Tóm tắt Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ngắn gọn, đầy đủ


Các tác phẩm của Tô Hoài luôn đem lại rất nhiều ý giá trị nhân văn đến cho độc giả. Hãy cùng tìm hiểu về một trong số những truyện nổi tiếng nhất từng được ông sáng tác qua bài Tóm tắt Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, học kì II trên Taimienphi.vn để có thể làm các bài phân tích truyện Vợ chồng A Phủ hay nhất.
Mục Lục bài viết:
1. Bài tóm tắt số 1
2. Bài tóm tắt số 2
3. Bài tóm tắt số 3
4. Bài tóm tắt số 4
5. Bài tóm tắt số 5
6. Bài tóm tắt số 6
7. Bài tóm tắt số 7
8. Bài tóm tắt số 8
9. Bài tóm tắt số 9
10. Bài tóm tắt số 10
11. Bài tóm tắt số 11
12. Bài tóm tắt số 12
13. Bài tóm tắt số 13

tom tat vo chong a phu

Những mẫu Tóm tắt Vợ chồng A Phủ tuyển chọn

 

1. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ, mẫu số 1 (Chuẩn):

Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" xoay quanh hai nhân vật chính là Mị và A Phủ, đôi vợ chồng người Mông ở vùng núi Tây Bắc. Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, được nhiều trai làng say mê. Tuy sinh ra trong gia đình nghèo khó, bố mẹ lại có món nợ với nhà thống lí, Mị kiên quyết xin cha cho mình làm nương ngô trả nợ. Nhưng một đêm mùa xuân, A Sử lừa bắt Mị về trình ma để làm vợ nó. Không chấp nhận kiếp con dâu gạt nợ, Mị định tự tử để tự giải thoát nhưng vì thương cha, cô đành vứt nắm lá ngón xuống đất và cam chịu cuộc sống địa ngục trần gian trong nhà thống lí. Ở đây, cô bị bóc lột sức lao động đến xương tủy, bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Lâu dần, Mị trở nên dửng dưng, cam chịu, vô cảm. Cha Mị chết đi, Mị cũng không nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Một đêm tình mùa xuân, cảnh sắc Hồng Ngài cùng men rượu và tiếng sáo khơi dậy trong Mị những cảm xúc đã mất từ lâu. Cô nhớ về quá khứ tươi đẹp và muốn sửa soạn đi chơi như bao người khác, A Sử thấy vậy liền trói đứng cô vào cột bằng cả thúng dây đay và mái tóc dài của cô. Mị đau khổ nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Cũng đêm đó, A Sử đi chơi gây sự với trai làng bị A Phủ đánh trọng thương, Mị được cởi trói để chăm sóc chồng. A Phủ bị xử kiện, bị đánh đập và trở thành người ở gạt nợ cho thống lí. Sau đêm đó, Mị trở về vô cảm, dửng dưng như trước. Mấy năm sau, một lần A Phủ mải bẫy nhím để hổ bắt mất bò của thống lí. A Phủ bị trói đứng vào cột, bị bắt nhịn đói nhịn khát suốt mấy ngày trời. Ngày nào Mị cũng ra sưởi lửa hơ tay nhưng không mảy may để ý gì đến A Phủ. Đến khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị hồi tưởng lại đêm năm nào mình cũng bị trói như vậy. từ thương mình đến thương người, Mị càng căm hận sự độc ác của cha con thống lí. Đỉnh điểm của tình thương, Mị lấy dao cắt dây trói giải thoát cho A Phủ nhưng nghĩ đến việc mình ở lại nhất định sẽ chết, Mị chạy theo bỏ trốn cùng A Phủ. Hai người đỡ nhau chạy trốn sang Phiềng Sa. Ở đây, họ thành vợ thành chồng và theo A Châu làm cách mạng, đánh Pháp bảo vệ quê nhà.


2. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 2 (Chuẩn):

Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, vì món nợ của gia đình mà trở thành người con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Ở nhà thống lí, Mị phải làm việc như con trâu, con ngựa, từ một cô gái yêu đời Mị trở nên lầm lũi, ít nói như con rùa nuôi trong xó cửa. Nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình, Mị nhớ về những ngày còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng bị A Sử ngăn cản.
A Phủ là người làm công cho nhà thống lí (một lần đánh nhau với A Sử bị phạt tiền bồi thường nhưng không có tiền trả), vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lí trói đứng giữa sân. Trong một đêm đốt lửa hơ tay, Mị đã cắt dây cởi trói giải cứu cho A Phủ và đi theo A Phủ. Sau này A Phủ và Mị trở thành vợ chồng và đi theo Cách mạng.


3. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 3 (Chuẩn):

Bố mẹ Mị nợ tiền nhà thống lí, mỗi năm phải trả lãi nhà thống lí một nương ngô. Mị là cô gái xinh đẹp lại có tài thổi sáo, được nhiều chàng trai trong vùng yêu thích, theo đuổi trong đó có A Sử, con trai thống lí Pá Tra. Mị bị A Sử lừa bắt về làm vợ, Mị đau khổ muốn ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha Mị phải chấp nhận cuộc sống của người con dâu trừ nợ.
Sống lâu trong cái khổ, mị trở nên chai lì, cam chịu. Trong một đêm tình mùa xuân, nghe tiếng sáo gọi bạn tình, Mị thấy lòng phơi phới, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử đã trói đứng cô bằng một thúng sợi đay.
A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò nên bị đánh và trói đứng giữa sân. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Mị đã vùng chạy theo A Phủ, sau này hai người trở thành vợ chồng và đi theo cách mạng.


4. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 4 (Chuẩn):

Vợ chồng A Phủ kể về cặp vợ chồng người H'mông là Mị và A Phủ. Mị vốn là con dâu nhà thống lí Pá Tra nhưng phải sống cuộc sống vất vả như con trâu, con ngựa, bị đối xử bất công và tước đoạt quyền tự do. Mị sống trong một căn phòng nhỏ hẹp, tù túng, Mị muốn đi chơi mùa xuân nhưng bị A Sử nhẫn tâm dùng sợi đay và chính tóc Mị vào cột nhà.
A Phủ chàng trai khỏe mạnh, vì đánh nhau với con trai thống lí mà buộc trở thành người ở không công. Trong một lần để hổ ăn mất bò, A Phủ bị người nhà thống lí trói giữa sân. Bị đánh đập, bỏ đói, bỏ rét suốt nhiều ngày, A Phủ cận kề rất gần với cái chết. Đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị bỏ trốn cùng A Phủ, 2 người đã đến Phiềng Sa và sau đó thành vợ chồng.


5. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 5 (Chuẩn):

Mị là cô gái xinh đẹp nhưng có gia cảnh nghèo khó, xưa bố mẹ Mị không có tiền cưới phải vay tiền nhà thống lí Pá Tra. Suốt nhiều năm trời, bố mẹ Mị dù làm việc vất vả nhưng vẫn không trả hết nợ. Năm ấy, vào ngày tết, A Sử con trai thống lí đã lừa bắt Mị về cúng trình ma, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí vất vả hơn con trâu, con ngựa, Mị trở nên lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Trong ngày Tết, nghe tiếng sáo gọi bạn tình, Mị nhớ về ngày xưa, Mị thấy lòng mình phơi phới, muốn được đi chơi nhưng A Sử đã ngăn cản.
A Phủ vì đánh nhau với con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. Không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành người ở nợ cho thống lí. Một lần để hổ ăn mất bò, Pá Tra đã phạt trói A Phủ giữa sân. Khi đã cận kề với cái chết, A Phủ được Mị cứu thoát, sau đó Mị đã cùng A Phủ bỏ trốn khỏi nhà thống lí.


6. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 6 (Chuẩn):

Mị là người con dâu gạt nợ nhà thống lí, tại đây Mị phải làm việc không kể ngày đêm, Mị dần trở. Trong những ngày Tết, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo gọi bạn vọng lại, Mị bồi hồi nhớ về ngày xưa, Mị nhận ra mình còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng A Sử bắt Mị phải ở nhà.
A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò mà bị phạt đánh, phạt trói giữa sân. Bị bỏ đói suốt nhiều ngày, A Phủ tuyệt vọng khi thấy mình cận kề với cái chết. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho mình nên đã có quyết định táo bạo: cắt dây giải thoát cho A Phủ, sau đó cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí.


7. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 7:

Một đêm nọ, Mị bị A Sử bắt về nhà. Tại nhà thống lí Mị bị đối xử thậm tệ còn thua con trâu con ngựa. Không chịu tủi nhục Mị định tự tử nhưng không đằng chết tại nhà A Sử vì thương cha già.  Khổ nhiều cũng thành quen, một cái Tết nữa đến, Mị uống rượu và nghe tiếng sao gọi bạn tình nhớ lại ngày xưa, Mị có ý định đi tìm hạnh phúc, khi chuẩn bị đi chơi thì lại bị A Sử bắt trói đứng.
A Phủ chàng trai hiền lành, khỏe mạnh, vì bất bình đã đánh A Sử nên đã bị bắt về lao động không công để trừ nợ, chàng trai bắt đầu cuộc sống tại nhà lí trưởng. Trong một lần A Phủ đi chăn bò không cẩn thận đã để hổ vồ mất bò nên bị A Phủ phạt bị trói đứng ở góc nhà, không cho ăn cho uống nhiều ngày liền đến kiệt sức. Mị thấy vậy nhưng hoàn toàn không có cảm giác nhưng khi nhìn thấy A Phủ khóc vì đói, rét, kiệt sức, tuyệt vọng Mị động lòng thương và thấy hai người cùng cảnh ngộ đã quyết định cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng nhau bỏ trốn thật xa.
Cả hai chạy trốn thật nhanh đến Phiềng Sa rồi kết duyên thành vợ thành chồng. A Phủ gia nhập với cách mạng kết thân với các cán bộ A Châu và A Phủ cùng nhau chống giặc Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương.


8. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 8:

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…


9. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 9:

Câu chuyện về Mị và A Phủ, Mị cô gái xinh đẹp, nết na vì thương cha cô đã chấp nhận gán nợ về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Nói là làm dâu nhưng Mị rất khổ, làm đủ thứ việc không bằng con trâu, con ngựa trong nhà. Mị nhớ về thời gian được đi chơi, được tự do như trước kia.
A Phủ chàng trai khỏe mạnh, vì sự bất bình trước A Sử, A Phủ ra tay và bị bắt về nhà thống lí Pá Tra. Cảnh tượng A Phủ bị đánh đập và tra tấn đã quá quen thuộc với Mị. Mị không còn cảm xúc.
Trong một lần để hổ ăn mất bò, A Phủ bị trừng phạt, chàng bị trói lại còn bị bỏ đói. Mị trong một lần tình cờ đã bắt gặp dòng nước mắt chảy dài của A Phủ. Mị suy nghĩ về thân phận mình và thương cho người cùng cảnh ngộ của A Phủ. Cô cắt dây trói giải thoát A Phủ, cả hai sau đó cùng nhau bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.
Cả hai lặn lội đến Phiềng Sa và sau đó thành vợ chồng với nhau.


10. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ, mẫu số 10:

Vợ chồng A Phủ câu chuyện kể về Mị cô gái xinh đẹp,hiền lành nhưng buộc phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho gia đình. Về làm vợ cho A Sử nhưng nàng trở nên ít nói, ít nói, lầm lũi.
Trong dịp tết đến, Mị nghe được tiếng sáo khiến nàng trở nên bồi hồi và muốn đi chơi nhưng A Sử ngăn cản.
Trong một lần trêu gái, A Sử bị A Phủ đánh, vì tức giận A Sử bắt A Phủ về. Tại đây, A Phủ bị bắt đền bù và làm công tại nhà trừ nợ. Nhìn thấy, A Phủ bị trói, bị đánh đập Mị nghĩ về cuộc đời mình. Nàng tủi thân và đồng cảm với số phận A Phủ nên quyết định cắt dây trói và giải thoát cho A Phủ. Mị cùng với A Phủ đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng và A Phủ giác ngộ với cách mạng.

 

11. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay, ngắn nhất - mẫu số 11:

Mị vốn là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Vì cha mãi không trả được nợ, cô đã bị nhà thống lí Pá Tra bắt về làm dâu. Quá uất ức, Mị đã định ăn lá ngón tự tử. Song lại thấy thương cha, phải chấp nhận hiện thực tàn nhẫn. Lấy A Sử, Mị phải chịu biết bao cực khổ, lại còn thường xuyên bị chồng đánh đập. A Phủ cũng là người làm trong nhà thống lí. Do để hổ bắt mất bò, chàng phải chịu trói đứng vào cây cột trong góc nhà. Một đêm nọ, khi Mị đang thổi lửa thì tình cờ thấy A Phủ khóc. Nghĩ đến cuộc sống khốn khổ của mình, Mị quyết tâm cởi trói cho A Phủ. Hai người cùng nhau bỏ trốn, rời khỏi cái nơi đày đọa kia và trở thành vợ chồng. 

 

12. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn gọn hay nhất - mẫu số 12: 

Câu chuyện kể về Mị và A Phủ. Mị xinh đẹp, nết na, hiếu thuận. Vì trả nợ cho cha, cô đã chấp nhận về làm dâu nhà thống lí. Ấy vậy nhưng cuộc sống của cô lại chẳng tươi đẹp. Mị thường xuyên bị A Sử đánh đập, mắng nhiếc, thậm chí còn bị coi không bằng con trâu con ngựa. Về A Phủ, đây là một chàng thanh niên khỏe mạnh. Do xảy ra mâu thuẫn với A Sử, chàng cũng bị bắt về làm người ở cho thống lí Pá Tra. Trong một lần để hổ bắt mất bò, A Phủ đã bị phạt trói đứng vào cột nhà, phải chịu đói chịu khát. Nhìn cảnh đó, ban đầu Mị vẫn dửng dưng, chẳng có cảm xúc. Nhưng rồi khi bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ, Mị lại đột nhiên nghĩ đến số phận mình. Cô phẫn uất, xót xa, thương cho chàng trai xấu số, cho cả bản thân. Suy nghĩ dần biến thành hành động. Mị cởi trói cho A Phủ và cùng chạy trốn. Hai người từ đó trở thành vợ chồng, lặn lội tiến về Phiềng Sa. 

 

13. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất - mẫu số 13:

Ở làng Hồng Ngài có một người con gái tên Mị. Cô là con dâu thống lí Pá Tra, vợ A Sử. Ngày xưa, do không đủ tiền cưới nên bố mẹ Mị phải đi vay nhà thống lí. Nhưng đến tận khi mẹ mất, gia đình cô vẫn không thể trả hết số tiền kia. Vì vậy mà Mị đã bị A Sử bắt về để gán nợ, mở ra một cuộc sống buồn tủi, khổ cực. Đã có lần, Mị vì uất ức mà muốn ăn lá ngón tự tử. Nhưng thương cha, cô đành ngậm ngùi chịu đựng. Càng ngày, Mị càng im lặng, chỉ lùi lũi trong xó cửa hay cái buồng kín mít. Trong tâm hồn Mị đã chẳng còn hi vọng về tương lai. A Phủ cũng là người làm thuê cho nhà thống lí. Mồ côi cha mẹ, tính tình lại ngang bướng, chàng không chấp nhận bản thân bị bán đi nên đã bỏ trốn rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Trong một lần xô xát với A Sử, A Phủ phải đi ở trừ nợ cho quan thống lí. Do để hổ bắt mất bò, chàng đã bị phạt trói đứng vào cây cột, đợi khi nào bắn được hổ mới tha. A Phủ cứ vậy chịu đói chịu rét, chẳng thể nào làm gì được. Nhìn cảnh đó, Mị cảm thấy thương xót, nhưng rồi lại bỏ qua. Cô biết dù có cố thì mọi chuyện cũng chỉ thế thôi. Đêm nọ, khi dậy thổi lửa, Mị lại thấy A Phủ, cô bỗng nhớ về những điều bản thân phải chịu đựng bao lâu nay, Mị không khỏi bần thần. Rồi cô quyết định cởi trói cho A Phủ. Nhìn A Phủ vùng chạy, Mị cũng vụt ra theo. Hai người cứ thế dắt díu nhau trốn khỏi nhà thống lí. 

-----------------HẾT--------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/tom-tat-vo-chong-a-phu-48865n.aspx
 Qua phần tóm tắt trên, hi vọng em đã có những kiến thức cơ bản nhất định về nội dung của tác phẩm này. Sau khi đã nắm vững cốt truyện cũng như những diễn biến mang tính nút thắt của câu chuyện, các em có thể tìm hiểu chi tiết về tác phẩm qua: Soạn bài Vợ chồng A Phủ, Tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với đồng bào miền núi qua Vợ chồng A Phủ, Phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật trong Vợ chồng A phủ của Tô Hoài
Từ khoá liên quan:

tom tat Vo chong A Phu

, tom tat Vo chong A Phu theo so do, tom tat tac pham Vo chong A Phu,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới