùa rằng đó là chè khoán. Trong lúc trò chuyện, thị có nhắc tới chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới


10. Tóm tắt Vợ nhặt, mẫu số 10:

Anh cu Tràng sống cùng mẹ tại xóm Ngụ cư. Trong nạn đói, Tràng mưu sinh bằng công việc kéo xe bò thuê. Tuy xấu xí, thô kệch nhưng hiền lành tốt bụng, trong một lần kéo xe Tràng giúp đỡ cô gái và cô gái này tình nguyện theo Tràng về nhà làm vợ.
Sự việc Tràng có vợ khiến cả xóm xôn xao, người mẹ vui mừng nhưng cũng đầy lo âu. Còn Tràng lúc đầu đắn đo nhưng sau đó cũng mặc kệ, lúc này khao khát hạnh phúc trong anh còn lớn hơn nỗi sợ về đói khát.
Bữa ăn đầu tiên của gia đình đó là nồi cháo cám đắng ngắt, bà kể chuyện vui cho hai vợ chồng và mong rằng con mình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Đối với Tràng anh cảm thấy sự mới mẻ, khác lạ và ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình.
Tiếng trống dồn dập liên tục đã cắt ngang bữa ăn, người dân đi phá kho thóc cứu đói cho nhân dân và xa xa đó là lá cờ của cách mạng bay phấp phới.

 

11. Tóm tắt Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu số 11:

Tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân kể về câu chuyện của những người dân nghèo trong nạn đói. Cái nghèo, cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào khiến cho rất nhiều người phải chết. Kim Lân đã khắc họa hình tượng nhân vật - Tràng. Anh làm công việc đẩy xe thóc thuê lên tỉnh. Trong một lần hò đùa một câu mà lại có vợ - đó là thị. Trên đường đưa thị về nhà, chính Tràng cũng thấy sợ vì không biết thóc gạo này có nuôi nổi mình không. Nhưng rồi anh cũng tặc lưỡi cho qua. Về đến nhà, Tràng chờ mẹ về để giới thiệu về nàng dâu mới. Khi nghe câu chuyện của con, bà cụ Tứ có đau đớn, xót xa. Bởi lẽ, bà cảm thấy mình là mẹ mà không lo nổi cho con để mà trong nạn đói con mình mới có được vợ. Bà cụ Tứ không chỉ chấp thuận mà còn trân trọng và cảm thông với nàng dâu mới. Trong bữa cơm thảm hại của ngày đói, cả gia đình cùng nhau ăn cháo cám. Cuối truyện, trong tâm trí Tràng xuất hiện hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.


12. Tóm tắt Vợ nhặt - mẫu số 12:

Tràng là chàng trai xấu xí có vẻ thô kệch làm nghề đẩy xe thóc thuê. Trong nạn đói, chỉ qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, cô thị theo không anh về làm vợ. Trên đường về, cô thị tỏ ra ngượng ngùng và có chút e thẹn. Về đến nhà, cô khép nép ngồi ở đầu giường. Khi bà cụ Tứ - mẹ anh cu Tràng về đến nhà, bà ngạc nhiên khi có người gọi mình là mẹ và ngồi ở đầu giường con trai mình. Hiểu ra chuyện, bà vừa đau buồn, tủi hổ, vừa xót thương vì trong nạn đói mà con mình mới lấy được vợ. Sau đó, bà như gieo vào lòng các con niềm tin vào tương lai. Cuộc sống gia đình khi có nàng dâu mới đã thay đổi. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hơn. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn. Thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên trong tâm trí Tràng. 

--------------HẾT---------------

Khi tóm tắt truyện ngắn "Vợ nhặt", các em cần chú ý những sự kiện tiêu biểu nhé.  Trên đây là phần tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn, chi tiết nhất. Các em học sinh có thể sử dụng bài viết này làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc học tập môn Ngữ văn lớp 12 của mình. Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm, các em có thể tìm đọc thêm các bài văn mẫu hay, đặc sắc khác như Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt, Phân tích giá trị độc đáo của tình huống mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt, Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt, Sơ đồ tư duy Vợ nhặt,...

https://thuthuat.taimienphi.vn/tom-tat-vo-nhat-48858n.aspx

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kết bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Mở bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Dàn ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, mẫu số 1
Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp rút ra từ "Vợ nhặt" của Kim Lân hay nhất
Từ khoá liên quan:

tom tat vo nhat

, tom tat bai vo nhat, tom tat tac pham Vo nhat,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới