Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu lớp 11

Câu cá mùa thu là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Tham khảo dàn ý và bài văn mẫu cho đề Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu, Ngữ văn 11, học kì I để cảm nhận rõ hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - Văn mẫu lớp 11

cam nhan ve bai tho cau ca mua thu van mau lop 11

Dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận về bài Câu cá mùa thu ngắn nhất


I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu ngắn nhất

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Nêu cảm nhận về nội dung bài thơ:
* Bức tranh làng quê Việt Nam trong trời thu:
- Cảnh thu trong trẻo, bình dị được khắc họa qua:
+ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo": gợi ra hình ảnh ao làng có màu nước trong veo, tươi mát -> hình ảnh quen thuộc của vùng thôn quê Bắc Bộ.
+ "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo": nổi bật giữa chiếc ao là hình ảnh con thuyền nhỏ bé, đứng lặng im.
+ "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo": sự chuyển động nhẹ nhàng của làn sóng và lá vàng.
+ "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt": phác họa không gian mây trời trong xanh -> bức tranh thiên nhiên như được mở rộng, trở nên cao xa vời vợi.
+ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo": gợi tả những ngõ trúc vắng vẻ, hiu quạnh.
- Bầu không khí tĩnh lặng, yên ả của chốn làng quê:
+ Cảnh vật trong bài thơ chuyển động rất khẽ, rất nhỏ: sóng nước "sóng biếc theo làn hơi gợn tí", lá vàng "trước gió khẽ đưa vèo".
+ Cả bài thơ chỉ vang lên một tiếng động duy nhất "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
* Tâm sự kín đáo của nhân vật trữ tình:
- Tâm sự u hoài, yêu nước thầm kín.
b. Cảm nhận về hình thức nghệ thuật :
- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi tả.
- Hình ảnh thân quen, bình dị.
- Sử dụng thành công từ láy.
3. Kết bài :
- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.


II. Bài viết tham khảo cảm nhận về bài Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến


1. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - mẫu số 1

Từ lâu, mùa thu đã trở thành đề tài quen thuộc trong các sáng tác văn học. Nhắc tới đề tài này, chúng ta không thể bỏ qua chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Trong đó, tác phẩm "Thu điếu" hay còn là "Câu cá mùa thu" đã in sâu trong tâm trí độc giả với bức tranh làng quê Việt Nam thanh bình, yên ả.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ao làng hết sức thân thuộc:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

Mùa thu, nước ao như nhuốm cái lạnh của tiết trời mà trở nên "lạnh lẽo". Đồng thời, mặt nước trong đến độ "trong veo" như có thể nhìn thấu đáy ao. Nổi bật giữa không gian trong trẻo, tươi mát ấy là hình ảnh "chiếc thuyền câu". Từ láy "tẻo teo" đã gợi cho chúng ta những hình dung rõ nét về con thuyền nhỏ bé. Nhà thơ cũng thật tinh tế khi phát hiện thấy sóng biếc đang "theo làn hơi gợi tí". Khung cảnh thiên nhiên lúc này vô cùng tĩnh lặng. Để rồi, hình ảnh lá vàng quen thuộc của mùa thu đã xua tan bầu không khí yên ả kia "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".

Cảnh thu bình dị, trong trẻo tiếp tục được thi sĩ gợi tả qua:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

Có thể thấy, bức tranh làng quê càng trở nên hài hòa nhờ sắc xanh của tầng mây trên cao. Bầu trời trong xanh như rộng mở trước mắt con người. Tiếp đến, đường nét "quanh co" của ngõ trúc đã nhấn mạnh sự bình dị ở cảnh sắc.

Khung cảnh mùa thu yên ả trong "Câu cá mùa thu" còn được toát lên qua sự phối hợp hài hòa giữa các gam màu. Đó là màu nước trong veo của chiếc ao. Hay còn là màu lá vàng cùng sắc xanh ngắt của mây trời. Tất cả đã mở ra một cảnh thu dân dã, mộc mạc.

Nếu để ý kĩ, ta dễ dàng thấy "Thu điếu" có rất ít tiếng động và cử động. Cảnh vật chuyển động một cách hết sức nhẹ nhàng "như có như không": sóng nước thì "hơi gợn tí", lá vàng lại "khẽ đưa vèo". Không chỉ vậy, con người dường như biến mất khỏi bức tranh khi mà "khách vắng teo". Dường như, cả bài thơ chỉ vang lên một tiếng động duy nhất "cá đâu đớp động dưới chân bèo".

Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên còn là tâm tư của nhân vật trữ tình. Đứng trước khung cảnh vắng lặng, thênh thang, nhân vật trữ tình khéo léo bày tỏ niềm tâm sự u hoài, lòng yêu nước thầm kín.

Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi tả cùng hình ảnh thân thuộc, bình dị kết hợp với hệ thống từ láy "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã mang đến cho độc giả những hình dung rõ nét về bức tranh thôn quê thanh sơ.

"Câu cá mùa thu" quả là một tác phẩm hay và đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, ta cũng cảm nhận được tình yêu da diết mà nhà thơ dành cho thiên nhiên, quê hương đất nước.

📌 Một số bài viết hay về Câu cá mùa thu
📝Dàn ý phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
📝
Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
📝Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu

viet doan van ngan cam nhan ve buc tranh thu trong bai tho cau ca mua thu

Tuyển chọn bài văn mẫu cảm nhận Câu cá mùa thu học sinh giỏi


2. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu - mẫu số 2

Nguyễn Khuyến đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà ở mảng thơ viết về làng mạc, thôn quê. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bài thơ "Câu cá mùa thu ". Tác phẩm đã mang đến cho độc giả những hình dung chân thực về bức tranh thôn quê Việt Nam thanh bình, yên ả.

Nói tới "Thu điếu", Xuân Diệu từng khẳng định: "Câu cá mùa thu" là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". Quả thực như vậy, khung cảnh mùa thu trong bài thơ được cụ Tam Nguyên Yên Đổ phác họa hết sức tinh tế.

Trước hết, ta bắt gặp hình ảnh ao làng quen thuộc ở vùng Bắc Bộ:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

Giữa tiết trời mùa thu, ao nước như thấm đượm cái man mác lạnh. Màu nước trong ao cũng trở nên trong trẻo, tươi mát hơn. Nổi bật trong không gian tĩnh lặng ấy là hình ảnh "thuyền câu bé tẻo teo". Chiếc thuyền cứ đứng lặng im trên mặt nước như sợ phá tan không khí yên tĩnh.

Bức tranh mùa thu tiếp tục được tô điểm bởi các cảnh vật:

"Sóng biếc theo làn hơi gợi tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo."

Trong thơ ca cổ, "lá vàng" thường xuyên xuất hiện khi miêu tả mùa thu. Giờ đây, Nguyễn Khuyến tiếp tục mượn chất liệu ấy nhưng lại sáng tạo một cách độc đáo, thi vị. Chiếc lá vàng nhẹ nhàng lìa cành, xoay nhè nhẹ trong gió rồi từ từ rơi nghiêng. Từ đó, gieo vào tâm hồn con người một cảm giác dịu dàng, dễ chịu.

Cảnh thu trong trẻo, bình dị còn được gợi tả qua không gian bầu trời "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" và ngõ trúc "ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Không khí mùa thu như ngưng đọng trong không gian mây trời xanh trong kia. Sắc xanh của nước hòa lẫn với sắc xanh của trời làm bức tranh thiên nhiên trở nên khoáng đạt, rộng lớn hơn. Không chỉ vậy, đường nét trong bức tranh ấy cũng thật mảnh mai, tinh tế nhờ có "ngõ trúc quanh co".

Trong "Câu cá mùa thu", cảnh vật rất ít chuyển động. Nếu có thì cũng chỉ là những cử động rất khẽ, rất nhỏ của sóng nước "sóng biếc theo làn hơi gợn tí", của lá vàng "trước gió khẽ đưa vèo". Sử dụng từ ngữ "hơi gợn tí", "khẽ đưa vèo", thi sĩ khéo léo lột tả chuyển động nhịp nhàng, lan xa, thoáng qua của sóng và lá. Cảnh thu càng thêm tĩnh lặng vì thiếu vắng hình bóng con người "khách vắng teo". Sau tất cả, bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất "cá đâu đớp động dưới chân bèo".

Đại thi hào Nguyễn Du từng viết "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu". Thực đúng là vậy, trong "Câu cá mùa thu", đằng sau bức tranh làng cảnh thanh sơ còn thấm đượm tâm tư của nhân vật trữ tình. Đó là cảm giác vắng vẻ, mênh mang của một nỗi cô đơn, lẻ loi. Đó còn là tâm sự u hoài, tấm lòng yêu nước thầm kín trước dòng biến đổi thời cuộc. Hình ảnh con người ngồi câu cá, chìm trong suy tư và tĩnh lặng "tựa gối buông cần" gợi cho ta hình dung đến dáng ngồi trĩu nặng tâm sự. Đi câu nhưng không hề để tâm tới chuyện câu cá. Như vậy, nhân vật trữ tình tìm đến thú câu chỉ là cái cớ để suy ngẫm việc đời, sự đời mà thôi.

Bên cạnh đặc sắc về nội dung, chúng ta không thể bỏ qua nét độc đáo của hình thức nghệ thuật. Với việc sử dụng ngôn từ đậm chất thôn quê, hình ảnh giản dị, quen thuộc cùng hệ thống từ láy "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh mùa thu hài hòa giữa hình ảnh, đường nét và màu sắc. Ngoài ra, cách hiệp vần "eo" cũng khiến người đọc ấn tượng hơn về bài thơ.

Có thể nói, "Câu cá mùa thu" đã đem tới khung cảnh tươi đẹp, thanh sơ của làng quê Việt Nam. Từ đây, ta càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ ngòi bút tài tình của Nguyễn Khuyến trong việc tả cảnh làng quê. Mong rằng, theo dòng thời gian, tác phẩm này vẫn còn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa, cái hay và cái đẹp.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-cau-ca-mua-thu-van-mau-lop-11-72462n.aspx
Đối với dạng bài cảm nhận một tác phẩm văn học, em cần nêu cảm nhận của mình về nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc về văn bản đó. Nếu gặp khó khăn trong quá trình học Ngữ văn 11, em hãy ghé thăm Taimienphi.vn để cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 hay khác nhé.

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Ca dao về mùa thu
Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hay, ngắn gọn
Phân tích Câu cá mùa thu, (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến
Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Cam nhan ve bai tho Cau ca mua thu

, dan y Cam nhan ve bai Cau ca mua thu ngan nhat, Bai van mau Cam nhan Cau ca mua thu hoc sinh gioi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Tây Tiến

    Bài văm mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc

    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, “Tây Tiến” là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Để tổng hợp kiến thức về bài thơ này, Taimienphi.vn gửi đến các em phần Phân tích bài thơ Tây Tiến với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu b ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tải video TikTok không logo trên iPhone, Android và PC thành công 100%

    Bạn đang đau đầu không biết cách tải video TikTok không logo về máy như thế nào? Hãy thử sử dụng Ytop1 - công cụ tải video TikTok không có dấu watermark về máy hoàn toàn miễn phí với chất lượng video giống y bản gốc được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.