Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hay, ngắn gọn

Trong bài thơ Câu cá mùa thu, nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ mở ra trước mắt người đọc bức tranh mùa thu đẹp nhưng trầm buồn, tĩnh lặng mà còn bộc lộ những tâm sự thầm kín. Các em hãy cùng Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến để cảm nhận được tâm trạng và những suy tư trầm lắng của nhà thơ.

Đề bài: Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan 2 cau cuoi bai cau ca mua thu cua nguyen khuyen

Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến


I. Dàn ý Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Câu cá mùa thu và hai câu thơ cuối của bài

2. Thân bài

- Khái quát chung nội dung 2 câu thơ cuối của bài: Mở ra bức tranh tâm trạng và những suy tư sâu lắng của nhà thơ.

- Cảm nhận chi tiết:
+ "Tựa gối ôm cần" tư thế ngồi câu cá đầy trầm mặc, suy tư của con người.
+ Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó.
+ Câu hỏi "cá đâu" vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người.
→ Dù đắm chìm trong dòng suy tư nhưng nhà thơ vẫn rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện âm thanh cá đớp mồi.
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: tiếng "cá đớp động" càng làm nổi bật lên vẻ yên tĩnh, vắng lặng của khung cảnh.
+ Nhà thơ đi câu cá như một cái cớ để giúp cho tâm hồn được thư thái.
=> Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời.

3. Kết bài

Cảm nhận chung


II. Bài văn mẫu Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (Chuẩn)

Câu cá mùa thu là bức tranh thu tuyệt đẹp của vùng nông thôn Bắc Bộ, đây cũng một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đánh giá về bài thơ, Xuân Diệu từng khẳng định Câu cá mùa thu là "điển hình hơn cả cho thơ ca về mùa thu ở Việt Nam". Bài thơ không chỉ mở ra bức tranh mùa thu bình dị, tươi sáng nơi thôn dã mà còn bộc lộ những tâm sự thầm kín trong tâm hồn người thi nhân, điều này được thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối của bài.

Ở những câu thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực về cảnh sắc và không gian của mùa thu vùng chiêm trũng Bắc Bộ. Đằng sau bức tranh thu, tâm tình thầm kín của người thi nhân cũng dần được hé mở:

"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Sự xuất hiện của con người trong hai câu thơ cuối đã góp phần hoàn thiện bức tranh mùa thu. Sự hòa hợp giữa thiên nhiên - con người, giữa cảnh- và tình không chỉ tạo nên sự hài hòa, thống nhất mà còn tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ. Hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế "tựa gối ôm cần" đầy trầm mặc, suy tư. Nhà thơ ngồi câu cá nhưng dường như không chuyên tâm đến công việc mình đang làm mà đang thả mình theo dòng suy nghĩ nào đó, vì vậy tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" dù nhẹ nhàng nhưng vẫn khiến nhà thơ giật mình.

Câu hỏi "cá đâu" vừa gợi ra sự bất ngờ của tình huống vừa gợi ra sự ngỡ ngàng, mơ hồ của lòng người. Dù đắm chìm trong dòng suy tư nhưng nhà thơ vẫn rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện âm thanh khẽ khàng xung quanh. Bởi tiếng cá đớp mồi rất khẽ, rất nhẹ, phải thực sự nhạy cảm và yên tĩnh trong tâm hồn thì nhà thơ mới có thể lắng nghe được. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong hai câu thơ cuối. Cái động của con cá "đớp động" không "phá tan" được cái tĩnh lặng của không gian mà ngược cái những chuyển động khẽ khàng càng tô đậm thêm cái vắng lặng của không gian, sự tịch mịch, trống vắng trong tâm hồn con người.

Hai câu thơ cuối gợi ra hình ảnh con người trong công việc câu cá. Thế nhưng dường như nhà thơ không tập trung việc đi câu mà như một cái cỡ để tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn. Nhà thơ thả hồn vào cảnh vật để phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế của cảnh vật mùa thu cả về đường nét, âm thanh, chuyển động. Cảnh thu đẹp nhưng buồn, lòng người tĩnh lặng nhưng lại chất chứa những suy tư, những nỗi niềm về thời thế, cuộc đời.

Câu cá mùa thu không chỉ dựng lên bức tranh mùa thu tươi sáng, bình dị của vùng nông thôn Bắc Bộ là còn thể hiện được tình thu, hồn thu đậm nét. Bài thơ khơi dậy những cảm xúc thân thuộc, gần gũi bên trong mỗi con người về làng quê. Đặc biệt qua những câu thơ cuối, người đọc còn cảm nhận được tấm lòng nặng những suy tư vì dân, vì nước của người thi nhân.

------------------HẾT-------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-2-cau-cuoi-bai-cau-ca-mua-thu-cua-nguyen-khuyen-65966n.aspx
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em xây dựng dàn ý và viết bài văn Cảm nhận 2 câu cuối bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Để có thêm những hiểu biết thú vị về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu, Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo qua bài Câu cá mùa thu, Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Tác giả: Ngọc Link     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành một đoạn văn miêu tả
Phân tích Câu cá mùa thu, (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Phân tích hình ảnh mùa thu trong 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến
Từ khoá liên quan:

cam nhan 2 cau cuoi bai cau ca mua thu cua nguyen khuyen

, dan y cam nhan hai cau cuoi bai cau ca mua thu , cam nhan ve bai tho cau ca mua thu cua nguyen khuyen,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận về bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

    Bài văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

    Những đứa trẻ xuất hiện trong văn học thời kháng chiến thường mang theo rất nhiều nét tính cách đáng quý, đáng trân trọng. Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này với bài mẫu Cảm nhận về bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà do đội ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.