Thấu hiểu được những khó khăn khi chuẩn bị bài, Taimienphi.vn xin gửi tới học sinh bài soạn Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Ngữ văn 7, Cánh Diều. Đây là sẽ nguồn tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình đọc hiểu tác phẩm của mình.
Bài viết liên quan
- Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật
- Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
- Tóm tắt Tiếng gà trưa, ngắn gọn, hay
- Soạn bài Trưa tha hương ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Soạn bài Tiếng gà trưa - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7
I. Chuẩn bị
1.1. Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ).
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: "Tơ tằm - Chồi biếc" (1963), "Hoa dọc chiến hào" (1968), "Gió lào cát trắng" (1974), "Lời ru trên mặt đất" (1978), "Cây trong phố - Chờ trăng" (1981),...
1.2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ. In lần đầu trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào" (1968).
II. Đọc hiểu
2.1. Trong khi đọc
1. Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không đủ năm tiếng. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?
- Dòng thơ không phải năm chữ: Dòng số 8, dòng số 14 và dòng số 28 "Tiếng gà trưa".
- Số dòng trong mỗi khổ thơ không giống nhau.
2. Xác định vần và nhịp của bài thơ.
- Gieo vần chân.
- Nhịp thơ: 3/2, 2/3 tùy từng câu.
3. Chú ý những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ "tiếng gà trưa".
- Hình ảnh: ổ rơm hồng những trứng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng.
- Kỉ niệm: bà bán trứng gà mua quần áo mới cho cháu.
Soạn bài Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
4. Chú ý các từ diễn tả cảm xúc của người cháu.
Các từ diễn tả cảm xúc của người cháu: "Ôi", "hạnh phúc".
5. Chú ý những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ cuối.
Dòng thơ có cấu trúc giống nhau: "Vì lòng yêu Tổ quốc", "Vì xóm làng thân thuộc", "Vì tiếng gà cục tác".
2.2. Sau khi đọc
1. Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ "Tiếng gà trưa"? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng "cháu" trong bài thơ là ai?
- Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là sự bồi hồi, xao xuyến khi nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ và nhớ về kỉ niệm thời thơ ấu với bà với tiếng gà trưa.
- Cảm xúc đó được gợi lên từ tiếng gà trưa nhảy ổ khi trên đường hành quân xa nhà.
- Người xưng "cháu" trong bài thơ là một người chiến sĩ đang hành quân ra trận bảo vệ Tổ quốc.
2. Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại mấy lần trong bài thơ? "Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?
- Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại ba lần trong bài thơ.
- "Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ:
+ Tiếng gà trưa gắn với ổ rơm hồng những trứng.
+ Gắn với hình ảnh người bà chắt chiu dành dụm từng quả trứng để mua quần áo cho cháu.
+ Gắn với giấc mơ chứa chan hạnh phúc của cháu.
- Em ấn tượng nhất với hình ảnh người bà "tay khum soi trứng", thể hiện tình cảm của bà dành cho cháu: luôn yêu thương, chăm sóc.
3. Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?
- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết:
+ "Tay bà khum soi trứng".
+ "Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối".
=> Ý nghĩa:
+ Hình ảnh người bà: hiện lên thật gần gũi, thân thuộc, yêu thương và chăm sóc cháu.
+ Tình cảm của người cháu dành cho bà: biết ơn, yêu thương, trân trọng, mong nhớ.
4. Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
Vì:
- Gia đình luôn là điểm tựa tinh thần cho chúng ta.
- Người thân trong gia đình là những người gần gũi nhất, sẵn sàng hi sinh vì chúng ta.
- Thành viên trong gia đình luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ ta vượt qua khó khăn, thử thách.
Những kí ức về tuổi thơ bên bà của người lính hành quân được khơi gợi thông qua tiếng gà trưa. Bài thơ đã đem đến cho chúng ta cảm nhận về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Mong rằng các em sẽ thêm yêu và quý trọng cuộc sống yên bình ngày hôm nay!
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
-
Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, dàn ý
Bài thơ Tiếng gà trưa ngắn nhất - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả
I. Tác giả Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Quê: Hà Nội.
- Thơ Xuân Quỳnh thường có hình thức giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, trong trẻo.
II. Tác phẩm Tiếng gà trưa
1. Thể thơ của bài thơ Tiếng gà trưa
- Thể thơ: 5 chữ.
2. Xuất xứ bài thơ Tiếng gà trưa
- Bài thơ được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- In lần đầu trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968).
3. Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: khổ 1: Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc của người cháu.
+ Phần 2: khổ 2, 3, 4, 5: Tiếng gà trưa gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ bên bà.
+ Phần 3: khổ còn lại: Tình cảm cháu dành cho bà cùng tình yêu quê hương, đất nước.
4. Nhan đề bài thơ Tiếng gà trưa
- Nhan đề bài thơ gợi nhắc đến âm thanh thân thuộc ở mỗi làng quê. "Tiếng gà trưa" là chi tiết quan trọng, có ý nghĩa trong việc khơi dậy tình cảm và kỉ niệm của người cháu. Qua đó, cháu bày tỏ tình yêu bà và tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm.
5. Giá trị nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa
Bài thơ đã mang đến những kỉ niệm đẹp của cháu khi được sống bên bà, từ đó khẳng định tình cảm bà cháu quý giá. Tình cảm ấy luôn song hành cùng tình yêu đất nước, trở thành ngọn lửa soi sáng từng bước đường cháu đi.
6. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa
- Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.
- Lời thơ giàu cảm xúc.
- Các biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ "tiếng gà trưa".
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa...".
+ So sánh "lông óng như màu nắng".
Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật ngắn gọn
III. Dàn ý chi tiết Tiếng gà trưa
1. Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc của người cháu.
- Hoàn cảnh của người cháu: dừng chân nghỉ ngơi sau chặng đường hành quân xa.
- Người cháu bắt gặp âm thanh quen thuộc "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta".
- m thanh ấy không chỉ xua đi cái mệt nhọc mà còn gợi về những kỉ niệm ấu thơ của cháu "Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ".
-> Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." và điệp ngữ "nghe" để khắc họa âm thanh tiếng gà gần gũi -> khơi gợi cảm xúc của nhân vật.
2. Tiếng gà trưa gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ bên bà.
* Kỉ niệm tuổi thơ gắn với:
- Những hình ảnh quen thuộc: ổ trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng.
- Hình bóng bà tần tảo "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu/ Cho con gà mái ấp".
- Người bà chịu thương chịu khó "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi".
* Tình cảm bà dành cho cháu:
- Bà chắt chiu từng thứ để mong cháu có những điều tốt đẹp nhất "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới."
-> Bà luôn yêu thương, chăm sóc cháu từng ngày. Bà thay mẹ bảo ban, dạy dỗ cháu nên người.
=> Tình bà cháu thật sâu sắc, thắm thiết.
3. Tình cảm cháu dành cho bà cùng tình yêu quê hương, đất nước
- Tiếng gà trưa còn chất chứa tình cảm cao đẹp: tình yêu đất nước, quê hương, xóm làng và bà.
-> Từ đây, tiếng gà trưa không chỉ khơi nguồn cảm xúc ở cháu mà còn nhắc cháu về tình cảm với bà, với Tổ quốc. Hai thứ tình cảm ấy luôn song hành cùng nhau, trở thành điểm tựa cho cháu vững lòng chiến đấu.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tieng-ga-trua-xuan-quynh-ngu-van-lop-7-canh-dieu-70935n.aspx
Taimienphi.vn luôn đồng hành cùng các bạn học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn 7. Em có thể tham khảo các bài soạn, văn mẫu lớp 7 trên trang như:
- Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật
- Tóm tắt Tiếng gà trưa
- Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ