Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

Thực hành đọc hiểu theo chủ điểm là bài học quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10, Cánh Diều. Em có thể tham khảo Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến) do taimienphi.vn cung cấp dưới đây để biết cách đọc hiểu văn bản thuộc thể thơ Đường luật.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Câu cá mùa thu (Thu điếu - Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10 - Cánh Diều

soan bai cau ca mua thu thu dieu nguyen khuyen ngu van lop 10 canh dieu

Soạn bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Cánh diều


I. Chuẩn bị

1. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Trả lời:
- Những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến:
+ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê ở tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều nhà Mạc, nhà Lê. Nhưng đến đời ông thân sinh thì nghèo túng, sống bằng nghề dạy học ở làng quê.
+ Ông đỗ đầu cả ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ.
+ Nguyễn Khuyến sống trong thời kì đất nước gặp nạn ngoại xâm. Ông có thời gian làm quan nhưng khi được cử làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, ông không nhận chức và lấy cớ đau mắt xin cáo quan về ở ẩn.
+ Ông để lại hơn tám trăm tác phẩm viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán, phần lớn được làm sau khi từ quan về làng.
+ Thơ Nguyễn Khuyến một mặt thể hiện tiếng nói day dứt u hoài của người trí thức đối với vận mệnh đất nước, mặt khác thể hiện tình cảm gắn bó với thiên nhiên và con người.
+ Ông được mệnh danh là "nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam".

 

📌 Một số bài viết hay về bài thơ Câu cá mùa thu
📝cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11
📝Dàn ý Phân tích Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11
📝Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11
📝Mở bài Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11
📝Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11
📝Phân tích Câu cá mùa thu - Ngữ Văn lớp 11

 

II. Đọc hiểu

1. Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.
Trả lời:
- Cách gieo vần: gieo vần "eo" ở cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 ("veo", "teo", "vèo", "teo", "bèo").
- Từ láy: "lạnh lẽo", "tẻo teo".
- Từ chỉ màu sắc và âm thanh: "trong veo", "biếc", "vàng", "vèo", "xanh ngắt".

2. Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật.
Trả lời:
- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh của cảnh vật:
+ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,".
+ "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".
+ "Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,".
+ "Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo."
- Những câu thơ diễn tả trạng thái động của cảnh vật:
+ "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,"
+ "Là vàng trước gió khẽ đưa vèo."
+ "Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

Cau ca mua thu Nguyen Khuyen

Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều


III. Trả lời câu hỏi

1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Câu cá mùa thu". Xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Câu cá mùa thu": Bài thơ được viết khi Nguyễn Khuyến từ quan về ở ẩn tại quê nhà.
- Bố cục của bài thơ:
+ Phần 1 (6 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên làng quê trong mùa thu.
+ Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng, suy tư của nhân vật trữ tình.

2. Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
* Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật ở những góc đô:
- Từ gần đến cao xa: từ "ao thu", "chiếc thuyền" cho đến "tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt".
- Từ cao xa đến gần: từ "trời xanh ngắt" đến "ngõ trúc" rồi quay trở về với "thuyền câu" và cá "đớp động dưới chân bèo".
=> Không gian mùa thu đa chiều đầy sinh động thể hiện tài quan sát, cảm nhận tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
* Nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ:
- Hình ảnh: ao, nước, sóng, lá, mây, trời, ngõ.
- Từ ngữ:
+ Chỉ màu sắc: "trong veo", "biếc", "vàng", "xanh ngắt".
+ Chỉ chuyển động: "gợn", "đưa vèo".
+ Chỉ đường nét: "tẻo teo", "lơ lửng", "quanh co".
=> Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu trong sáng, thanh tĩnh đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

3. Em có nhận xét gì về không gian được khắc họa trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến?
Trả lời:
- Nhận xét về không gian được khắc họa trong bài thơ:
+ Không gian làng quê mùa thu đẹp, yên bình.
+ Không gian tĩnh lặng, thanh vắng.
- Không gian ấy liên quan trực tiếp đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến:
+ Thể hiện cuộc sống thường ngày ở làng quê của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
+ Làm nổi bật tâm sự yêu nước, u hoài trước sự thay đổi thời thế của nhà nho Nguyễn Khuyến.

4. Qua bài thơ "Câu cá mùa thu", em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?
Trả lời:
Qua bài thơ "Câu cá mùa thu", em thấy được:
- Tình yêu thiên nhiên, gắn bó sâu sắc với làng cảnh Việt Nam.
+ Nỗi u hoài, luôn canh cánh, mặc cảm về sự bất lực của nhà thơ trước hiện tình của đất nước khi đã cáo quan về ở ẩn.

5. Tìm đọc bài thơ "Vịnh mùa thu" và "Uống rượu mùa thu" của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm và nét riêng của mỗi bài.
* Nét chung:
- Chùm thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến từ quan về ở ẩn tại quê nhà.
- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Thể hiện nỗi niềm về đất nước, về thời cuộc của tác giả.
* Nét riêng:
-Mỗi bài thơ khắc họa một khung cảnh vào mùa thu từ điểm nhìn khác nhau:
+ "Thu ẩm": khung cảnh mùa thu khi về đêm.
+ "Thu điếu": khung cảnh mùa thu vào ban ngày.
+ "Thu vịnh": khung cảnh mùa thu ngày và đêm.
- Mỗi bài thơ gắn với một thú vui của nhà nho ẩn dật:
+ "Thu ẩm": uống rượu
+ "Thu điếu": câu cá
+ "Thu vịnh": làm thơ
- Mỗi bài thơ gắn với một nỗi niềm, suy tư riêng.
+ "Thu ẩm": nỗi buồn mênh mông của tác giả sau khi về ở ẩn.
+ "Thu điếu": nỗi lo lắng khôn nguôi đối với vận mệnh đất nước.
+ "Thu vịnh": nỗi hổ thẹn của một nhân cách lớn.

6. Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8 - 10 dòng).
Trả lời:
Khung cảnh mùa thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện lên với đường nét, màu sắc hài hòa. Không khí lạnh lẽo của mùa thu tràn ngập khắp không gian. Mặt ao tĩnh lặng, trong veo tới nỗi có thể nhìn thấy đáy. Giữa dòng là một chiếc thuyền câu nhỏ bé. Từng làn sóng gợn nhẹ theo chiều gió. Trên không, lá vàng khẽ khàng rơi. Bầu trời mùa thu xanh ngắt với những đám mây lơ lửng không trung. Xa xa là ngõ trúc quanh co, vắng vẻ, không một bóng người. Làng quê thật yên bình, tĩnh lặng khi thu về.
Mô tả cuối bài: Bức tranh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu mang những nét đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện nỗi niềm về đất nước, thời cuộc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Hi vọng qua bài soạn mẫu trên, các em có thể nắm được nội dung tác phẩm từ đó đi sâu vào cảm nhận và phân tích văn bản.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cau-ca-mua-thu-thu-dieu-nguyen-khuyen-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70950n.aspx
Để soạn bài các bài học tiếp theo, các em tham khảo thêm bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thu điếu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Phân tích tâm trạng Nguyễn Khuyến qua Thu điếu
Soạn bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, ngắn gọn, hay
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Từ khoá liên quan:

Soan bai Cau ca mua thu Thu dieu Nguyen Khuyen Ngu van lop 10 Canh Dieu

, Soan bai Cam xuc mua thu - Ngu Van lop 10 Canh dieu, Soan bai Cau ca mua thu Nguyen Khuyen Canh dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Cách sử dụng Furmark test VGA, CPU, GPU máy tính

    Thường xuyên sử dụng Furmark kiểm tra VGA, CPU, GPU là bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất và ổn định máy tính của bạn. Phần mềm Furmark giúp bạn xác định vấn đề về nhiệt độ và hiệu suất, từ đó giúp người dùng tối ưu hóa cấu hình hệ thống và đảm bảo trải nghiệm chơi game hoặc làm việc tốt hơn.