Tỏ lòng là bài thơ mang đậm tinh thần, hào khí của một thời đại vẻ vang. Cùng soạn bài Tỏ lòng để cảm nhận được vẻ đẹp của hào khí Đông A, cùng với đó là khát vọng và quyết tâm lập công danh, bảo vệ đất nước, triều đại của tác giả Phạm Ngũ Lão.
SOẠN BÀI TỎ LÒNG (Thuật hoài) ngắn 1
PHẠM NGŨ LÃO
Câu 1.
So sánh | Câu thơ nguyên tác chữ Hán | Câu thơ dịch |
Điểm khác | - Hoành sóc | - Múa giáo |
Nhận xét | Phần dịch chưa sát nghĩa. Từ “hoành sóc” là từ mang âm điệu hào hùng dữ dội thể hiện chí khí hơn so với từ “múa giáo” Hình ảnh con người hiện lên kì vĩ, hiện ngang, đầy kiêu hùng |
Câu 2.
Câu thơ “Ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu” có hai cách lí giải:
- Cách 1, có thể hiểu là khí thế của ba quân vô cùng mạnh có thể nuốt trôi trâu
- Cách 2, có thể hiểu theo phần phiên âm chữ hán “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” – khí thế át cả sao trời.
🡺 Câu thơ cho thấy sức mạnh của Hào khí Đông A – Hào khí nhà Trần
Câu 3.
“Nợ” công danh được tác giả nhắc tới trong bài thơ có thể hiểu theo cả hai nét nghĩa:
- Thứ nhất, thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công tức là để lại sự nghiệp, lập danh tức là để lại tiếng thơm muôn đời.
- Thứ hai, “nợ” công danh cũng có thể hiểu là chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với nhân dân và đất nước.
Câu 4.
Nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão:
- Bản thân chưa có đủ tài năng, mưu lược sáng suốt như Gia Cát Lượng có thể ra giúp nhân dân, cứu đất nước
- Trách nhiệm trên vai lớn mà trí tuệ và sức lực thì có hạn
🡺 Phạm Ngũ Lão ý thức được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp dân cứu nước. Nỗi “thẹn” của Phạm Ngũ Lão chính là lòng tự tôn của một con người luôn luôn trăn trở với nỗi lo của đất nước.
Câu 5.
Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần là vẻ đẹp của những con người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, lớn lao, kì vĩ đại diện cho sức mạnh của thời đại. Vẻ đẹp của họ cũng là vẻ đẹp của Hào khí Đông A – Hào khí nhà Trần.
SOẠN BÀI TỎ LÒNG (Thuật hoài) ngắn 2
PHẠM NGŨ LÃO
1. Cuộc đời và sự nghiệp
- Sinh năm 1255, mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là huyện Ân Thi, Hưng Yên).
- Làm gia khánh, sau là con rể của Trần Hưng Đạo.
- Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, được phong tước hầu: quan Nội hầu.
- Là Võ tướng nhưng thích đọc sách, làm thơ, được ngợi ca là văn võ toàn tài.
- Ông để lại hai bài thơ Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
2. Thể loại và ngôn ngữ của bài thơ
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán.
- Viết theo thể tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục
- Bài thơ có thể chia thành hai phần:
+ Hai câu đầu: hình ảnh quân đội và con người đời Trần.
+ Hai câu sau: tâm sự, cảm xúc, “nỗi lòng” của tác giả.
4. Hình ảnh vàkhát vọng trung tâm của bài thơ
- Hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ dọc ngang trời đất.
- Khát vọng trung tâm là mang chí trai ra giúp nước.
5. Nội hàm “Chí làm trai” của bài thơ Tỏ lòng.
-Đây là một quan niệm sống tích cực. “Chí làm trai” là khao khát lập công danh, trả nợ đời của kẻ làm trai.
- Với bài thơ Tỏ lòng, “Chí làm trai” của cá nhân nhà thơ phù hợp với sự nghiệp lớn lao của dân tộc là cứu nước, cứu dân.
6. Giai thoại Phạm Ngũ Lão gặp Trần Hưng Đạo
- Phạm Ngũ Lão ngồi đan sot bên đường, mải suy nghĩ trước nỗi an nguy của xã tắc trước hiểm họa xâm lược của quân Nguyên nên đã không tránh đường khi Trần Hưng Đạo đi qua.
- Đế dẹp đường, quân lính lấy giáo đâm vào đùi mà Phạm Ngũ Lão vẫn không hay biết.
- Hiểu rõ sự tình, Trần Hưng Đạo rất cảm phục, thu nhận Phạm Ngũ Lão làm gia khách.
7. Vóc dáng, tư thế con người trong câu thơ đầu
- Câu thơ đầu dịch tuy hay nhưng chưa lột tả hết được khí thế, thần thái của con người trong nguyên bản. “Múa giáo” thì không thể hoành tráng bằng “Cầm ngang ngọn giáo”. Tư thế này vững chãi, kiêu hùng.
– Cây giáo như đo cả chiều dài đất nước. Con người xuất hiện trong tư thế của vũ trụ, kì vĩ. Không gian mở rộng theo sông núi, thời gian trải dài theo tháng năm “mấy thu”.
8. Nội dung câu thơ thứ hai
– “Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”: tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh (quân đội như hổ báo) và nghệ thuật phóng đại, cường điệu (nuốt trôi trâu).
- Tác giả ca ngợi sức mạnh quân đội nhà Trần, đồng nghĩa với việc tự hào về sức mạnh của dân tộc.
- Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi kết hợp các yếu tố khách quan (sức mạnh của hào khí Đông Á) và cảm nhận chủ quan của một tình yêu đất nước mãnh liệt.
9. Chí khí nam nhi thể hiện qua câu thơ “Công danh nam tử còn vương nợ”
- Lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến là phải lập cho đúng công danh. Có nghĩa họ phải đóng góp một điều gì đó cho đất nước.
- Với Phạm Ngũ Lão, nhà thơ ý thức mình đang vương nợ với non sông. Ý thức này cho thấy chí khí của người anh hùng. Câu thơ như một lời nhắc thúc dục con người phải suy tư sống và hành động cho con người, cho tổ quốc. Nguyễn Công Trứ sau này cũng trăn trở về vấn đề này:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
10. Cái tâm của nhà thơ thể hiện qua câu thơ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Nghe chuyện người xưa thẹn về bản thân không bằng họ và ý thức rất rõ về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với đất nước.
- Vũ Hầu Gia Cát Lượng là bề tôi trung thành của Lưu Bị. Ông giúp Lưu Bị mở mang bờ cõi, phát triển đất nước, mang lại no ấm thịnh vượng cho nước Thục ở Trung Quốc thời Tam Quốc, Phạm Ngũ Lão tuy bảo mình thẹn khi “nghe chuyện Vũ Hầu”, một mặt cho thấy việc nỗ lực theo gương người xưa cống hiến cho đất nước, mặt khác cho thấy hùng tâm tráng khí của ông khi ngầm ví mình với Gia Cát Lượng.
- Câu thơ đề cao cái đức, cái tâm của một người dân yêu nước. Cái “thẹn” của Phạm Ngũ Lão là cái “thẹn” của một nhà nho có nhân cách lớn. Nguyễn Khuyến trong Thu vịnh cũng “thẹn” trước tấm lòng thanh tao của Đào Tiềm. Phạm Ngũ Lão “thẹn” vì chưa trả xong nợ nước. Khi ý thức được điều này, nhân cách của nhà thơ được nâng lên gấp bội phần.
11. Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần qua Tỏ lòng
- Đấy là vẻ đẹp cao cả của con người mang lí tưởng vì nước vì dân.
- Vẻ đẹp đó bao hàm cả tư thế đứng (cầm ngang ngọn giáo) và cả chiều sâu nội tâm của một nhân cách lớn (“thẹn” vì chưa trả xong nợ nước).
- Lí tưởng xả thân cho cộng đồng của Phạm Ngũ Lão nói riêng, của trang nam nhi thời Trần nói chung sẽ là nguồn động viên, tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp học tập, rèn luyện đạo đức để phục vụ quốc gia, cộng đồng.
-----------------HẾT------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-to-long-38344n.aspx
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Uy-lít-xơ trở về để nâng cao kiến thức Ngữ văn 10.