Soạn bài Luật thơ (tiếp theo)

Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) để em bổ sung cho mình các kiến thức về cách gieo vần, hài thanh, nhịp điệu của các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thấy được những ảnh hưởng của thơ truyền thống đối với những sáng tác thơ hiện đại và những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo của thơ hiện đại so với thơ truyền thống.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 1
2. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 2
3. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 3

1. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 1

1. So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 - 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh.
Trả lời:
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

a. Giống nhau:
- Mỗi câu có năm chữ (tiếng)
- Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...
- Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:
soan bai luat tho tiep theo

2. Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khố thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.
Trả lời:
- Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông
B B B B B B B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B T T T T B Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T B B T B B T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B B B B B T Bv

- Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (các từ in đậm).
- Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ 2/1/4, 1/3/3.
Sự đổi mới, sáng tạo thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thông.
soan bai luat tho tiep theo

3. Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
Trả lời:

- Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:
Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)
T T B B B T T
Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)
B B B T T B Bv
Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)
B B T T B B T
Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T T B B T T Bv

- Chứng minh sự ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với Thơ Mới:
+ Về vần: Thơ mới vẫn chịu ảnh hưởng của vần thơ Đường luật, chủ yếu gieo vần chân.
+ Về nhịp thơ: Thơ mới chủ yếu vẫn sử dụng 3-4 hoặc 4-3 như trong thơ Đường luật cổ.
+ Về hài thanh: Thơ mới vẫn tuân thủ niêm luật Đường thi: Chữ thứ hai câu hai phải cùng niêm (thanh bằng hay thanh trắc) với chữ thứ hai câu 3.

------------------HẾT BÀI 1----------------

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12

- Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ ngữ âm
- Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

 

2. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 2

Luyện tập

Câu 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.
Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau:
a. Giống nhau:
- Mỗi câu có năm tiếng.
- Đều có thể dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vẫn cách, …
- Các thanh bằng trắc cũng có thể đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.
b. Khác nhau:
soan bai luat tho tiep theo

Câu 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.
Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)
Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)
Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)
Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)
- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
- Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
Câu 3: Ghi lại mô hình luật bài Mời trầu
soan bai luat tho tiep theo
Câu 4: Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)
T T B B B T T
Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)
B B B T T B Bv
Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)
B B T T B B T
Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T T B B T T Bv

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)
- Ngắt nhịp: 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)
- Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).
 

3. Soạn bài Luật thơ (tiếp theo), ngắn 3

Câu 1. So sánh những nét giống và nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 - 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh.

Trả lời: 
a. Giống nhau:
-   Thể ngũ ngôn (5 chữ)
-   Đều điệp vần
-  Các thanh bằng- trắc cũng đối nhau ở vị trí quan trọng.
 
b.  Khác nhau:
vần:
sóng: sử dụng vần đa dạng,linh hoạt nổi bật là vần cách và vần chân
mặt trăng: sử dụng một vần là vần cách
cấu trúc:
sóng: không giới hạn số lượng
 Mặt trăng: tuân thủ theo số câu số chữ nghiêm ngặt theo quy  tắc, ngũ ngôn( năm chữ trong  một dòng) trong số câu bốn- tứ tuyệt,Tám-bát cú
nhịp điệu:
sóng: đa dạng
Mặt trăng: nhịp duy nhất hai-ba
hài thanh:
sóng: không quy định
mặt trăng: có quy tắc
 
Câu 2. Phân tích cách gieo vần ngắt nhịp khổ thơ sau đây để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.
Trả lời
cách gieo vần: thanh bằng, vần “ ong’’ ( Lòng,Trong,sông)
cách ngắt nhịp độc đáo: câu một và câu hai nhịp bị phá vỡ trở thành nhịp Hai- năm.câu ba,bốn theo nhịp truyền thống.
=> diễn tả chính xác cảm xúc của tác giả khi xa bạn
.
Câu 3. Tìm những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ sau để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.
Trả lời: 
Dưới tác động của thơ Đường luật,thơ mới có ảnh hưởng sâu sắc:
vần chân, gieo vần cách vẫn được dùng linh hoạt
số câu,chữ hay nhịp điệu bốn- ba được sử dụng với niêm luật chặt chẽ giống thơ Đường luật thất ngôn bát cú
 hài thanh: niêm luật chặt chẽ: ở các tiếng thứ hai, bốn,sáu giống với thơ Thất ngôn bát cú
 
--------------------HẾT---------------------

Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK  

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luat-tho-tiep-theo-38162n.aspx
 


Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết thư kể về ước mơ làm luật sư
Soạn bài Chính tả (Nhớ - viết): Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 86 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Luật tiếp công dân mới nhất, Luật số 42/2013/QH13
Soạn bài Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo), tập đọc
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Cháu nhớ Bác Hồ
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai luat tho tiep theo

, soan van bai luat tho tiep theo, soan bai luat tho tiep,
SOFT LIÊN QUAN
  • Phần mềm quản lý soạn thảo văn bản luật QPPL HiNet

    Quản lý và theo dõi công tác soạn thảo văn bản ngành luật

    Làm sao để cải thiện chất lượng và thời gian soạn thảo văn bản chính là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp đặt ra hiện nay, do vậy, phần mềm quản lý soạn thảo văn bản luật QPPL HiNet được giới thiệu ngay sau đây sẽ cho bạn một sự gợi ý hoàn hảo để bạn có thể cân nhắc việc sử dụng, nhằm giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý văn bản trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tin Mới