Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học, lớp 12

Tài liệu soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 12 để em có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bị cho bài viết văn sắp tới trên lớp, các em có thể tham khảo tài liệu này để biết cách giải quyết các đề bài nghị luận văn học tốt hơn.

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học, lớp 12

1. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng.

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Gợi ý làm bài:

- Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954, khi hòa bình lập lại tại miền Bắc và trung ương Đảng, Chính phủ cũng như những người kháng chiến rời chiến khu Việt Bắc trở về miền xuôi bắt tay vào xây dựng đất nước.

- Việt Bắc được làm theo thể lục bát truyền thống, dưới dạng đối đáp của hai chủ thể trữ tình tượng trưng. Nhờ sử dụng hình thức đối thoại này, tác phẩm đã mang lại bầu không khí cởi mở chân tình, gần gũi và cho thấy sự cách tân độc đáo của tác giả về thể thơ.

- Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ tha thiết, tình quân dân mặn nồng và tình cảm sâu nặng của tác giả với chiến khu Việt Bắc.

– Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc trong câu ca dao, dân ca. Nhưng ở đây không chỉ là lời câu hỏi, lời đáp mà còn là sự ho ứng, đồng vọng của cùng một tâm trạng.

- Đoạn thơ gồm năm câu lục bát tái hiện lại một cách sinh động, âm ảnh nhất về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người ra đi:

Ta về mình có nhớ tag

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

- Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoan. Ta là người ra đi và cũng chính tác giả. Mình là người ở lại và cũng chính là Việt Bắc. “Hoa và người là thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đây, thiên nhiên hòa điệu với con người. nhiên và con người nơi đây.

- Tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên

– Nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt.

- Đầu tiên là bức tranh tả cảnh mùa đông Việt Bắc.

+ Mùa đông rừng biếc xanh đột ngột bùng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực.

+ Vẻ đẹp nên thơ và rực rỡ của Việt Bắc vào mùa đông gợi những người đọc những rung động sâu xa.

+ Cảnh càng trở nên sinh động hơn khi xuất hiện bóng dáng hình ảnh của con người: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

+ Hình ảnh thiên nhiên và con người có sự tương tác, bồi đắp cho nhau. Thiên nhiên làm đẹp hình dáng con người và chính nhờ sự xuất điện của con người, thiên nhiên càng trở nên có hồn, được tôn lên, giàu sức sống hơn.

- Hai câu tiếp tả cảnh mùa xuân.

+ Màu xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những ng mơ trắng muốt thoảng hương thơm. Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lên cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm giác thơ mộng bâng khuâng.

+ Ngoài ra, màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh thoát, đem lại cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi.

+ Câu thơ làm xuân miêu tả cho ta thấy dường như màu xanh đã bị lấn lướt. Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc.

+ “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”: Mùa xuân làm cho người ta cảm thấy thơi thới và đem đến cho họ nhịp điệu sống mới.

+ Phải gắn bó đến máu thịt, khi đã chia xa rồi mà nỗi nhớ vẫn hiển hiện rõ mồn một những hình ảnh thân thương đến vậy.

– Xuân sang, hè về, cảnh đẹp của Đất và Người Việt Bắc càng quyến rũ đến day dứt, ngất ngây lòng người: “Ve kêu rừng phách đổ vàng / Nhà cô em gái hái măng một mình”.

+ Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Bản hoà ca của mùa hè Việt Bắc rất giàu tính nhạc.

+ Âm thanh mùa hạ: tiếng “ve kêu”. Tiếng ve gọi mùa hè về và dường như thiên nhiên cũng như hiểu được. Cả rừng phách cũng chừng như nghiêng mình để rắc vàng cho cảnh vật.

+ Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thế lại càng lãng mạn hơn, khi có thêm bóng dáng của một sơn nữ “hái măng một mình”. Thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau.

- Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ: “Rừng thu trăng rọi hòa bình / Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”..

+ Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. Ánh trăng vừa lung linh, huyền ảo nhưng đồng thời vẻ đẹp tròn đây của nó cũng như đang chuyên chở ước mơ đẹp của con người về một ngày mai thanh bình. ánh trăng “hoà bình”.

+ Từ “ai” được dùng phiếm chỉ, có thể là một người thiếu nữ xinh đẹp mà cũng có thể là cả đất và người Việt Bắc thân yêu.

+ Bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết.

+ Bức tranh đã có sự hòa điệu giữa màu sắc sinh động, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, dịu êm như một bản tình ca viết về một kỉ niệm đẹp. .

- Có thể khẳng định đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài “Việt Bắc”. Cảnh thiên nhiên và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống.

- Với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cá nhân dân, quê hương Việt Bắc.

Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Gợi ý làm bài.

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, một hồn thơ đầy cảm hứng lãng mạn, hào hoa, thanh lịch, người từng tham dự và chứng kiến nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

- Bài thơ Tây Tiến” ra đời xuất phát từ một kỉ niệm đẹp về chiến tiến: vẻ đẹp bi tráng. trường xưa, đã khắc hoạ thành công bức tượng đài về người lính Tây

- Người lính Tây Tiến được khắc tạc trên nên khung cảnh núi rừng hùng tráng. Cái nhìn của nhà thơ gần như bao quát hết mọi cảnh vật:

+ Cảnh đồi núi trập trùng: dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao.

+ Cảnh trời mây thăm thẳm: heo hút cồn mây.

+ Cảnh thác nước hùng vĩ: thác gầm thét.

+ Cảnh thú dữ rình rập: cọp kêu người... .

- Không gian kì vĩ làm nên để xuất hiện những con người kì vĩ. Ở đây, cảnh và người có sự hỗ ứng. Người lính hiện lên đây hùng khí:

Tây Tiên đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Tầm vóc ấy quả là xứng với Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ và dữ dội.

- Tính chất bị tráng còn được thể hiện rõ nét qua mối quan hệ giữa người lính và thực tế gian khổ, khắc nghiệt. Mỗi hoạ tiết đều ghi đậm dấu vết của sự gian khổ, thiếu thốn mà người lính đã trải qua: “Đoàn | binh không mọc tóc”, “mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu”,...

+ Yếu tố bị thể hiện ở chính cái thực tiễn khắc nghiệt của cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc. Người lính sốt rét đến mức tóc không thể mọc nổi, da tái xanh...

+ Cái bị nhường chỗ cho cái hùng Quang Dũng để chất hùng tráng lần vượt cái bị thông qua cách đặt câu thơ: không viết là bị rụng tóc (bị động) mà là không mọc tóc (chủ động), có nghĩa người lính chủ động trước những ốm đau bệnh tật ấy. Tương tự, việc sốt rét là da xanh tái thì được xem như là “dữ oai hùm”.

- Đối lập với những thiếu thốn, mất mát của người lính Tây Tiến là sự hồn nhiên, yêu đời, hào hùng và đầy khí phách:

+ Nét tinh nghịch: “súng ngửi trời”.

+ Mộng mơ tuyệt vời: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”...

+ Những chiến sĩ mang ý chí hào hùng, hi sinh thầm lặng nơi biên cương: “mồ” “rải rác” nơi “biên cương”, cái chết xa xứ nơi biên giới heo hút...

+ Ý chí của người lính thật lớn lao, cao đẹp: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”...

- Tác giả không che dấu cái bi, cái bị hiện lên đầy đủ, cụ thể qua những gian khổ, hy sinh của cuộc đời chiến binh, tác giả không viết “chết” mà thay bằng “về đất”, một cái chết nhẹ nhõm, sự ra đi vào cõi vĩnh hằng không hề có chút luyến tiếc, vấn vương:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

– Cái bị được cái hùng tráng chắp cánh. Vì thế hình ảnh người chiến binh Tây Tiến đọng lại trong tâm trí người đọc lại là hình ảnh đẹp, hình ảnh thăng hoa, lung linh, toả sáng.

– Như một tượng đài bị tráng, bài thơ đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến – những người con thân yêu của tổ quốc đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trong một giai đoạn kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh mà hào hùng.

- Bài thơ kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật của tác giả: Sự kết hợp tài hoa giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn; ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu; từ ngữ, hình ảnh vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ đem lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

– Qua đó, tác giả đã khắc tạc được hình tượng người lính hào hùng, mất mát khổ đâu không hề làm nhụt ý chí giết thù. Họ chính là những người đã làm nên đất nước.

- Bức phù điêu nghệ thuật của những hình ảnh cao đẹp trên chiến trận của dân tộc ta trong suốt trường kì lịch sử sẽ là thiếu một khoảng quan trọng nếu không có chân dung của những người lính Tây Tiên. Đấy là hình tượng cao đẹp vĩnh hằng trong thơ ca Việt Nam.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12

- Soạn bài Tiếng hát con tàu
- Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng


https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-3-nghi-luan-van-hoc-lop-12-38167n.aspx
 


Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

,

Tin Mới