Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất

Miễn nhiệm cán bộ không phải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật, nhưng lại có ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cán bộ. Vì vậy, chỉ khi có quyết định miễn nhiệm cán bộ thì cán bộ mới thôi giữ chức vụ của mình. Vậy, mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ cần viết trong trường hợp nào?

Một cán bộ chỉ coi là bị miễn nhiệm khi có quyết định miễn nhiệm cán bộ của cấp có thẩm quyền. Vậy mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ viết như nào? Các vấn đề xoay quanh miễn nhiệm cán bộ ra sao?

mau quyet dinh mien nhiem can bo chi tiet ve cach viet

Quyết định miễn nhiệm là gì? Mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ, viên chức mới nhất
 

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ.
2. Hướng dẫn viết mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ.
3. Các vấn đề pháp lý liên quan.
3.1. Thẩm quyền ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ.
3.2. Cán bộ bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
3.3. Quy trình miễn nhiệm cán bộ.


1. Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ.

- Mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ, chức danh, cán bộ.

mau quyet dinh mien nhiem can bo chi tiet ve cach viet 2

* Tải mẫu TẠI ĐÂY

- Nhận thấy:

Về hình thức, mẫu quyết định miễn nhiệm và quyết định điều động cán bộ là giống nhau, độc giả xem thêm Mẫu quyết định điều động cán bộ để có thêm thông tin.

- Một số thông tin về miễn nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành:

+ Theo quy định tại Luật Cán bộ công chức 2008, miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời gian bổ nhiệm.

+ Giải thích chi tiết hơn về khái niệm miễn nhiệm cán bộ, tại Quy định số 41-QĐ-TW năm 2021 của Ban chấp hành trung ương nêu rõ "Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức."
 

2. Hướng dẫn viết mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ

- Ngay trong mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ được nêu ở mục 1, cũng đã có phần hướng dẫn đi kèm, tuy nhiên, tại phần này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến các nội dung cần có trong một quyết định miễn nhiệm cán bộ:

+ Tên quyết định.

+ Chức danh người có thẩm quyền ban hành quyết định.

+ Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định.

+ Nội dung quyết định: Xác định đối tượng áp dụng quyết định (tên, ngày tháng năm sinh); Lý do miễn nhiệm; trách nhiệm của cá nhân miễn nhiệm; trách nhiệm của cơ quan, cá nhân liên quan.

mau quyet dinh mien nhiem can bo chi tiet ve cach viet 3

Nội dung mẫu quyết định miễn nhiệm chức danh cán bộ và cách viết
 

3. Các vấn đề pháp lý liên quan


3.1. Thẩm quyền ban hành quyết định miễn nhiệm cán bộ

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm.

Ví dụ: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 

3.2. Cán bộ bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?

- Các trường hợp làm căn cứ để miễn nhiệm cán bộ được quy định tại Điều 5 Quy định 41/QĐ-TW, chỉ cần thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị miễn nhiệm:

+ Bị kỷ luật cảnh cáo/khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhận chức vụ được giao. + Bị kỷ luật khiển trách tối thiểu 02 lần trong cùng một nhiệm kỳ/trong thời hạn bổ nhiệm.

+ Có lớn hơn 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu.

+ Có 02 năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Cơ quan có thẩm quyền kết luận suy toán tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu tới uy tín của bản thân, cơ quan, đơn vị nơi công tác

+ Cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị đến mức phải miễn nhiệm.
 

3.3. Quy trình miễn nhiệm cán bộ

- Việc miễn nhiệm cán bộ để hợp pháp bên cạnh việc có đủ căn cứ, đúng thẩm quyền thì còn phải tuân thủ đúng quy trình miễn nhiệm, cụ thể:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, cơ quan, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ/cơ quan tham mưu về công tác cán bộ phải trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc (tối đa 15 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được tờ trình, cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn nhiệm.

+ Dựa trên quyết định đó, mỗi cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thực hiện các thủ tục cụ thể để miễn nhiệm cán bộ.

Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ trên đây đã đảm bảo được tính chính xác về hình thức. Người sử dụng mẫu cần có sự linh hoạt trong nội dung để đảm bảo tính phù hợp trong thực tế.

https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-quyet-dinh-mien-nhiem-can-bo-73880n.aspx
Bạn đọc có thể xem thêm nhiều biểu mẫu mà Taimienphi.vn đã hướng dẫn chi tiết như Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 1, 2 hay Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức, ...

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

5 Bài phát biểu trong Hội nghị viên chức 2022 hay nhất
5 Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất
5 Kịch bản tổ chức Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức hay nhất
CEO, Founder là gì
Mẫu quyết định thành lập công ty Cổ phần, tnhh 2 thành viên, tnhh mtv
Từ khoá liên quan:

Mau quyet dinh mien nhiem can bo

, Quyết định miễn nhiệm, Quy định miễn nhiệm cán bộ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu quyết định về bổ nhiệm cán bộ, công chức

    Quyết định về bổ nhiệm nhân sự

    Mẫu quyết định về bổ nhiệm cán bộ, công chức là một trong số những mẫu quyết định được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong những trường hợp bổ nhiệm cán bộ công chức. Mẫu quyết định trình bày rõ thời gian cũng như các t ...

Tin Mới