Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức cập nhật mới nhất

Cán bộ, công chức là hai trong số những đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Họ phải giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này. Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức hiện nay được Taimienphi.vn tổng hợp, chia sẻ qua bài viết sau, mời bạn đọc theo dõi.

Thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, Nghị định 130/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn theo dõi hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo nghị định 130 thông qua bài viết sau đây.

mau ke khai tai san thu nhap can bo cong chuc cap nhat nhat

Mẫu kê khai tài sản, thu nhập năm 2023 và hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130
 

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức.
2. Nội dung chính bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
3. Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo nghị định 130.


1. Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức

- Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức mới nhất được sử dụng theo mẫu quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kê khai tài sản của cán bộ, công chức.

Mẫu 01: Mẫu kê khai tài sản, thu nhập

mau ke khai tai san thu nhap can bo cong chuc cap nhat nhat 2

- Ngoài mẫu này, bạn đọc có thể xem thêm Mẫu kê khai tài sản, thu nhập bổ sung theo nghị định 130.

Mẫu 02: Mẫu kê khai tài sản, thu nhập bổ sung theo Nghị định 130

mau ke khai tai san thu nhap can bo cong chuc cap nhat nhat 3

* Tải trọn bộ các mẫu này TẠI ĐÂY
 

2. Nội dung chính bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập gồm có những nội dung chính sau đây:

- Thông tin chung: Thông tin của người kê khai tài sản, thu nhập; vợ hoặc chồng của người kê khai; con chưa thành niên.

- Thông tin mô tả về tài sản:

+ Thông tin quyền sử dụng thực tế đối với đất.

+ Nhà ở, công trình xây dựng.

+ Tài sản khác gắn liền với đất: Cây lâu năm, rừng sản xuất, vật kiến trúc khác gắn liền với đất.

+ Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

+ Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ).

+ Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác mà tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

+ ...

- Biến động tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
 

3. Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo nghị định 130

Sử dụng mẫu kê khai tài sản thu nhập theo Nghị định 130, người kê khai cần lưu ý cách viết mẫu này như sau:

* Phần thông tin chung

- Ghi đầy đủ, chính xác thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác, nơi thường trú, số CMND/CCCD của người kê khai tài sản và vợ/chồng, con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật) của người kê khai.

- Nếu vợ hoặc chồng của người kê khai làm việc thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ tên cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp đó; nếu làm việc tự do, nghỉ hưu hoặc làm việc nội trợ thì ghi rõ.

mau ke khai tai san thu nhap can bo cong chuc cap nhat nhat 4

Nội dung mẫu kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ và hướng dẫn kê khai tài sản năm 2023

* Phần mô tả về tài sản

Lưu ý: Tài sản phải kê khai là tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người kê khai, của vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi (nếu có) chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

- Quyền sử dụng thực tế đối với đất: Được hiểu là trên thực tế người kê khai có quyền sử dụng đối với thửa đất bao gồm đất đã được cấp hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đất ở: Là đất được sử dụng vào mục đích để ở. Nếu thửa đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà trong đó có đất ở thì kê khai vào mục đất ở.

+ Ghi cụ thể địa chỉ của mình đất: ghi rõ số nhà (nếu có), ngách, khu phố, thôn, xóm, bản; xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Diện tích: ghi theo thông tin trong sổ đỏ hoặc diện tích đo thực tế nếu chưa có sổ đỏ.

+ Giá trị: là giá gốc tính bằng tiền Việt Nam.

++ Tài sản có được do mua, chuyển nhượng => Ghi tiền thực tế phải trả khi mua cộng với thuế, phí (nếu có).

++ Tài sản tự xây, chế tạo, tôn tạo => Ghi tổng chi phí đã chi trả để hoàn thành việc xây dựng, chế tạo, tôn tạo cộng với phí, lệ phí (nếu có) tại thời điểm hình thành.

++ Tài sản được tặng cho, thừa kế => Ghi giá thị trường tại thời điểm được tặng cho, thừa kế cộng với thuế, phí (nếu có), và ghi "giá trị ước tính", nếu không ước tính được thì ghi "không xác định được giá trị" và ghi rõ lý do.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng: Đất được cấp giấy chứng nhận => Ghi tên người được cấp; nếu chưa được cấp giấy chứng nhận => Ghi "chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

+ Thông tin khác (nếu có): Ghi tình trạng thực tế quản lý, sử dụng, tình trạng chuyển nhượng, sang tên và hiện trạng sử dụng như cho thuê, cho mượn,...

- Các loại đất khác: Kê khai các loại đất có mục đích sử dụng không phải là đất ở theo quy định của Luật Đất đai.

Liên quan đến vấn đề đất đai, bạn đọc có thể xem thêm Mẫu hợp đồng thuê đất đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ.

- Nhà ở, công trình xây dựng:

+ Loại nhà: Ghi rõ "căn hộ" nếu là căn hộ trong nhà tập thể, chung cư; ghi "nhà ở riêng lẻ" nếu là nhà được xây dựng trên thửa đất riêng biệt.

+ Diện tích sử dụng: Căn hộ => ghi theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua, thuê; nhà ở riêng lẻ, biệt thự => ghi tổng diện tích xây dựng ở tất cả các tầng.

+ Giá trị: Ghi tương tự như phần đất ở đã hướng dẫn ở trên.

- Công trình xây dựng khác: là công trình xây dựng không phải nhà ở.

- Tài sản khác gắn liền với đất: Lưu ý, người lập bản kê khai chỉ kê khai những tài sản gắn liền với đất mà có tổng giá trị mỗi loại ước tính từ 50 triệu trở lên.

+ Cây lâu năm là cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây lâu năm lấy gỗ, cây tạo cảnh, bóng mát. Không ghi Cây mà thuộc rừng sản xuất vào mục này.

+ Rừng sản xuất là rừng trồng.

- Vàng, kim cương, bạch kim và các kim loại quý, đá quý khác: Ghi những loại có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

- Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền trả trước, tiền gửi cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam: Ghi những loại mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên.

- Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp, các loại giấy tờ có giá khác: Ghi những loại có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (khai theo từng loại).

+ Vốn góp: Ghi từng hình thức góp vốn đầu tư kinh doanh, cả trực tiếp và gián tiếp.

+ Các loại giấy tờ có giá khác: Ví dụ như chứng chỉ quỹ, kỳ phiếu, séc,...

- Tài sản ở nước ngoài: Phải kê khai tất cả loại tài sản nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nêu rõ tài sản đang ở nước nào.

- Tài khoản ở nước ngoài: Kê khai các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước ngoài; các tài khoản khác mở ở nước ngoài không phải là tài khoản ngân hàng nhưng có thể thực hiện các giao dịch bằng tiền, tài sản (như tài khoản mở ở các công ty chứng khoán nước ngoài, sàn giao dịch vàng nước ngoài, ví điện tử ở nước ngoài...).

- Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai:

+ Kê khai riêng tổng thu nhập của người kê khai, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

+ Nếu có khoản thu nhập chung mà không thể tách riêng => ghi tổng thu nhập chung vào phần các khoản thu nhập chung.

+ Thu nhập bằng ngoại tệ, tài sản khác => Quy đổi thành tiền Việt Nam (gồm các khoản lương, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, thù lao, cho, tặng, biếu, thừa kế, tiền thu do bán tài sản, thu nhập hưởng lợi từ các khoản đầu tư, phát minh, sáng chế, các khoản thu nhập khác)

+ Kê khai lần đầu => Không phải kê khai tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

+ Kê khai lần kê khai thứ 2 trở đi được xác định từ ngày kê khai liền kề trước đó đến ngày trước ngày kê khai.

* Biến động tài sản thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm

- Nếu kê khai lần đầu thì không phải khai vào mục này.

- Nếu không có tăng, giảm tài sản thì ghi rõ là "Không có biến động" ngay sau tên của Mục III.

- Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số lượng tài sản tăng vào cột "số lượng tài sản", ghi giá trị tài sản tăng vào cột "giá trị tài sản, thu nhập" và giải thích nguyên nhân tăng vào cột "nội dung giải trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập".

- Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột "số lượng tài sản", ghi giá trị tài sản giảm vào cột "giá trị tài sản, thu nhập" và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột "Nội dung giải trình nguồn gốc của tài sản tăng thêm và tổng thu nhập".

- Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột "giá trị tài sản, thu nhập" và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê khai.

Trên đây là Mẫu kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức và cách viết cụ thể mà những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập có thể theo dõi để thực hiện. Việc kê khai đầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, phòng chống tham nhũng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/mau-ke-khai-tai-san-thu-nhap-can-bo-cong-chuc-73878n.aspx
Liên quan đến đối tượng là cán bộ, công chức, bạn đọc có thể xem thêm Mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ để nắm được quy trình cũng như cách viết.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Chuyển đổi kỳ kê khai thuế GTGT từ tháng sang quý và ngược lại như thế nào?
Cách cập nhật phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK
Cách cài HTKK mới nhất cho Windows 10, 11, 7
Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, bảo hiểm, hải quan qua mạng
Hướng dẫn cài đặt QTTNCN 3.3.2
Từ khoá liên quan:

Mau ke khai tai san

, mẫu kê khai tài sản thu nhập năm 2023, Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giấy giao nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

    Giấy giao nhận nội dung kê khai thu nhập

    Giấy giao nhận bản kê khai tài sản, thu nhập chứng nhận việc giao nhận bản kê khai tài sản, thu nhập giữa bên giao và bên nhận, giúp cho việc giao nhận được thực hiện được rõ ràng, minh bạch hơn.

Tin Mới