Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Các em hãy cùng tham khảo Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu dưới đây để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và tấm lòng vì dân, vì nước của nhà thơ.

Đề bài: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich canh thu va tinh thu trong bai tho cau ca mua thu

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu


I. Dàn ý Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu (Chuẩn)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Cảnh mùa thu:

* Điểm nhìn:
- Từ gần tới xa: từ "ao thu" đến trời xanh "tầng mây lơ lửng"
- Từ xa tới gần: "tầng mây" trở lại với mặt ao tĩnh lặng.

* Bức tranh thu:
- Bức tranh thu đặc trưng của làng quê Bắc Bộ được khắc hoạ chân thực với màu sắc và đường nét:
- Màu sắc: màu của mùa thu: "trong veo", "xanh ngắt", "lá vàng"
- Đường nét: Chuyển động trong không gian: sóng - "hơi gợn tí", "lá - khẽ đưa vèo", tất cả chuyển động đều rất nhẹ nhàng.
→ Các màu sắc và đường nét hoà hợp với nhau tạo nên bức tranh thu êm dịu

* Cảnh thu đẹp mà đượm buồn:

- Không gian mở ra có cả hình ảnh con người nhưng:
+ Ngõ trúc "vắng teo": không thấy bóng người hoạt động
+ Những chuyển động của cảnh vật quá khẽ, không tạo nên được âm thanh
+ Câu cuối tạo ra âm thanh nhưng lại tăng thêm vẻ tĩnh mịch.

b. Tình mùa thu:

* Tâm hồn yêu thiên nhiên:
- Quan sát từng đường nét, màu sắc nhỏ nhất, đặc biệt nhất của mùa thu
- Cảm nhận mùa thu bằng nhiều giác quan
- Hình ảnh con người xuất hiện trong sự thư thái, biểu hiện cho sự hoà hợp của con người với thiên nhiên.

* Tấm lòng yêu nước thầm kín:
- Tình yêu thiên nhiên quê hương cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
- Bức tranh mùa thu đặc trưng của quê hương dung dị, không có hình ảnh ước lệ
- Hình ảnh người ngồi câu cá biểu trưng cho một nỗi lòng nặng nề cô quạnh khi đất nước đang đầy đau thương.

* Nghệ thuật:
- Khắc hoạ thành công hình ảnh của mùa thu đặc trưng của làng quê Việt Nam.
- Sử dụng các biện pháp: tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật đối, lấy động tả tĩnh.
- Cách gieo vần đặc sắc.

3. Kết bài:

- Liên hệ cảm xúc của bản thân về tác phẩm


II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu (Chuẩn)

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của thiên nhiên làng cảnh của Việt Nam. Ông viết khoảng 800 bài thơ, trong đó có chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu của ông. Bài thơ không chỉ đậm phong vị cảnh quê non nước mà còn đậm một vị tình quê hương.

Thơ thu của Nguyễn Khuyến mang một vẻ trầm lặng, buồn cùng những vần thơ dung dị, nhẹ nhàng như chính hương sắc của mùa thu. Bức tranh thu trong Câu cá mùa thu được khắc họa qua điểm nhìn của tác giả, từ gần tới xa rồi lại từ xa tới gần, xuất phát là từ ao thu với chiếc thuyền câu rồi đến "tầng mây lơ lửng" rồi lại trở về với thuyền câu, ao thu.

Mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hiện lên qua những hình ảnh rất đỗi mộc mạc:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo."

Không gian làng quê thơ được mở ra thơ mộng và yên bình, đúng như cái chất của mùa thu. Một cái ao lặng lờ, nước trong vắt, bên trên là một chiếc thuyền nhỏ đang dập dềnh theo con sóng nước hơi gợn tý và những chiếc lá vàng đang nhẹ nhàng thả mình trên dòng nước trong. Đây là một không gian thu đầy quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tuy quen thuộc là thế nhưng Nguyễn Khuyến lại giúp nó trở nên thật thơ mộng, đẹp đến nao lòng người.

Nhà thơ đã mở ra một không gian khoáng đạt, được cảm nhận đầu tiên bằng xúc giác là sự "lạnh lẽo" cũng như thị giác "trong veo". Nếu mùa hè đặc trưng bởi những dòng phù sa ngầu đục thì mùa thu lại đặc trưng bằng thứ nước trong ngần, nhìn thấu cả đáy. Trong khuôn viên chiếc ao nhỏ là con thuyền "bé tẻo teo" cùng làn sóng "hơi gợn tý". Chút "hơi gợn tý" đó tạo nên một sự khuấy động nho nhỏ trong không gian tĩnh mịch của mặt ao nhưng chẳng thể tạo nên được một âm thanh hoàn chỉnh. Và hơn thế nữa, khung cảnh được tô điểm bởi màu vàng của những chiếc lá mỏng manh, bay trong gió "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo". Chỉ bằng một câu thơ mà người ta như cảm nhận được sự mỏng manh, sự nhỏ bé của chiếc lá ấy trong một mùa thu thật êm, thật dịu, như nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng viết:

"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng"

Không gian không chỉ có hình ảnh có ao cá lạnh lẽo mà còn xuất hiện cả bầu trời. Bầu trời thu vốn là biểu tượng của mùa thu, vậy nên Nguyễn Khuyến đã miêu tả nó rằng:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

Không gian lại càng được rộng mở thêm nữa. Tầng mây "lơ lửng" trên bầu trời "xanh ngắt" vừa khiến người ta mường tượng ra sự cao rộng của bầu trời vừa gợi ra một không gian thật yên bình, êm ả. Giữa không gian ấy, sự xuất hiện của con người như một điểm nhấn, thế nhưng, sự xuất hiện lại chẳng có được bao nhiêu, chỉ thấy một ngõ nhỏ "vắng teo" bóng người. Một mình nhân vật trữ tình ngồi buông cần vào làn nước, bất động và thờ ơ. Nguyễn Khuyến đã sử dụng ở đây biện pháp lấy động tả tĩnh "sóng - hơi gợn tý", "lá - khẽ đưa vèo", để nhấn mạnh cái tĩnh lặng vô cùng của mùa thu. Tiếng động duy nhất trong cả bài thơ là hình ảnh "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Thé nhưng, nó chẳng khiến cho bài thơ thêm phần sinh động mà còn khiến bài thơ trở nên yên ắng, tĩnh mịch hơn.

Cảnh sắc mùa thu của làng quê Việt Nam hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến vừa thơ mộng, êm đềm, vừa tĩnh tại lại vô cùng yên bình mà cũng đượm buồn. Đây là một trong những đặc trưng vốn thấy ở những làng quê Bắc Bộ Việt Nam, và Nguyễn Khuyến đã nắm trọn những đặc điểm ấy để đưa vào trong thơ của mình. Hơn thế, ông còn thể hiện nét tài hoa của mình trong việc gieo vần. Những vần "eo" cuối những câu thơ đã làm cho câu thơ có một điều gì đó nhỏ bé đi, mọi vật co lại, dồn nén, kết tinh trong một khuôn khổ thật nhỏ bé. Có lẽ, đó là dụng ý của nhà thơ khi đặt nên những vần thơ này!

Cảnh thu đẹp là thế, nhưng Nguyễn Khuyến không chỉ muốn miêu tả cảnh sắc của trời thu mà còn muốn đặt vào trong đó những suy tư của riêng mình.

Điều đầu tiên ta nhận thấy được trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả và sự hoà hợp của con người với thiên nhiên. Tại sao nói Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên? Đó là bởi vì ông đã thu trọn vào trong một bài thơ những cảnh sắc đặc trưng nhất của mùa thu làng quê Việt. Những đường nét hay màu sắc rất nhỏ đều được ông thu lại. Từ hình ảnh của một "ao thu" nhỏ bé đến những con sóng "hơi gợn tí", đến sắc trời "xanh ngắt", ... tất cả đều được thu lại bằng vài câu thơ ngắn ngủi. Thêm vào đó, ông cũng quan sát cảnh vật mùa thu bằng mọi giác quan của mình, từ xúc giác, thị giác, đến thính giác, ... Mỗi câu thơ là sự hòa quyện của nhiều cảm giác khác nhau. Câu thơ đầu tiên nói về "ao thu" nhưng trong đó là tổng hòa của xúc giác và thị giác. Sự "lạnh lẽo" được cảm nhận bằng xúc giác, làn nước "trong veo" lại được cảm nhận bằng thị giác. Có thể nói, để cảm nhận mùa thu, Nguyễn Khuyến đã sử dụng tất cả mọi giác quan của mình để mà cảm nhận.

Trong bài thơ, hình ảnh con người xuất hiện rất ít ỏi, chỉ là một vài nét thoáng qua. Đó là hình ảnh của người "buông cần" trên mặt ao tĩnh lặng. "Buông" là hành động thả câu để câu cá, vừa để chờ cá cắn câu vừa để ngắm cảnh. Thế nhưng, buông câu chẳng "lâu được" bởi không thấy cá cắn câu. Sự thư thả trong từng câu chữ cho ta thấy được sự thư thái của nhà thơ trong công việc câu cá của mình. Câu cá là một thú vui mà ông dành trọn thời gian của mình để tận hưởng. Điều này đã diễn tả sự hoà hợp với thiên nhiên, với mùa thu của con người.

Nguyễn Khuyến cảm nhận về mùa thu tinh tế như thế, vẽ lên một bức tranh với cái hồn của làng quê Việt, vượt lên trên mọi khuôn khổ của thơ ca ước lệ, đem tới cái bình dị, mộc mạc của quê hương vào thơ là bởi ẩn chứa trong đó là tấm lòng của một nhà thi sĩ yêu nước, yêu non sông. Là một nhà thi sĩ, ông chỉ có thể dùng lời thơ của mình biểu đạt một tâm hồn yêu nước. Và hình ảnh người câu cá buôn cần lặng lẽ cũng là tâm sự của một con người nặng lòng với quê hương. Những khúc mắc trong lòng ông không thể giải quyết là những tâm sự đau buồn trước cảnh lầm than của dân tộc.

Có thể nói, bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã khắc hoạ thành công cảnh thu và tình thu. Nghệ thuật chấm phá, lấy động tả tĩnh đã làm cho bức tranh mùa thu làng quê Việt trở nên đẹp đẽ hơn, bình dị hơn. Mặc dù được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú nhưng Nguyễn Khuyến đã không còn sử dụng những hình ảnh ước lệ, khuôn phép cổ điển mà thay vào đó là những hình ảnh thơ rất bình dị, mộc mạc, gần gũi với người dân. Các gieo vần "eo" tài tình ở mỗi cuối câu cũng là một nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm.

Bài thơ Câu cá mùa thu không chỉ có cảnh sắc mùa thu đẹp đẽ mà còn chưa trong đó biết bao nhiêu cái tình của người thi sĩ. Cảnh thu đẹp đến nao lòng người nhưng lại đượm buồn bởi nỗi lòng và tính yêu của nhà thơ dành cho quê hương cho đất nước. Chỉ với tác phẩm này, Nguyễn Khuyến xứng đáng trở thành một trong những nhà thơ tài hoa nhất của nền thơ ca Việt Nam ta.

---------------HẾT---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-canh-thu-va-tinh-thu-trong-bai-tho-cau-ca-mua-thu-66233n.aspx
Có thể nói, dù không thể hiện rõ ràng nhưng ẩn chứa trong từng câu chữ của bài thơ Câu cá mùa thu là một tấm lòng nặng với non sông của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Các bài viết như: Nghị luận lòng yêu nước trong bài thơ Câu cá mùa thu, Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu sẽ giúp chúng ta thấy rõ được điều đó.

Tác giả: Hoàng Bách     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành một đoạn văn miêu tả
Dàn ý phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Phân tích hình ảnh mùa thu trong 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến
Từ khoá liên quan:

phan tich canh thu va tinh thu trong bai tho cau ca mua thu

, phan tich buc tranh mua thu qua bai cau ca mua thu, ve dep cua bai tho cau ca mua thu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Sang thu

    Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

    Phân tích bài thơ Sang thu là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 yêu cầu các em học sinh phải nêu cảm nhận của mình về nội dung bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Một số bài văn mẫu đề bài phân tích bài thơ Sang thu hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài làm tập làm văn của mình và đạt được điểm số cao.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Câu nói hay về tháng 12, STT và Caoption ý nghĩa nhất

    Tháng cuối cùng của năm đã đến, mang theo những dư âm của niềm vui, sự tiếc nuối và cả những khát khao. Hãy để những câu nói hay về tháng 12 truyền