Bài soạn Tự tình (bài 2), Ngữ văn 10, Cánh Diều là nguồn tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình đọc hiểu tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mời các em đón đọc bài soạn mẫu mà taimienphi.vn đã cung cấp dưới đây.
Bài viết liên quan
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Tỏ lòng (Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Sóng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Tự tình (bài 2 - Hồ Xuân Hương), Ngữ văn lớp 10 - Cánh Diều
Soạn bài Tự tình - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10
I. Chuẩn bị
1. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.
Trả lời:
Những thông tin về Hồ Xuân Hương:
- Hiện nay, thi sĩ Hồ Xuân Hương vẫn chưa rõ lai lịch, gia thế và xuất thân.
- Hồ Xuân Hương được tôn xưng là "Bà chúa thơ Nôm". Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
- Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ .
1. Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề "Tự tình"?
Trả lời:
- Bố cục của bài thơ:
+ Bốn câu đầu: tình cảnh cô đơn, trơ trọi của nhân vật trữ tình.
+ Bốn câu cuối: khát khao hạnh phúc và nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
- Tác phẩm là lời tâm sự của người phụ nữ về thân phận buồn tủi, xót xa trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
- Nhan đề "Tự tình" là tự bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Như vậy, nhan đề đã gợi mở nội dung cảm xúc của bài thơ: là nỗi niềm tâm sự về kiếp người và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều đó được thể hiện rõ qua bố cục và nhân vật trữ tình.
2. Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Trả lời:
* Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu:
- Thời gian: "Đêm khuya": thời gian kết thúc của một ngày, là khoảng thời gian nghỉ ngơi nhưng lại mở ra đời sống nội tâm của nhân vật trữ tình.
- Không gian: "Văng vẳng trống canh dồn": âm thanh của tiếng trống điểm canh kết hợp với từ "văng vẳng" gợi ra cảm giác âm thanh tiếng trống từ xa vọng lại.
=> Mở ra chiều không gian rộng lớn, xa vắng thể hiện nỗi trống trải của nhân vật trữ tình.
- Tâm trạng của chủ thể trữ tình:
+ "Trơ cái hồng nhan với nước non": Hình ảnh "hồng nhan": hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ kết hợp với từ "cái" chỉ sự bé nhỏ, hữu hạn đối lập với "nước non" diễn tả sự rộng lớn, vô hạn. Từ "trơ" cho thấy tình trạng lẻ loi, một mình của người phụ nữ.
+ "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh": nhân vật trữ tình mượn rượu giải sầu quên đi nỗi buồn nhưng trạng thái "say" rồi "lại tỉnh" cho thấy sự quẩn quanh, bế tắc không thể hóa giải.
+ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn": hình ảnh ẩn dụ cho sự dang dở, không trọn vẹn trong tình yêu.
=> Hoàn cảnh cô độc và tâm trạng buồn tủi, xót xa cho chính bản thân mình của người phụ nữ.
Soạn bài Tự tình (bài 2, Hồ Xuân Hương), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
3. Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống và số phận của mình:
- Hình ảnh thiên nhiên: "rêu", "đá"
- Từ ngữ: Động từ mạnh: "xiên ngang", "đâm toạc" được đảo lên đầu câu.
- Nghệ thuật đối:
Xiên ngang mặt đất/ rêu từng đám
Đâm toạc chân mây/ đá mấy hòn
=> Hình ảnh rêu, đá tượng trưng cho những sự vật thấp bé, mềm yếu nhưng kết hợp với động từ mạnh đã cho thấy sự vận động để xé toạc không gian là "mặt đất", "chân mây". Qua đó, thể hiện khát vọng vươn lên, không cam chịu, đầu hàng số phận, đấu tranh, phá bỏ mọi ràng buộc của xã hội để tìm đến một cuộc sống hạnh phúc hơn.
4. Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
Hai câu kết của bài thơ đã diễn tả bi kịch của nhân vật trữ tình:
* "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,":
- "Ngán": thể hiện trạng thái ngán ngẩm, chán ngán của nhân vật trữ tình.
- "Xuân đi xuân lại lại": quy luật tuần hoàn của tự nhiên.
=> Mùa xuân đi rồi trở lại theo quy luật bất biến của thời gian còn tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại cho nên nhân vật rơi vào bế tắc.
* "Mảnh tình san sẻ tí con con":
+ "Mảnh tình": sự nhỏ bé, không trọn vẹn.
+ "San sẻ": động từ chỉ hành động chia sẻ cho người khác.
+ "Tí con con": "tí" và "con con" đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cùng nhau càng tăng thêm nỗi bất hạnh của nhân vật trữ tình khi phải san sẻ tình cảm vốn đã ít ỏi.
=> Thể hiện số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ phải chịu cảnh làm vợ lẽ trong xã hội phong kiến.
5. Theo em, bài thơ "Tự tình" nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào với ngày nay?
Trả lời:
- Theo em, bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương đã thể hiện:
+ Tâm trạng đau buồn, xót xa cho thân phận.
+ Khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
- Bài thơ vẫn còn ý nghĩa đối với cuộc sống ngày nay: trân trọng khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
6. Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.
Trả lời:
Đọc bài thơ "Tự tình" của nhà thơ Hồ Xuân Hương, em cảm thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã bày tỏ tình cảnh cô đơn, trơ trọi và nỗi khát khao hạnh phúc. Hình ảnh thơ "trơ cái hồng nhan với nước non" và hành động mượn rượu giải sầu đã khắc họa sự cô quạnh, trống vắng của nhân vật trữ tình. Chủ thể càng chìm đắm vào men say thì lại càng tỉnh cho thấy sự quẩn quanh, bế tắc không thể hóa giải. Dù cố gắng thoát khỏi thực tại: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" nhưng vẫn rơi vào bi kịch, bẽ bàng nhận ra sự khắc nghiệt của thời gian. Mảnh tình vốn đã ít ỏi nay còn phải san sẻ cho người khác thể hiện số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài thơ đã để lại trong em nhiều cảm xúc, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tu-tinh-bai-2-ho-xuan-huong-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70949n.aspx
Đọc bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, ta không khỏi xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ngoài bài soạn mẫu trên, tamienphi.vn còn cung cấp các bài soạn văn mẫu lớp 10 như:
- Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều