Luật công chức sửa đổi 2019, Luật số 52/2019/QH14

Công chức là người làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy mà việc quản lý đối tượng này vô cùng quan trọng. Hiện nay, các quy định của Luật Cán bộ công chức đã và đang được áp dụng trên thực tế. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung cơ bản của Luật công chức qua bài viết sau.

Luật công chức được hiểu là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức - một chủ thể đặc biệt được tuyển dụng, bổ nhiệm trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội.

luat cong chuc moi nhat bo cuc noi dung

Luật Công chức, nội dung và hiệu lực thi hành
 

Mục Lục bài viết:
1. Giới thiệu về Luật Công chức 2008.
2. Nội dung cơ bản của Luật Công chức.
3. Những điểm mới của Luật công chức sửa đổi, bổ sung 2019.

* Tải Luật công chức sửa đổi 2019 TẠI ĐÂY

1. Giới thiệu về Luật Công chức 2008

- Luật Công chức là cách gọi ngắn gọn mà nhiều người sử dụng để chỉ Luật Cán bộ công chức.

- Luật Cán bộ công chức 2008 được thông qua vào ngày 13/11/2008 bởi Quốc hội khóa XII, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đến ngày 25/11/2019, một số quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức 2019. Từ đó đến nay, cơ sở pháp lý đang có hiệu lực áp dụng là Luật Cán bộ công chức 2008, sửa đổi, bổ sung 2019.

- Luật Cán bộ, công chức gồm có 10 chương với 87 điều.

Chương 1: Những quy định chung

Chương 2: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức

Chương 3: Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức

Chương 4: Công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Chương 5: Quản lý cán bộ, công chức

Chương 6: Cán bộ, công chức cấp xã

Chương 7: Các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ

Chương 8: Thanh tra công vụ

Chương 9: Khen thưởng và xử lý vi phạm

Chương 10: Điều khoản thi hành
 

2. Nội dung cơ bản của Luật Công chức

- Khi nghiên cứu về Luật Công chức 2008 cần nắm được các quy định cơ bản sau:

+ Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

+ Công chức là gì?

+ Nguyên tắc quản lý công chức.

+ Quyền, nghĩa của công chức.

+ Đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức.

+ Những việc công chức không được làm.

+ Công chức, phân loại công chức.

+ Tuyển dụng công chức.

+ Ngạch công chức.

+ Đào tạo, bồi dưỡng công chức.

+ Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.

+ Đánh giá công chức. (Xem thêm các mẫu phiếu đánh giá phân loại viên chức theo quy định hiện hành)

+ Thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.

+ Quản lý công chức.

+ Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với công chức.

Tùy vào từng nội dung cụ thể, Chính phủ có thể ban hành các Nghị định hướng dẫn, ví dụ: Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức.

luat cong chuc moi nhat bo cuc noi dung 2

Nội dung chính của Luật Công chức là gì?

 

3. Những điểm mới của Luật công chức sửa đổi, bổ sung 2019

Luật công chức được sửa đổi, bổ sung 2019 có rất nhiều những điểm mới về công chức cần được lưu ý:

- Khái niệm về công chức, theo đó, người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được coi là công chức.

- Bổ sung ngạch công chức khác theo quy định của chính phủ.

- Bổ sung phương thức tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển.

- Bổ sung một số cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức: tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập. Quy định thêm về thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

- Thay đổi mức xếp loại chất lượng công chức: Từ "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực" sang "hoàn thành nhiệm vụ".

- Thay đổi, bổ sung nội dung đánh giá công chức, ví dụ: "kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao".

Ngoài những sửa đổi trên, các quy định về công chức còn có rất nhiều các điều chỉnh mới, từ ngày 01/7/2020.

https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-cong-chuc-73764n.aspx
Trên đây là những chia sẻ của Taimienphi. vn về Luật công chức. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức áp dụng triệt để để đảm bảo chất lượng "nhân sự" trong các cơ quan nhà nước. Tiếp theo, độc giả có thể tìm hiểu thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, ,...

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bài tham luận trong Hội nghị Cán bộ công chức mới nhất
Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn mới nhất 2022
Luật Thanh tra mới nhất, Luật số 56/2010/QH12
Công chức và Viên chức là gì?
Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức cập nhật mới nhất
Từ khoá liên quan:

Luat cong chuc

, Luật công chức viên chức, Luật công chức mới nhất,

SOFT LIÊN QUAN
  • Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12

    Luật cán bộ công chức mới nhất

    Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 là luật cán bộ công chức mới nhất hiện nay, đưa ra các quy định về hoạt động của cán bộ, công chức và các quyền hạn cũng như nghĩa vụ của cán bộ trong chức trong quá trình thi hành c ...

Tin Mới