Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1 - Đỗ Phủ), Ngữ văn 10, Cánh Diều là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ tinh tế của Đỗ Phủ. Bài soạn mà taimienphi.vn cung cấp dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết mà thi nhân gửi gắm qua tác phẩm.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1 - Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10 - Cánh Diều

soan bai cam xuc mua thu thu hung bai 1 do phu ngu van lop 10 canh dieu

Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng Đỗ Phủ)


I. Chuẩn bị:

1. Đọc trước văn bản "Cảm xúc mùa thu, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

Trả lời:
- Những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ:
+ Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu đời Đường.
+ Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn mong muốn được làm quan để giúp đất nước nhưng tâm nguyện này của ông không thành.
+ Sống trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, phải sống tha hương.
+ Chùm thơ "Thu hứng" thể hiện một cách sâu sắc sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ ở giai đoạn cuối đời, trong cảnh thời cuộc loạn li.

 


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Thu Hứng
📝Phân tích Thu hứng - Ngữ Văn lớp 10
📝Phân tích đánh giá Thu hứng - Ngữ Văn lớp 10
📝Cảm nhận bài thơ Thu Hứng - Ngữ Văn lớp 10

 

II. Đọc hiểu:

1. Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.
Trả lời:
- Các chi tiết miêu tả mùa thu:
+ Màu trắng xóa của sương.
+ Rừng phong tiêu điều
+ Hơi thu hiu hắt.
+ Sóng tung vọt trùm trời.
+ Gió mây sà xuống mặt đất.
2. Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?
Trả lời:
- Hình ảnh: "khóm cúc nở hoa", "con thuyền lẻ loi", "nước mắt", "vườn cũ".
- Hoạt động: "rộn ràng dao thước để may áo rét", "tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập".
3. Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.
Trả lời:
Thông qua đối chiếu các câu trong phần dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần dịch nghĩa, có những chỗ bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn:
+ Câu đầu tiên: Trong bản dịch thơ, tác giả sử dụng tính từ "lác đác" nhưng chưa đủ để diễn tả được sắc trắng của sương bao phủ khiến cho rừng phong "tiêu điều".
+ Câu thứ hai: Không nhắc đến địa danh núi Vu, kẽm Vu. Địa danh này bị thay bằng cụm từ "ngàn non", không chỉ cụ thể địa danh nào.
+ Câu thứ ba: Nguyên tác không miêu tả độ sâu của lòng sông nhưng bản dịch thơ lại dịch là sông "thẳm". Ở trong câu thơ này tác giả miêu tả hình ảnh "sóng vọt tận lưng trời" nhưng bản dịch thơ lại dịch thành "sóng rợn lòng sông thẳm" không diễn tả được chuyển động và độ cao của con sóng.
+ Câu thứ tư: Trong nguyên tác hình ảnh mây sa sầm xuống mặt đất khiến cho bầu trời và mặt đất dường như không có ranh giới nhưng trong bản dịch thơ lại là "mây đùn cửa ải xa".
+ Câu thứ năm: Trong câu thơ của tác giả, "Khóm cúc nở hoa đã hai lần" có nghĩa là tác giả đã rời xa quê hương hai năm. Mỗi lần nhìn khóm cúc nở hoa nước mắt lại tuôn rơi vì nhớ nhà. Trong bản dịch thơ, người dịch không nêu số lần khóm cúc nở.
+ Câu thứ sáu: Bản dịch thơ không diễn tả được trạng thái cô độc, lẻ loi của con thuyền vì thế cũng không thể hiện được tâm trạng cô đơn của thi nhân.
+ Câu thứ bảy: Bản dịch thơ dịch thành "lạnh lùng giục kẻ tay dao thước" không diễn tả được không khí rộn ràng dao thước để may áo rét khiến tác giả nhớ đến quê hương.

Soan bai Cam xuc mua thu ngan nhat

Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng, bài 1, Đỗ Phủ), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều


III. Trả lời câu hỏi

1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác trong thời gian Đỗ Phủ cùng gia đình chạy loạn, phải sống xa quê nhà.
2. Xác định đề tài, thể loại, bố cục của bài thơ "Cảm xúc mùa thu".
Trả lời:
- Đề tài: thiên nhiên.
- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục:
- Đề (câu 1, 2): khung cảnh mùa thu ở trên cao.
- Thực (câu 3, 4): khung cảnh mùa thu ở dưới thấp.
- Luận (câu 5, 6): tâm trạng cô đơn của con người trước cảnh vật.
- Kết (câu 7, 8): nỗi nhớ thương quê nhà trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
3. Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?
Trả lời:
- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực khác so với cảnh thu thông thường mà em được biết:
+ Mùa thu em biết có hình ảnh bầu trời xanh ngắt, gió thu se lạnh, lá vàng rơi.
+ Cảnh thu trong thơ Đỗ Phủ: hiện lên với những hình ảnh của sương trắng xóa làm tiêu điều rừng phong, núi rừng âm u hiu hắt, sóng vọt tận lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.
=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hiu hắt diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn của tác giả.
- Để miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ vị trí:
+ Từ trên cao nhìn xuống.
+ Từ dưới đất nhìn lên cao.
+ Từ xa đến gần.
+ Từ gần đến xa.
4. Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Theo em, hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Nỗi lòng của chủ thể trữ tình trong bốn câu thơ cuối được thể hiện qua những hình ảnh:
+ "Khóm cúc nở hai lần": hình ảnh chỉ thời gian, tương ứng với hai năm xa nhà của tác giả. Mỗi lần nhìn về khóm cúc lại làm nước mắt tuôi rơi.
+ "Con thuyền lẻ loi": hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người.
=> Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của nhân vật trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
+ Khung cảnh sinh hoạt của con người "rộn ràng may áo rét" và "tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập": m thanh rộn ràng dao thước may áo rét và âm thanh dồn dập của tiếng chày nện vải không làm cho tâm trạng nhân vật trữ tình trở nên tốt hơn mà càng khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
- Theo em, hình ảnh ấn tượng nhất là hình ảnh "con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ" bởi nó gợi ra sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Hơn nữa hình ảnh "con thuyền" kết hợp với từ láy "lẻ loi" càng gợi ra sự cô độc của chủ thể trước khung cảnh thiên nhiên và thể hiện nỗi nhớ về quê nhà da diết.
5. Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.
Trả lời:
Sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm:
- Chủ đề: tình yêu quê hương.
- Nhan đề: "Cảm xúc mùa thu".
=> Gợi mở cho người đọc tâm trạng của thi nhân trước cảnh mùa thu.
- Nội dung cảm xúc: Thông qua bức tranh thiên nhiên mùa thu và cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu, nhà thơ đã bày tỏ nỗi buồn, sự u uất và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của người con đang lưu lạc, xa quê.
- Hình ảnh nghệ thuật:
+ Hình ảnh thiên nhiên mùa thu: "sương", " rừng phong", "mây", "mặt đất", "khóm cúc".
+ Hình ảnh cuộc sống sinh hoạt con người: "rộn ràng dao thước may áo rét", "tiếng chày đập áo dồn dập".
=> Nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật đều góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm: thể hiện nỗi nhớ, tình yêu quê hương của tác giả trước bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu.
6. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói lên suy nghĩ về tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự của riêng tác giả?
Trả lời:
Qua bài thơ "Thu hứng", chúng ta thấy được tình yêu quê hương da diết của tác giả Đỗ Phủ. Bài thơ được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ khi ông đang sống những ngày tháng phiêu bạt, ốm đau, khốn khó tại Quỳ Châu. Tác phẩm miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hiu hắt và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu, qua đó bộc lộ nỗi niềm sâu thẳm. Tác giả nhìn thấy khóm cúc nở hoa, con thuyền lẻ loi mà nước mắt tuôn rơi vì thương nhớ quê nhà. Khi thấy cảnh nhà nhà rộn ràng dao thước may áo rét, tiếng chày đập áo dồn dập, nỗi nhớ quê hương càng trở nên khắc khoải hơn. Tác phẩm không chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ mà trong bối cảnh lịch sử đầy biến động như vậy thì nỗi niềm ấy cũng đại diện cho hàng nghìn, hàng vạn người cũng đang chung tình cảnh đó. Đó chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết của những người tha hương, lưu lạc.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cam-xuc-mua-thu-thu-hung-bai-1-do-phu-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70948n.aspx
Thông qua bức tranh thiên nhiên mùa thu và khung cảnh sinh hoạt của con người tại Quý Châu, nhà thơ bộc lộ trình trạng cô đơn, lẻ loi và nỗi nhớ thương quê hương tha thiết. Để chuẩn bị cho các bài học sau, các em có thể tham khảo thêm bài soạn văn mẫu lớp 10 tiếp theo:
- Soạn bài Tự tình (bài 2, Hồ Xuân Hương), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Cảm xúc mùa thu
Hãy viết một đoạn văn để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu
Soạn bài Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Cảm nhận bài thơ Thu Hứng
Thu hứng: Tác giả, thể thơ, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý
Từ khoá liên quan:

Soan bai Cam xuc mua thu Thu hung bai 1 Do Phu Ngu van lop 10 Canh Dieu

, Soan bai Cam xuc mua thu ngan nhat, Soan bai Cam xuc mua thu Thu hung Do Phu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Tổng đài xe XANH SM BIKE, cách gọi và đặt xe

    Để sử dụng dịch vụ xe xe máy điện, bạn chỉ cần gọi tổng đài xe XANH SM BIKE để được hỗ trợ đặt xe 24/7 hoặc đặt qua ứng dụng Taxi Xanh SM. XANH SM BIKE sử dụng xe máy điện VinFast mang đến sự thoải mái và an toàn cho hành trình. Với sự chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, dịch vụ này thể hiện cam kết đối với sự phát triển bền vững và góp phần giảm thiểu ô nhiễm.