Chiến thắng Mtao Mxây là sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-Đê. Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 30 SGK Ngữ văn 10, tập 1 sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết, qua đó giúp cho việc đọc và tìm hiểu văn bản của các em được dễ dàng và hiệu quả hơn.
SOẠN BÀI CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY, MẪU 1
(Trích sử thi Đăm Săn)
Câu 1.
Ban đầu Đăm Săn ra lời thách đấu Mtao – Mxây đọ dao nhưng hắn ta không đồng ý. Phải đợi đến khi Đăm Săn dọa sẽ đốt nhà hắn thì hắn ta mới xuống nhận lời thách đấu.
- Lần tranh đấu thứ nhất hai bên thi múa khiên:
+ Mtao - Mxây múa khiên, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô
+ Đến lượt Đăm Săn, chàng rung khiên múa, mỗi lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô
+ Mtao- Mxây thì chạy bước thấp bước cao, chạy từ bãi đông sang bãi tây.
+ Đăm Săn thì chạy vun vút qua phía đông rồi lại chạy vun vút qua phía tây.
🡪 Kết quả: cây giáo thần của Đăm Săn đâm vào người Mtao – Mxây nhưng không thủng.
- Lần tranh đấu thứ hai Đăm Săn được trời mách bảo, kết quả là giành chiến thắng, cắt đầu Mtao – Mxây bêu ra đường.
Câu 2.
- Những câu nói của dân làng thể hiện thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê – Đê với việc thắng, thua của hai tù trưởng:
+ “ Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai ?”
+ “Không đi sao được! Làng chúng tôi ở phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!”
🡪 Nguyện vọng của dân làng là có được một người tù trưởng tài giỏi, mạnh mẽ, dũng cảm lãnh đạo.
- Hành động của dân làng: mở tiệc ăn mừng suốt đêm ngày, vui mừng khi Đăm Săn chiến thắng trở về.
🡺 Mục đích của cuộc chiến tranh không mang tính chất phi nghĩa, tàn sát cộng đồng mà cuộc chiến chính là sự thống nhất cộng đồng thông qua trận tranh đấu của hai tù trưởng. Tù trưởng nào tài giỏi và mạnh mẽ hơn sẽ giành chiến thắng và được toàn thể buôn làng tung hô, vui mừng.
Câu 3.
Phần cuối của đoạn trích chú ý miêu tả nhiều đến cảnh buôn làng ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn. Chính điều này đã cho thấy tinh thần thị tộc của người Ê – Đê. Chiến tranh chẳng những không gây tổn hại xấu cho xã hội mà còn là sợi dây gắn kết, thống nhất buôn làng để tạo nên một cộng đồng lớn mạnh hơn.
Câu 4.
- Các câu văn so sánh:
+ Mtao - Mxây múa khiên, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô
+ Đến lượt Đăm Săn, chàng rung khiên múa, mỗi lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô
🡪 Tạo sự tương phản giữa Đăm Săn và Mtao – Mxây.
- Các câu văn phóng đại:
+ Đăm Săn múa trên ca0, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc,…
+ Đoàn người đi đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối.
🡪 Tô đậm, làm nổi bật vẻ đẹp hùng tráng của người anh hùng Đăm Săn.
SOẠN BÀI CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY, MẪU 2
(Trích sử thi Đăm Săn)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm sử thi
Sử thi còn gọi là anh hùng ca, một thể loại tự sự, được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần (thơ). Sử thi thường có qui mô lớn, có thể dài đến mấy ngàn trang sách như Ma-ha-tha-ra-ta của người Ấn Độ, bao gồm hàng trăm nhân vật với những sự kiện li kì, hấp dẫn.
Bút pháp sử thi thường sử dụng là so sánh, phóng đại và lí tưởng hóa sự việc, nhân vật. Là thể loại tiếp nối ngay sau thần thoại và thường sử dụng các chất liệu từ thần thoại, sử thi mang đậm các yếu tố hoang đường, huyền ảo. Đây là thế giới gồm cả thần linh và con người. Tuy nhiên, con người chiếm ưu thế bởi lẽ sự xuất hiện của sử thi luôn gắn với sự tan rã của cộng đồng nguyên thủy để hình thành nên các nhà nước dân chủ chủ nô trong buổi bình minh lịch sử.
Cảm hứng của sử thi là ngợi ca và hoành tráng. Người kể chuyện của sự thi luôn kể ở vị trí ngôi thứ ba: Giữa họ với các sự việc của sử thi luôn có khoảng cách tuyệt đối. Đấy là khoảng cách của sự tôn sùng, ngưỡng mộ và thành kính.
Nhân vật của sử thi là những anh hùng mang lí tưởng của cộng đồng và thời đại. Họ là kết tinh cao nhất khát vọng về trí tuệ, nghị lực, sức mạnh, tình cảm và đạo đức... của cộng đồng. Hành động của họ là mẫu mực của thời đại. Họ luôn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ xuất hiện trong sử thi với đầy đủ lai lịch, vũ khí,...
Cốt truyện của sử thi được kết cấu chặt chẽ, đầy kịch tính, bao giờ cũng “có đầu có đuôi” cụ thể. Không gian của sử thi là không gian chiến trận. Đối Với những tác phẩm ra đời sớm hơn (như I-li-át) thì người kể không phân biệt chính - tà giữa hai phe. Các bên đều được kể với một thái độ như nhau. Cái chết của người anh hùng không phải do họ yếu kém đối thủ mà vì thần linh muốn họ chết.
Sử thi thường sử dụng lối kể đậm đà chất trữ tình, lối kể trì hoãn và không đi sâu phân tích, miêu tả tỉ mỉ tâm lí nhân vật. Nhân vật sử thi hiện lên qua hành động. Họ là những con người cộng đồng.
2. Bảng so sánh hai tiểu loại sử thi dân gian ở Việt Nam
3. Tóm tắt sử thi Đăm Săn
a) – Về làm chồng của hai chị em tù trưởng Hợ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có và uy danh vang dội khắp nơi.
- Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grư) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) thừa lúc Đam Săn lên rẫy, ra sông làm lụng đã đưa người đến cướp phá buôn của chàng, bắt Hơ Nhị về làm vợ.
- Cả hai lần, Đăm Săn đều đánh trả và chiến thắng, cứu được vợ, sáp nhập của cải, đất đai của kẻ thù và trở nên càng nổi tiếng hơn, bộ tộc càng giàu có, phồn thịnh.
- Một lần gặp cây sơ-múc (cây thần vật tổ bên nhà vợ), Đăm Săn ra sức chặt đổ cây. Ngay sau đó cả hai người vợ đều chết. Đăm Săn tìm lối lên trời xin thuốc cứu họ sống lại.
- Sau đó, Đăm Săn tìm cách lên trời hỏi nữ thần Mặt trời (con gái của Trời) về làm vợ. Bị từ chối, Đăm Săn tức giận bỏ về và bị chết ngập cả người lẫn ngựa ở rừng sáp đen nhão như bùn nước.
- Hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng chị gái là Hơ Âng khiến cô có mang, sinh ra đứa con trai.
- Đó là Đăm Săn cháu. Khi trưởng thành, nó sẽ đi tiếp con đường của Đăm Săn anh hùng.
b) Theo Phan Đăng Nhật (Nghiên cứu sử thi Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H., 2001, tr. 138 – 139) thì trong một dị bản sưu tầm được vào các năm 1985 - 1987 ở tỉnh Đắc Lắc, sử thi Đăm Săn gồm các đoạn kế sau:
1. Lai lịch Đăm Săn
2. Đăm Săn lấy Hơ Nhị, Hơ Bhị 3.
Đăm Săn đánh Mtao Grữ giành lại vợ
4. Đăm Săn đi làm rẫy
5. Đăm Săn đánh Mtao Mxây giành lại vợ
6. Đăm Săn đi chặt cây
7. Đăm Săn đánh Mtao Ak
8. Đăm Săn đánh Mtao Tuôr giành lại vợ
9. Đăm Săn đánh Mtao Kuăt giành lại vợ
10. Đăm Săn đánh Mtao Ea giành lại vợ
11. Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
12. Đăm Săn cháu thay thế Đăm Săn
13. Kết thúc.
4. Xuất xứ của văn bản
- Văn bản Chiến thắng Mtao Mxây được trích từ đoạn kể Đăm Săn đi đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
5. Hình thức của văn bản
- Là văn bản tự sự những lời văn lại được bố trí đặc biệt bằng cách xen lời kể chuyện với lời nhân vật bằng hình thức đối thoại theo kiểu kịch.
- Văn bản có cả tiếng Ê-đê (diêng, kliê, êchăm...), điều này khiến cho ngôn ngữ văn bản phong phú và thể hiện được văn hóa Ê-đê.
6. Bố cục của vănbản
Văn bản có thể được chia thành ba phần:
a) Từ đầu đến “... đem bêu ngoài đường”: Trận đánh giữa hai tù trưởng.
b) Tiếp đó đến “... rồi vào làng”: Đăm Săn thuyết phục và đưa dân làng của Mtao Mxây về theo mình.
c) Phần còn lại: Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
7. Nhân vật
- Văn bản có 5 nhân vật, trong đó có hai nhân vật đặc biệt chỉ số đông là dân làng và tôi tớ.
- Ba nhân vật khác là Đăm Săn, Mtao Mxây, Ông Trời.
8. Vai trò của nhân vật “Ông Trời”
- Ông trời bày cho Đăm Săn cách giết Mtao Mxây, “Cháu lấy một cái chay mòn ném vào vành tai hắn là được” khi Đăm Săn không thể nào giết được Mtao Mxây.
- Sử thi miêu tả người anh hùng nhưng bao giờ cũng xuất hiện vai trò của thần linh chi phối hành động anh hùng đó. Thế giới của sử thi, vì thế là thế giới trộn lẫn thần - người. Con người sùng kính thần linh là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp được cộng đồng tôn vinh. Mặt khác, người anh hùng được trời giúp có nghĩa hành động đó là hành động chính nghĩa. Do vậy, vai trò của Ông Trời đối với Đăm Săn chỉ là sự ủng hộ dành cho người chính nghĩa; còn việc giết chết Mtao Mxây là do tài trí của chính Đăm Săn.
9. Diễn biến của trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
- Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây ở trên nhà khiêu khích Đăm Săn nhưng không chịu xuống. Đăm Săn dọa sẽ phá cầu thang và hun khói nhà Mtao Mxây.
- Mtao Mxây đồng ý xuống với điều kiện Đăm Săn không đâm lén khi hắn xuống cầu thang, Đăm Săn đồng ý.
- Mtao Mxây vung khiên múa, Đăm Săn xem thường, đứng yên.
- Đến lượt Đăm Săn múa khiên, chàng tỏ rõ sự hùng dũng, phi thường. Mtao Mxây chém hụt chàng.
- Đăm Săn cướp được miếng trầu của Hơ Nhị, sức khỏe tăng lên bội phần.
- Đến lượt Mtao Mxây chạy, Đăm Săn đuổi. Đăm Săn nhắm đâm trúng đùi của Mtao Mxây nhưng không thủng.
- Ông Trời bày cho Đăm Săn cách giết Mtao Mxây. Mtao Mxây bị đánh ngã. Hắn cầu xin Đăm Săn tha tội chết, nhưng Đăm Săn kể tội rồi giết chết Mtao Mxây.
10. Thái độ của Mtao Mxây trước việc khiêu chiến của Đăm Săn
- Thoạt nhiên, Mtao Mxây tỏ vẻ ngang nhiên, kiêu ngạo.
- Đau đó, Mtao Mxây lại tỏ ra run sợ trước uy dũng của Đăm Săn: sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình nhưng vẫn tỏ ra do dự, đắn đo.
-Điều đó chứng tỏ người kể thấu hiểu tâm lý của nhân vật. Kẻ có lỗi bao giờ cũng e dè trước người chân chính.
11. Diễn biến bốn hiệp trong cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
- Hiệp một: Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn bình tĩnh đứng xem.
- Hiệp hai: Đăm San múa khiên trước, Mtao Mxây hoảng sợ trốn chạy và chém Đăm Săn nhưng không trúng.
- Hiệp ba: Đăm Săn múa khiên đuổi theo Mtao Mxây nhưng không đâm thủng da hắn.
- Hiệp bốn: Nhờ Ông trời chỉ bảo nên Đam Săn mới giết được Mtao Mxây.
12. Bảng so sánh việc múa khiên của Đăm Săn với Mtao Mxây
- Tác giả miêu tả Mtao Mxây rất ít (một câu). Điều đó chứng tỏ hắn múa rất xoàng không có gì để nói.
- Cách so sánh tiếng khiên kêu “lạch xạch như quả mướp khô“ càng cho thấy sự kếm cỏi của hắn trước Đăm Săn.
- Trong khi đó Đăm Săn được miêu tả đến ba câu, thể hiện sự hùng tráng của chàng: vượt đồi tranh, vượt đồi lồ ô...
13. Bảng so sánh hai lần múa khiên của Đăm Săn
Ảnh 3
- Lần múa khiến thứ hai của Đăm Săn hùng tráng hơn lần đầu.
- Biểu hiện: Lần múa đầu Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật, nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ...
14. Nhận xét cách người kể miêu tả ba lần múa khiến của Đăm Săn
- Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ phẩm chất với nhau thông qua một động tác (hành động) giống nhau.
- Đấy là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp, nhàm chán.
- Đây cũng là biện pháp để thực hiện “sự trì hoãn sử thi” bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiến ba lần.
15. Diễn biến ba lần Đăm Săn gõ cửa nhà dân làng của Mtao Mxây
- Lần thứ nhất: gõ cửa một nhà.
- Lần thứ hai: gõ cửa tất cả các nhà.
- Lần thứ ba: gõ cửa mỗi nhà trong làng.
- Sau ba lần gõ cửa, Đăm Săn kêu gọi tất cả dân làng Mtao Mxây đi với mình.
- Ý nghĩa của lời kêu gọi đó là xây dựng một cộng đồng to lớn hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn.
16. Lời đối thoại của Đăm Săn với Mtao Mxây
- Đăm Săn thách đấu: “Ta thách nhà người đọ dao với ta”.
- Đăm Săn dọa: Bổ đôi sàn nhà, hun khói.
- Đăm Săn khiêu khích, sỉ nhục:
+ Đến con lợn nái của nhà người ta cũng không thèm đâu.
+ Đến con trâu của nhà người ta cũng không thèm đâu.
- Lời nói trên thể hiện khí phách hào hùng, tinh thần thượng võ của Đăm Săn.
17. Lời đối thoại của Mtao Mxây với Đăm Săn thể hiện:
- Khiêu khích: Bận ôm vợ hai chúng ta.
- Lo sợ. Hai lần nhắc đến việc sợ đâm lén.
- Khoác lác:
+ Ta như gà làng mới mọc cựa.
+ Ta học thần rồng.
- Cầu xin: + Ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu.
- Rõ ràng tính cách của Mtao Mxây không thể sánh với Đăm Săn nên y bại trận dưới tay Đăm Săn là tất yếu.
18. Sự giàu có của Đăm Săn
a) Thể hiện qua lời Đăm Săn:
- Rượu năm ché, trâu dâng một con.
- Rượu bảy ché, trấu bảy con.
- Rượu bảy ché, lợn thiến bảy con.
Các con số lặp lại theo chiều hướng gia tăng (từ 5 đến 7, từ 1 đến 7) cho thấy sự giàu có vô cùng của Đăm Săn.
b) Thể hiện qua lời người kể:
- Chàng mở tiệc ăn uống linh đình, thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt,...
19. Đăm Săn được miêu tả ở đoạn cuối tác phẩm
a. Bảng thống kê
Ảnh 4
b. Cách tác giả khắc họa nhân vật Đăm Săn trong văn bản dựa vào bố cục:
+ Đoạn một tác giả miêu tả sức khỏe cơ bắp trên trận chiến của Đăm Săn.
+ Đoạn hai tác giả tập trung vào tình cảm của Đăm Săn.
+ Đoạn ba, Đăm Săn được miêu tả toàn diện từ trang phục đến hình thể và thể trạng.
c. Hai kiểu bút pháp cơ bản được tác giả dân gian sử dụng trong văn bản khi khắc họa chân dung Đăm Săn là bút pháp so sánh và bút pháp phóng đại.
- Chẳng hạn so sánh bắp chân Đăm Săn với “cây xà ngang”.
- Bút pháp phóng đại được thể hiện qua việc khẳng định: Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no...
d. Hai phẩm chất lớn ở người anh hùng Đăm Săn
- Anh dũng trên chiến trận.
- Quan tâm đến việc xây dựng đời sống ấm no của cộng đồng.
e. Ý nghĩa bao trùm của hình tượng Đăm Săn
– Hạnh phúc của con người có được khi biết sống vì danh dự, vì tình yêu thương và xây dựng hạnh phúc chung cho mọi người.
-------------------------HẾT--------------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) và cùng với phần Soạn bài Văn bản, tiếp theo để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chien-thang-mtao-mxay-38462n.aspx