Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật

Tiếng gà trưa của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã mang đến cho người đọc nhiều rung cảm về tình bà cháu. Tham khảo nội dung Tiếng gà trưa: tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, dàn ý,... trang 49, Ngữ văn 7 Cánh Diều, học kì I để hiểu rõ hơn về tác phẩm này, em nhé!

Bài viết liên quan

Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, dàn ý

tieng ga trua tac gia the tho bo cuc nhan de noi dung nghe thuat

Bài thơ Tiếng gà trưa ngắn nhất - nội dung, dàn ý, giá trị, bố cục, tác giả


I. Tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Quê: Hà Nội.
- Thơ Xuân Quỳnh thường có hình thức giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, trong trẻo.


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Tiếng gà trưa
📝Cảm xúc của em sau khi đọc bài Tiếng gà trưa - Ngữ Văn lớp 7


II. Tác phẩm Tiếng gà trưa

1. Thể thơ của bài thơ Tiếng gà trưa
- Thể thơ: 5 chữ.

2. Xuất xứ bài thơ Tiếng gà trưa
- Bài thơ được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- In lần đầu trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968).

3. Bố cục bài thơ Tiếng gà trưa
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: khổ 1: Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc của người cháu.
+ Phần 2: khổ 2, 3, 4, 5: Tiếng gà trưa gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ bên bà.
+ Phần 3: khổ còn lại: Tình cảm cháu dành cho bà cùng tình yêu quê hương, đất nước.

4. Nhan đề bài thơ Tiếng gà trưa
- Nhan đề bài thơ gợi nhắc đến âm thanh thân thuộc ở mỗi làng quê. "Tiếng gà trưa" là chi tiết quan trọng, có ý nghĩa trong việc khơi dậy tình cảm và kỉ niệm của người cháu. Qua đó, cháu bày tỏ tình yêu bà và tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm.

5. Giá trị nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa
Bài thơ đã mang đến những kỉ niệm đẹp của cháu khi được sống bên bà, từ đó khẳng định tình cảm bà cháu quý giá. Tình cảm ấy luôn song hành cùng tình yêu đất nước, trở thành ngọn lửa soi sáng từng bước đường cháu đi.

6. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa
- Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.
- Lời thơ giàu cảm xúc.
- Các biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ "tiếng gà trưa".
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa...".
+ So sánh "lông óng như màu nắng".

Soan bai Tieng ga trua

Tiếng gà trưa: Tác giả, thể thơ, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật ngắn gọn


III. Dàn ý chi tiết Tiếng gà trưa

1. Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc của người cháu.
- Hoàn cảnh của người cháu: dừng chân nghỉ ngơi sau chặng đường hành quân xa.
- Người cháu bắt gặp âm thanh quen thuộc "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta".
- m thanh ấy không chỉ xua đi cái mệt nhọc mà còn gợi về những kỉ niệm ấu thơ của cháu "Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ".
-> Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta/ Nghe xao động nắng trưa..." và điệp ngữ "nghe" để khắc họa âm thanh tiếng gà gần gũi -> khơi gợi cảm xúc của nhân vật.

2. Tiếng gà trưa gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ bên bà.
* Kỉ niệm tuổi thơ gắn với:
- Những hình ảnh quen thuộc: ổ trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng.
- Hình bóng bà tần tảo "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu/ Cho con gà mái ấp".
- Người bà chịu thương chịu khó "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi".
* Tình cảm bà dành cho cháu:
- Bà chắt chiu từng thứ để mong cháu có những điều tốt đẹp nhất "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới."
-> Bà luôn yêu thương, chăm sóc cháu từng ngày. Bà thay mẹ bảo ban, dạy dỗ cháu nên người.
=> Tình bà cháu thật sâu sắc, thắm thiết.

3. Tình cảm cháu dành cho bà cùng tình yêu quê hương, đất nước
- Tiếng gà trưa còn chất chứa tình cảm cao đẹp: tình yêu đất nước, quê hương, xóm làng và bà.
-> Từ đây, tiếng gà trưa không chỉ khơi nguồn cảm xúc ở cháu mà còn nhắc cháu về tình cảm với bà, với Tổ quốc. Hai thứ tình cảm ấy luôn song hành cùng nhau, trở thành điểm tựa cho cháu vững lòng chiến đấu.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Taimienphi.vn luôn đồng hành cùng các bạn học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn 7. Em có thể tham khảo các bài soạn, văn mẫu lớp 7 trên trang như:
Tóm tắt Tiếng gà trưa
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa

https://thuthuat.taimienphi.vn/tieng-ga-trua-tac-gia-the-tho-bo-cuc-nhan-de-noi-dung-nghe-thuat-71686n.aspx
Chúc các em học tập tốt!

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Tac pham Tieng ga trua ngan gon

, The tho cua bai tho Tieng ga trua, Xuat xu bai tho Tieng ga trua,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn, Ngữ văn lớp 7 tập 2, trang 139

    Nội dung soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn của Taimienphi sẽ tập trung củng cố kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận, các em hãy tham khảo nhé.

  • Bài văn tả mẹ lớp 7

    Cùng là chủ đề về mẹ nhưng mỗi đề văn lại đề cập đến những yêu cầu khác nhau. Với Bài văn tả mẹ lớp 7, em sẽ cần sử dụng được thành thạo các phương thức biểu đạt, nhuần nhuyễn trong cách hành văn, triển khai ý. Để nắm

  • Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, Ngữ văn 7 - KNTT

    Để có những ý tưởng mới mẻ khi giới thiệu sản phẩm từ sách hay trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, em hãy tham khảo ngay Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn nhất, trang 115, Ngữ văn 7, Kết nối

  • Tả con suối quê em

    Trên đất nước Việt Nam ta có rất nhiều dòng sông lớn nhỏ, mạng lưới sông ngòi dày đặc nên cũng có rất nhiều con suối nhỏ, hãy cùng tìm hiểu về những con suối ở mọi miền quê qua bài Tả con suối quê em dưới đây nhé.