Tiếp nối phần thực hành đọc hiểu tùy bút và tản văn, em hãy theo dõi trên Taimienphi.vn Soạn bài Trưa tha hương ngắn nhất Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, trang 63, học kì II dưới đây để có những ý tưởng, định hướng phù hợp.
Soạn bài Trưa tha hương ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài văn bản Trưa tha hương ngắn gọn lớp 7
I. Chuẩn bị
*Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Tác giả Trần Cư:
- Ông quê ở Hải Phòng
- Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ "Tin mới văn chương".
- Bạn đọc bắt đầu thích và ấn tượng với những tác phẩm chứa đựng cảm xúc chân thực về cuộc sống của Trần Cư.
2. Tìm hiểu điệu hát ru miền Bắc:
- Điệu hát ru đã có từ rất lâu trong đời sống con người.
- Hát ru là những bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, du dương.
- Mỗi đứa trẻ luôn được người mẹ, người bà hát những bài hát ru quen thuộc.
II. Đọc hiểu
* Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
1. Tình huống, địa điểm, thời gian... của câu chuyện.
- Tình huống: Nhân một ngày được nghỉ, nhân vật "tôi" đạp xe sang thăm Chúp ở bờ bên kia Cửu Long Giang.
- Địa điểm: Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang.
- Thời gian: buổi trưa.
2. Từ "nạo" trong câu: "Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn." diễn tả được điều gì?
Từ "nạo" trong câu: "Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn." diễn tả cảm xúc mãnh liệt trong lòng của nhân vật "tôi". Cảm xúc như cọ sát vào tâm tưởng, mang đến sự bồi hồi khó tả.
3.Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật "tôi" nhớ nhà?
Bởi lẽ tiếng hát là âm thanh quen thuộc gợi nhớ bao kỉ niệm thân thương về gia đình.
4. Tiếng hát ru đã giúp "tôi" nhận ra điều gì?
Tiếng hát ru đã giúp "tôi" nhận ra rằng: "Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi".
5. Chú ý địa điểm và thời gian được nói đến trong câu hát ru.
- Địa điểm: Cao Bằng.
- Thời gian: "Khi đi trúc mới mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre..."
6. Nhân vật "tôi" thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?
- Nhân vật "tôi" thấy hình ảnh quê hương hiện lên qua tiếng hát ru: "Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám,..."
III. Sau khi đọc
*Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 66 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Bài tùy bút "Trưa tha hương" viết về những cung bậc cảm xúc của nhân vật "tôi" khi nghe thấy âm thanh tiếng hát ru thuở ấu thơ. Từ đây, biết bao kỉ niệm thân thương ùa về.
- Đề tài và bối cảnh câu chuyện đặc biệt ở chỗ: Khi đang ở nơi xa, nhân vật "tôi" lại bắt gặp âm thanh quen thuộc của quê hương. Nhờ vậy, dòng kí ức, hoài niệm tuổi thơ cứ thế lần lượt ùa về.
Câu hỏi 2 trang 66 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Tiếng hát ru đã làm nhân vật "tôi" nhớ đến:
+ Đầu tiên nhân vật "tôi" nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ vú em.
+ Nhớ khung cảnh quen thuộc ở xứ Bắc.
Soạn bài Trưa tha hương ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Câu hỏi 3 trang 66 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Một số câu, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru:
+ "Tự dưng tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước".
+ "Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ.".
+ "Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đó Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!".
Câu hỏi 4 trang 66 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
- Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút:
+ "Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ"
+ "Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa".
=> Ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất thơ giúp cho người đọc cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên gần gũi, nên thơ, đẹp đến vô ngần.
Câu hỏi 5 trang 66 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Bài tùy bút cho em hiểu thêm về điệu hát ru miền Bắc. Từ thuở ấu thơ, những lời hát ru thường được các bà, các mẹ cất lên để dỗ đứa con, đứa cháu yên giấc ngủ. Khi khôn lớn, lời hát ru dường như thấm đẫm trong tâm hồn mỗi người. Nó nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ về gia đình, về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Từ đó, biết trân trọng, nâng niu những giá trị tinh thần của dân tộc Việt.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trua-tha-huong-ngan-nhat-ngu-van-7-canh-dieu-75254n.aspx
Bài tùy bút Trưa tha hương khiến chúng ta không khỏi bồi hồi, nghĩ về những lời hát quen thuộc của tuổi ấu thơ. Các em đừng quên ghé thăm Taimienphi.vn để tham khảo thêm nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 như: Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 lớp 7, Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người... đầy đủ và chất lượng nhất.