Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm bút kí rất nổi tiếng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Mời em tham khảo Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông? trên Taimienphi.vn để hiểu được nội dung của tác phẩm này một cách khái quát nhé và có thể làm bài phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông dễ dàng.
Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng Sơ đồ tư duy
1. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông, mẫu số 1 (Chuẩn):
Bài bút ký kể về một dòng sông duy nhất trên đất nước ta, được thiên nhiên dành riêng cho thành phố Huế: sông Hương. Theo thủy trình của dòng Hương Giang. Ở thượng lưu, sông Hương là bản trường ca của rừng già, là cô gái Digan phóng khoáng và man dại cũng là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Ở ngoại vi thành phố Huế, Hương Giang lại như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng đợi người tình đến đánh thức. Ở đây, sông Hương lại mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý như cổ thi. Xuôi dòng Hương giang khi gặp nhau ở Huế, sông Hương như một điệu slow tình cảm lại như người tài nữ đánh đàn, như người tình dịu dàng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông, mẫu số 2:
Sông Hương là dòng sông xứ sở của thành phố Huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.
3. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông, mẫu số 3:
Sông Hương gắn liền với con người và văn hóa, lịch sử xứ Huế. Con sông cũng có hai tính cách: ngang bướng như "một cô gái Digan hoang dại" mà cũng vô cùng trữ tình, thơ mộng. Cũng theo tác giả, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của nghệ sĩ, từ các nghệ sĩ hiện đại cho đến các nghệ sĩ trong dòng văn học thời phong kiến xa xưa. Từ những dẫn chứng cụ thể về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định: "Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước".
4. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn nhất, mẫu số 4:
Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.
5. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông, mẫu số 5:
Có một dòng sông với những vẻ đẹp biến hóa kì ảo mang tên Sông Hương gắn liền với xứ Huế mộng mơ. Khi chảy qua thượng nguồn, con sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại như cô gái Digan với những điệu nhảy nóng bỏng. Và còn “người mẹ phù sa” với vẻ đẹp đầy tinh tế, đắm say lòng người.
Rời xa thượng nguồn về với thành phố, là màu sức rực rỡ của hoa đỗ quyên hai bên bờ sông. Lúc này sông Hương tựa như cô gái thức giấc với những chuyển mình đầy biến hóa. Khi thì tạo hình cung, rồi ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, khi thì hóa xanh, trưa vàng rồi lại chiều tím, làm ngây ngất lòng người.
Khi con sông tiến thẳng về phía hướng Bắc, thì ôm gọn lấy đảo Cồn hến. Khi đột ngột chuyển hướng Đông – Tây thì quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Đó là nỗi vấn vương của dòng sông mà tác giả gọi là sự vấn vương của nàng Kiều đối với Kim Trọng.
Không những thế, sông Hương còn mang dấu ấn của lịch sử, của thi ca khi chứng kiến bao cuộc đấu tranh của dân tộc. Vì vậy, nó xứng đáng là biểu tượng bất diệt của Huế, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca sau này.
6. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn - mẫu số 6
Văn bản bắt đầu bằng việc miêu tả dòng chảy của sông Hương. Từ khi ở thượng nguồn, nó mang vẻ đẹp mạnh mẽ và hoang dại. Vào đến thành phố, dòng sông mềm đi, vừa đẹp vừa trí tuệ. Sắc nước trên sông Hương cũng biến ảo "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Khi đi ra đến vùng ngoại ô, dòng sông chảy lặng lờ như một điệu slow chậm rãi. Không chỉ đẹp, gắn liền với thành phố Huế, dòng sông còn gắn liền với lịch sử và đi vào thi ca.
7. Tóm tắt tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - mẫu số 7
"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bài kí về dòng sông Hương chảy quanh xứ Huế. Trước khi về vùng châu thổ, nó là một bản trường ca của rừng già, là cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Thế nhưng khi ra khỏi đó, sông Hương lại mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Từ khi vào thành phố, dòng sông đã uốn mình quanh co để đi hết được những địa danh trên đất Huế. Dòng sông lúc này mềm như tấm lụa, mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. Ra đến vùng ngoại ô, sông Hương vui tươi trở lại nhưng cũng trôi chậm hơn, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Trên dòng sông này, đêm đêm vẫn nghe thấy tiếng âm nhạc cổ điển Huế được cất lên. Sông Hương còn là dòng sông của lịch sử, chứng kiến và tham gia rất nhiều những trận đánh oanh liệt của dân tộc. Dòng sông cũng đã đi vào vô số những tác phẩm thi ca nổi tiếng.
8. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông hay - mẫu số 8
Dòng sông Hương trong văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" được hiện lên qua vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp trong lịch sử và thi ca. Khi ở thượng nguồn, dòng sông hoang dại, mạnh mẽ giống y như một bản trường ca. Thế nhưng, sông Hương đã đóng kín tâm hồn sâu thẳm ở cửa rừng để trở thành người mẹ phù sa của vùng đất kinh kì Huế. Từ Tuần đến chùa Thiên Mụ, sông Hương giống như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Vào trong thành phố, dòng sông trở nên đa sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím, nó mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi đến khi gặp chùa Thiên Mụ. Từ đây, sông Hương vui tươi hẳn lên, uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến. Đường cong ấy làm dòng sông mềm hẳn đi, như tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu. Sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Đấy chính là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Ngoài ra, sông Hương còn là dòng sông anh hùng từ thời vua hùng đến thời phong kiến, chứng kiến biết bao nhiêu trận đánh, cuộc khởi nghĩa của đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dòng sông cũng là nhân chứng cho những đau thương, anh dũng của dân tộc. Không những thế, sông hương còn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, là dòng sông của âm nhạc khi đã sản sinh ra toàn bộ nền âm nhạc Huế.
--------------------HẾT--------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/tom-tat-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-48993n.aspx
Mong rằng ba mẫu Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông? Trên Taimienphi.vn sẽ giúp em nhớ và hiểu nội dung của tác phẩm này hơn. Tìm hiểu về vẻ đẹp dòng sông Hương thơ mộng cùng cái tôi độc đáo, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích Hành trình đi tìm lời giải về huyền thoại của dòng sông, ý nghĩa nhan đề của bài kí trong đoạn Ai đã đặt tên cho dòng sông.