Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng), Soạn văn lớp 10

Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) trang 147 SGK Ngữ văn 10, tập 1 để các em tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cũng như hiểu hơn về tâm sự, nỗi lòng u uất của thi nhân trong việc vẽ nên bức tranh mùa thu trầm buồn trên đất khách.

Như vậy, Thu hứng hay còn gọi với tên gọi khác Cảm xúc mùa thu là một trong số các tác phẩm viết về mùa thu hay nhất của Đỗ Phủ, ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là khi ông đang lưu lạc ở Tứ Xuyên - cách quê nhà hàng vạn dặm. Mùa thu với tiết trời se lạnh, lá vàng rơi trước gió và mùa thu ở núi rừng lại càng lạnh lẽo, hiu hắt, tiêu điều hơn, có thể nói cảnh vật đã tác động lớn đến cảm xúc của thi nhân, tạo cảm hứng để ông bật ra tứ thơ cảm xúc mùa thu. Bên cạnh vẽ ra bức tranh thiên nhiên mùa thu lạnh lẽo, ảm đạm nơi núi rừng, qua tác phẩm, nhà thơ còn bộc lộ tâm trạng buồn bã, ngậm ngùi nhớ thương quê nhà và thương xót cho số phận của mình nơi đất khách quê người. Do chiến tranh loạn li đã khiến nhà thơ phải rời bỏ chốn chôn rau cắt rốn của mình để đến nơi xa lạ, cũng chính vì vậy mà cảm xúc mùa thu trở nên chân thực, nặng trĩu nỗi buồn, bi thương hơn bao giờ hết. Chắc chắn khi soạn bài và tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm, các bạn sẽ cảm nhận được điều đó.

soan bai cam xuc mua thu thu hung

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng

 

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng, Ngắn 1

Câu 1.
Bố cục chia làm 2 phần:
-  4 câu đầu 🡪 thiên nhiên mùa thư   
-  4 câu sau 🡪  tình cảm của nhà thơ
Câu 2.
Sự thay đổi đó là sự vận động của không gian và thời gian. Không gian có sự chuyển dịch từ sương trắng, rừng phong,… đến con thuyền, khóm cúc 🡺 Tìn cảm của tác giả đối với quê hương. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của nhà thơ.
Câu 3.
Bốn cấu đầu và bốn câu cuối có sự vận động chuyển giao giữa không gian và thời gian tạo nên mạch cảm xúc kết nối cho bài thơ. Cảnh thấm đẫm tình, cảnh vật thấm sâu vào trong lòng tác giả. Nhan đề “Thu hứng” gợi lên tình cảm, cảm xúc của thi nhân trước sự biến chuyển của cảnh sắc mùa thu.
 
----------------------HẾT BÀI 1-----------------------
 
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Tỏ lòng nhằm chuẩn bị cho bài học này.

 

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng, Ngắn 2

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Bài thơ có thể chia làm 2 phần
+ Phần 1 (4 câu đầu): miêu tả cảnh mùa thu
+ Phần 2 (4 câu thơ sau): cảm hứng của thi nhân khi cảnh thu về trên đất khách
Sở dĩ chia bài thơ thành hai phần như vậy bởi lẽ; Hai phần này có tính độc lập nhất định (4 câu đầu thiên về tả cảnh, 4 câu sau thiên về tả tình). Chính bởi lí do này nên dù đây là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ta vẫn có thể chia làm hai phần để phân tích, tìm hiểu.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau có sự thay đổi:
+ Bốn câu đầu: là không gian trong tầm nhìn xa (rừng phong), là cảnh thu "ngậm" (hàm) tình thu
+ Bốn câu sau: từ không gian xa rút về không gian cận kề (khóm cúc, con thuyền) để rồi sau đó thực cảnh nhập vào tâm cảnh.
- Lí giải sự thay đổi ấy: do sự thay đổi của thời gian nên tầm nhìn có sự thay đổi. chiều dần buông, tầm nhìn con người sẽ bị thu hẹp. Thêm vào đó, để phù hợp với tứ thơ lần từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Mối quan hệ giữa bốn câu đầu và bốn câu sau: cả hai cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu trầm hùng bi tráng, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu ở một không gian hẹp. Nó cũng thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu vào cảnh.
- Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề: Bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu). Do đó toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.

Luyện tập

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt. Song cũng có chỗ không sát thậm chí có phần khác hẳn so với bản phiên âm và dịch nghĩa. Ở câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương" - đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống. Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ "lưỡng khai" - là một từ quan trọng của bản phiên âm - nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ "cô" chưa dịch được làm cho câu thơ chưa thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Chữ "lệ" trong câu thơ thứ 5 có rất nhiều cách hiểu. Ta có thể hiểu là nước mắt hoa cúc nhưng trong nguyên tác chữ Hán hoa cúc nở hai lần, tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ. Ta cũng có thể hiểu hai lần hoa cúc nở cũng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ đã xa quê hương hai năm)

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc bài thơ

 

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng, Ngắn 3

Câu 1.Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Bài thơ được chia làm hai phần. Bốn câu đầu miêu tả khung cảnh thu, bốn câu sau nói về tình thu.

Câu 2. Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Ở bốn câu thơ đầu, tầm nhìn của tác giả mở rộng, bao quát không gian từ rừng phong, Vu sơn, Vu giáp, lưng trời, rồi đến dòng sông, mặt đất. Từ không gian tĩnh đến không gian động.

Bốn câu sau tầm nhìn của nhà thơ thu hẹp về không gian, cảnh vật trước mặt. Sự thay đổi tầm nhìn ở bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả. Cảnh mùa thu hùng vĩ nhưng "điêu hương" tạo nên nỗi buồn trong cảm thức của tác giả, tác giả trở về với tầm nhìn hẹp hơn là quay về với hiện thực buồn bã của mình. Nhìn khóm trúc và con thuyền lẻ loi để cảm thấu hết nỗi cô đơn của thi nhân.

Câu 3. Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối.

Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề "Thu hứng". Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối là cả hai cùng góp phần tạo nên một bức tranh mùa thu trầm hùng bi tráng, bốn câu thơ đầu miêu tả cảnh thu ở một không gian rộng, bốn câu sau là miêu tả cảnh thu ở một không gian hẹp. Nó cũng thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ là đi từ cảnh đến tình, cảnh khởi sinh tình và tình thấm sâu vào cảnh. Bài thơ có nhan đề là Thu hứng (cảm xúc mùa thu). Do đó toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh đến câu chữ đều chuyển tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh: Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

II. Luyện tập

Câu 1. So sánh bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.

Gợi ý: Để trả lời câu hỏi này HS cần đọc kĩ phần dịch nghĩa rồi so sánh với bản dịch thơ.

Bản dịch của Nguyễn Công Trứ khá sát, thể hiện tài hoa của ông. Song thơ Đường, như đã nói, thường là "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời), "ngôn tận nhi ý bất tận", "ngôn đáo bút bất đáo" (lời hết mà ý không hết), người dịch dù tài hoa đến đâu cũng khó mà chuyển tải toàn vẹn tinh túy của nguyên tác chữ Hán. Căn cứ vào bản dịch Nguyễn Công Trứ chúng ta dễ nhầm tưởng "lệ" là nước mắt của hoa cúc (chỉ một cách hiểu), nhưng trong nguyên tác chữ Hán câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: hoa cúc nở hai lần (tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt, nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ), cũng có thể hiểu là hai lần hoa cúc nỏ cùng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ xa cách quê hương đã hai năm). Ngoài những điểm đã nói ở trên, HS có thể phát hiện thêm những chỗ dịch chưa sát của bản dịch thơ so với bản phiên âm và dịch nghĩa.

Câu 2. Chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của "khóm cúc".

----------------------HẾT--------------------------

Trong chương trình học, các em cần tìm hiểu thêm phần Kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kiến thức môn học của mình.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu chi tiết bài Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn để chuẩn bị Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn trước.

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cam-xuc-mua-thu-thu-hung-39750n.aspx

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Cảm xúc mùa thu
Soạn bài Sang thu, soạn Văn lớp 9
Bức tranh thu và tâm trạng của Đỗ Phủ trong Thu hứng
Soạn bài Tập đọc Mùa thu của em, Tiếng Việt lớp 3
Hãy viết một đoạn văn để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu
Từ khoá liên quan:

soan bai cam xuc mua thu

, soan bai thu hung, huong dan soan van cam xuc mua thu,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới