Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

Trong các bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai, Ông đồ của Vũ Đình Liên, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được học ở chương trình Ngữ văn 7 Cánh diều, học kì I, em thích nhất bài thơ nào? Tham khảo dàn ý và bài viết do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để có những định hướng cho phần trình bày của mình, em nhé!

Bài viết liên quan

Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

trong cac bai tho me do trung lai ong do vu dinh lien tieng ga trua xuan quynh em thich nhat bai tho nao vi sao

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai


I. Nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ - Đỗ Trung Lai

1. Dàn ý

a. Mở đầu:

- Giới thiệu bài thơ em yêu thích nhất: "Mẹ" của nhà thơ Đỗ Trung Lai.

b. Nội dung chính: lí do em yêu thích:

- Đặc sắc về nội dung bài thơ: khắc họa tình cảm người con dành cho mẹ:

+ Hình ảnh người mẹ ngày một già yếu.

+ Tâm trạng thảng thốt, đau xót của người con -> tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ.

- Hình thức nghệ thuật độc đáo:

+ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi.

+ Các biện pháp tu từ: phép đối, so sánh.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm xúc của em về bài thơ.

2. Bài nói tham khảo

Xin chào cô và các bạn lớp 7A. Em tên là Tuấn Minh. Trong tiết Nói và nghe ngày hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ của mình về tác phẩm "Mẹ" của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Đây là bài thơ mà em ấn tượng nhất trong số ba bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà chúng ta được học ở Ngữ văn 7 - Cánh Diều.

Không biết có bạn nào cũng thích bài thơ này giống mình hay không? Các bạn thích bài thơ ở điểm nào? Còn mình, mình ấn tượng với "Mẹ" bởi những nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật.

Chứng kiến mẹ ngày một già yếu, người con không khỏi đau xót, thảng thốt. Theo quy luật tự nhiên, tấm lưng gầy yếu, nhỏ bé của mẹ dần còng đi "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng". Thời gian có thể làm cây cau sinh trưởng xanh tươi nhưng cũng lấy đi sức sống ở mẹ "Cau gần với trời/ Mẹ thì gần đất!". Con càng thêm bàng hoàng, đau đớn khi thấy mẹ móm mém "Giờ cau bổ tám/ Mẹ còn ngại to". Phải chăng, từng ngày con lớn lên và trưởng thành cũng là lúc mẹ thêm già đi? Hình ảnh so sánh "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ" giúp em thêm cảm nhận nỗi quặn thắt, xót xa in sâu trong lòng người con. Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" đâu chỉ hỏi trời cao đất rộng mà còn là câu hỏi tự vấn của chính con.

Với hình ảnh thơ quen thuộc, thể thơ bốn chữ ngắn gọn cùng các biện pháp tu từ như: phép đối "Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp", so sánh "Khô gầy như mẹ" đã góp phần làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Qua đó, ta cũng cảm nhận được tình yêu thương, kính trọng của người con dành cho mẹ già.

Mong rằng, sau khi đọc xong tác phẩm này, chúng ta sẽ luôn kính yêu, quan tâm tới đấng sinh thành. Hãy siêng năng học tập và rèn luyện đạo đức để trở thành người con ngoan của gia đình, bạn nhé!

Trên đây là bài thuyết trình của em cho đề tài "Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Viet doan van ghi lai cam xuc sau khi doc bai tho Me cua tac gia Do Trung Lai

Văn mẫu Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?


II. Nêu nguyên nhân yêu thích bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên

1. Dàn ý

a. Mở đầu:

- Giới thiệu bài thơ em yêu thích nhất: "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên.

b. Nội dung chính: lí do em yêu thích:

- Đặc sắc về nội dung bài thơ: hình ảnh ông đồ già:

+ Ông đồ được mọi người ngưỡng mộ bởi nét chữ "như phượng múa, rồng bay".

+ Khi Nho học suy vi, ông đồ bị mọi người lãng quên -> tình cảnh cô đơn, quạnh quẽ của ông đồ già.

-> Niềm tiếc thương chân thành của tác giả trước thế hệ tài hoa và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Hình thức nghệ thuật độc đáo:

+ Ngôn từ giản dị.

+ Thể thơ năm chữ ngắn gọn.

+ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm xúc của em về bài thơ.

2. Bài nói tham khảo

Em chào cô và các bạn. Em tên là Hà Anh. Trong buổi học ngày hôm nay, em xin trình bày những ấn tượng của mình về bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Đây là tác phẩm em thích nhất trong số các bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ được học ở chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều. Mời cô cùng các bạn theo dõi, lắng nghe.

Mở đầu bài thơ, hình ảnh ông đồ ngồi bên "mực tàu, giấy đỏ" làm chúng ta nhớ về giá trị cổ xưa của dân tộc. Khi không khí Tết đến gần, người ta lại thấy hình bóng ông đồ ngồi viết câu đối "Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già". Những nét chữ "Như phượng múa, rồng bay" của ông làm người đi chơi xuân phải dừng bước ngắm nhìn và thưởng thức. Họ "tấm tắc ngợi khen" sự tài hoa, khéo léo ở ông đồ. Thế nhưng, theo dòng chảy của thời gian, Nho học suy vi, con người cũng lãng quên đi những giá trị tốt đẹp. Hình ảnh ông đồ già vẫn ngồi trên phố đông cùng giấy đỏ, nghiên mực mà không ai hay. Khung cảnh ảm đạm "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay" như tô đậm tình cảnh lẻ loi, cô đơn của ông đồ. Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ "Hồn ở đâu bây giờ?" là lời tiếc thương, buồn tủi trước một thế hệ tài hoa nhưng lại lụi tàn vì thời thế thay đổi.

Bài thơ được Vũ Đình Liên viết theo thể thơ năm chữ ngắn gọn đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng. Ngoài ra, ngôn từ giản dị, mộc mạc kết hợp với biện pháp nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu", so sánh "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" cũng góp phần khắc họa hình ảnh ông đồ già trước và sau khi Nho học suy tàn.

Từ đây, tác giả bộc lộ niềm tiếc thương chân thành với những lớp người tài hoa cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp. Mong rằng, mỗi chúng ta hãy luôn ý thức trong việc giữ gìn, phát triển và bảo lưu các phong tục, văn hóa mà cha ông dày công xây dựng.

Bài thuyết trình của em xin được dừng lại ở đây. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.


III. Nêu lí do vì sao yêu thích bài thơ Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

1. Dàn ý

a. Mở đầu:

- Giới thiệu bài thơ em yêu thích nhất: "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh.

b. Nội dung chính: lý do em yêu thích:

- Đặc sắc về nội dung bài thơ: khắc họa tình cảm bà cháu thiêng liêng:

+ Bà là người nuôi dưỡng, dạy bảo cháu trong suốt thời thơ ấu.

+ Tình yêu cháu dành cho bà hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.

- Hình thức nghệ thuật độc đáo:

+ Ngôn từ giản dị, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh thơ gần gũi.

+ Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

c. Kết thúc:

- Nêu cảm xúc của em về bài thơ.

2. Bài nói tham khảo

Em chào cô và các bạn. Em tên là Trâm Anh. Hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của mình về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong Ngữ văn 7 - Cánh Diều. Trong ba bài thơ đã học là "Mẹ" (Đỗ Trung Quân), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thấy nhất ấn tượng nhất với "Tiếng gà trưa".

Trước hết, mở đầu bài thơ, ta thấy được chi tiết khơi nguồn cảm xúc trong lòng người cháu "Tiếng gà ai nhảy ổ". Trên bước đường hành quân, người cháu dừng chân nghỉ ngơi bên đường rồi nghe thấy âm thanh quen thuộc "Cục... cục tác cục ta". m thanh ấy như phá tan không khí yên bình của ban trưa, xoa dịu đôi chân mệt mỏi sau những chặng đường dài "Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi". Và trên hết, tiếng gà cục tác còn làm cháu thấy bồi hồi nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Lúc này, trong tâm tưởng, cháu nghĩ tới những hình ảnh gần gũi, thân thuộc của làng quê Việt Nam "Ổ rơm hồng những trứng/ Này con gà mái mơ...". Cứ như vậy, theo dòng cảm xúc, cháu nhớ về người bà đảm đang, tần tảo chắt chiu từng quả trứng hồng. Bà chăm sóc đàn gà nhỏ, mong sao chúng lớn lên khỏe mạnh "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới". Bà luôn dành dụm và mang những điều tốt đẹp nhất cho người cháu của mình. Cảm nhận được tình yêu bao la ấy, cháu tự dặn lòng phải vững lòng chiến đấu cho đất nước. Từ đây, tình yêu dành cho bà hòa quyện với tình yêu quê hương, Tổ quốc, trở thành điểm tựa để cháu tiến bước trên con đường tương lai.

Bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, ngôn từ giản dị kết hợp cùng điệp ngữ "tiếng gà trưa" và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." đã mang đến cho người đọc những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, đồng thời khắc họa tình bà cháu thiêng liêng, cao cả.

Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những kỉ niệm ấm áp bên gia đình. Từ đây, mỗi người chúng ta hãy biết quý trọng tình cảm gia đình tuy đơn sơ nhưng cao cả, ý nghĩa.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/trong-cac-bai-tho-me-do-trung-lai-ong-do-vu-dinh-lien-tieng-ga-trua-xuan-quynh-em-thich-nhat-bai-tho-nao-vi-sao-71690n.aspx
Trong việc nêu cảm nhận về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, em nên phân tích cả hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. Hi vọng những bài viết trên đây sẽ là nguồn tham khảo chất lượng cho em. Taimienphi.vn luôn thường xuyên cập nhật các bài soạn và bài văn mẫu lớp 7 để phục vụ việc học tập của các bạn học sinh. Đừng quên theo dõi để không bỏ lỡ, em nhé!
- Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa
- Tóm tắt truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Trong cac bai tho Me Do Trung Lai Ong do Vu Dinh Lien Tieng ga trua Xuan Quynh em thich nhat bai tho nao Vi sao

, Viet doan van ghi lai cam xuc sau khi doc bai tho Me cua tac gia Do Trung Lai, Phat bieu cam nghi ve bai tho Me,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 23/12/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành