Luật tiếp công dân mới nhất, Luật số 42/2013/QH13

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác tiếp nhân, Đảng và Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật về tiếp công dân và các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ áp dụng và triển khai, tiêu biểu trong đó là Luật tiếp công dân. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.

Nhằm quán triệt cũng như cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác tiếp dân, Quốc hội đã thông qua Luật tiếp công dân. Đây là cơ sở để đổi mới, hoàn thiện trong hoạt động tiếp nhân trên thực tế.

luat tiep cong dan moi nhat

Nội dung luật tiếp công dân 2013 số 42/2013/QH13 và Nghị định hướng dẫn Luật tiếp công dân mới nhất
 

Mục Lục bài viết:
1. Bố cục của luật tiếp công dân.
2. Nội dung chính của luật tiếp công dân.

* Tải luật tiếp công dân mới nhất TẠI ĐÂY
 

1. Bố cục luật tiếp công dân

Luật tiếp công dân 2013 gồm có: 9 Chương với tổng số 36 Điều, cụ thể:

- Chương I: Quy định chung (từ Điều 1 - Điều 6)

- Chương II: Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân (từ Điều 7 - Điều 9).

- Chương III: Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân cấp xã (từ Điều 10 - Điều 15).

- Chương IV: Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước" (từ Điều 16 - Điều 19)

- Chương V: Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (từ Điều 20 - Điều 23)

- Chương VI: Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân (từ Điều 24 - Điều 28)

- Chương VII: Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ Điều 29 - Điều 32)

- Chương VIII: Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân (từ Điều 33 - Điều 34)

- Chương IX: Điều khoản thi hành (Điều 35 - Điều 36)

luat tiep cong dan 2013

Cấu trúc của luật tiếp công dân 2023 theo pháp luật hiện hành
 

2. Nội dung chính của luật tiếp công dân

- Phạm vi điều chỉnh của Luật tiếp công dân gồm có:

+ Trách nhiệm của công dân, quyền, nghĩa vụ của những người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.

+ Việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.

- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp dân theo các cấp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình.

- Bên cạnh đó, Luật ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân đến thực hiện khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị: trình bày nội dung cần khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; được hướng dẫn, giải thích về những nội dung liên quan; các quyền khác có liên quan.

- Song song với đó, là trách nhiệm của người tiếp dân, người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp dân:

+ Về trang phục: đảm bảo trang phục chỉnh tề, lịch sử, đeo thẻ công chức, viên chức, phù hiệu

+ Về tác phong, thái độ: đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của dân, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung tiếp nhận.

+ Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, phản ánh, kiến nghị, tố cáo

+ Trực tiếp xử lý, phân loại, chuyển đơn và trình đơn lên người có thẩm quyền để xử lý

- Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung

- Những vấn đề liên quan khác.

https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-tiep-cong-dan-73838n.aspx
Như vậy, Taimienphi.vn đã giới thiệu với bạn đọc về Luật tiếp công dân. Đây cũng là cơ sở để quản lý hoạt động tiếp công dân của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo về quyền và lợi ích của công dân khi làm việc với các cơ quan hành chính nhà nước. Bạn đọc có thể theo dõi thêm các văn bản luật khác như mà chúng tôi đã chia sẻ như Luật tố cáo hay Luật tố tụng dân sự, Luật khiếu nại,... để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật.

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Luật Dân sự 2015, Luật số 91/2015/QH13 của Quốc hội update mới nhất 2023
Luật phá sản mới nhất, Luật số 51/2014/QH13 (cập nhật 2023)
Luật đầu tư công 2019 mới nhất, Luật số 39/2019/QH14 của Quốc hội
Thời hạn của thẻ căn cước công dân có giá trị bao lâu
Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
Từ khoá liên quan:

luật tiếp công dân

, luật tiếp công dân mới nhất, luật tiếp công dân 2013,

SOFT LIÊN QUAN
  • Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13

    Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng CAND

    Luật Công an nhân dân số 73/2014/QH13 là Luật Công an nhân dân mới nhất quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, quyền lợi đối với những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh ...

Tin Mới