Trong nội dung soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo), thông qua việc hướng dẫn trả lời 5 câu hỏi trong sách giáo khoa, các em sẽ được ôn tập lại kiến thức đã học và được trau dồi thêm kiến thức nâng cao về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
SOẠN BÀI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ, Tiếp theo ngắn 1
II. LUYỆN TẬP
Câu 1.
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
a. Nhân vật giao tiếp: chàng trai và cô gái
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong thời điểm: đêm trăng thanh.
🡪 Thời điểm thích hợp cho những cuộc trò chuyện, bày tỏ tình cảm.
c. Nhân vật “anh” nói: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
🡪 Mục đích: mượn hình ảnh cây tre làm hình ảnh ẩn dụ để bày tỏ tình cảm với cô gái.
d. Cách nói “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Bởi: mục đích của cuộc trò chuyện là ướm hỏi và bày tỏ tình cảm chính vì vậy mà cách xưng “anh” là cách nói tế nhị, nhẹ nhàng, khéo léo và lịch sự.
Câu 2.
a. Những hành động nói cụ thể của cuộc giao tiếp trên là: chào, đáp lời và thưa
🡪 Mục đích của hành động nói trên là chào hỏi và đưa nội dung thông tin cần trao đổi.
b. Mục đích giao tiếp của 3 câu hỏi:
+ “A Cổ hả?” 🡪 lời chào
+ “Lớn tướng rồi nhỉ ?” 🡪 lời khen
+ “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” 🡪 lời hỏi
c. Lời nói của các nhân vật bộ lộ tình cảm gần gũi, thân mật, kính trọng và cởi mở trong giao tiếp
Câu 3.
a. Vấn đề mà Hồ Xuân Hương “giao tiếp” với người đọc: số phận đầy bất hạnh và ngang trái của người phụ nữ phong kiến và chính thân phận tác giả.
- Phương tiện: mượn hình ảnh ẩn dụ là chiếc bánh trôi để nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Mục đích: nói đến thân phận người phụ nữ xưa, đồng thời ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ.
b. Căn cứ vào tiểu sử cuộc đời của tác giả Hồ Xuân Hương, cùng với đó là cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh tượng trưng trong bài thơ mà người đọc có thể cảm nhận, lĩnh hội được nội dung bài thơ.
Câu 4.
THÔNG BÁO
Trường THPT Bắc Lý nhân ngày Môi trường thế giới tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường. Kế hoạch thực hiện như sau:
- Thời gian: 8h sáng ngày…tháng…năm…
- Đối tượng tham gia: học sinh toàn trường
- Nội dung công việc: thu gom rác thải, nhặt cỏ, chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường học
(Các lớp trưởng và bí thư chịu trách nhiệm phân công lao động cụ thể cho từng cá nhân)
Đây là hoạt động chung của nhà trường chính vì vậy mà nhà trường yêu cầu 100% học sinh phải tham gia, chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho buổi lao động.
Ngày, tháng, năm
Ban giám hiệu
(Đã ký)
Câu 5.
a. Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ và học sinh trên toàn đất nước Việt Nam
b. Hoàn cảnh: ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 9 năm 1945.
c. Nội dung: Bác bày tỏ niềm vui sướng hân hoan khi thế hệ học sinh đã có cơ hội được hưởng một nền độc lập. Bên cạnh đó, Bác nhắc nhở thế hệ học sinh về nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, gìn giữ và xây dựng nước nhà. Cuối cùng là lời chúc mừng Bác gửi đến toàn thể học sinh. Chúc các em có một năm học đầy vui vẻ và đạt nhiều kết quả học tập tốt.
d. Mục đích: gửi lời chúc mừng tới học sinh trên toàn đất nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
e. Cách viết: gần gũi, tự nhiên mà thâm trầm, sâu lắng nhắc nhở nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ và xây dựng nước nhà.
SOẠN BÀI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ, Tiếp theo ngắn 2
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Qua văn bản 1 ở trang 14 của SGK Ngữ văn 10, tập 1, anh (chị) hãy cho biết:
a) Hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao?
- Giữa vua Nhân Tông và các bộ lão.
- Vua là người lãnh đạo tối cao của nhà nước, các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
b) Sự đổi vai giao tiếp được diễn ra như thế nào? Người nói, người nghe tiến hành những hành động cụ thể nào?
– Vua hỏi hai lần, các bô lão đáp hai lần.
- Cụ thể: Vua trình bày mối hiểm nguy đất nước bị quân Mông cổ dòm ngó và hỏi cách xử lí. Các bô lão đề nghị đánh. Vua hỏi lại, “nên hòa hay nên đánh?”. Các bô lão khẳng định “Đánh! Đánh!”.
c) Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Đất nước đang bị giặc ngoại xâm hung hãn dòm ngó.
- Vua tôi nhà Trần họp bàn sách lược đối phó.
- Địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng.
d) Nội dung của hoạt động giao tiếp ấy là gì?
- Bàn bạc, thảo luận về sách lược đối phó với kẻ thù.
- Vua đưa ra tình hình cụ thể, thế giặc rất mạnh nhưng các bô lão vẫn quyết tâm đánh.
e) Mục đích của cuộc giao tiếp đó là gì? Giao tiếp có thành công không?
- Bàn bạc và đưa ra được sách lược đối phó với kẻ thù.
- Mọi người đều quyết tâm đánh giặc, cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
2. Qua bài Tổng quan văn học Việt Nam, anh (chị) hãy cho biết:
a) Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?
- Giữa tác giả sách giáo khoa (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc).
- Người viết có tuổi lớn hơn, có vốn sống và hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.
- Người đọc trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết văn chương và cuộc đời thấp hơn.
b) Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Trong nhà trường, trong nền giáo dục quốc dân.
c) Nội dung của hoạt động giao tiếp ấy thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
- Thuộc lĩnh vực văn học.
- Đề tài Tổng quan văn học Việt Nam.
- Gồm những vấn đề cơ bản sau:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
+ Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
d) Mục đích của cuộc giao tiếp đó là gì?
- Người viết trình bày tổng quan về văn học Việt Nam cho đối tượng là học sinh lớp 10.
- Người đọc:
+ Thông qua văn bản tiếp thu những kiến thức cơ bản của văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
+ Rèn luyện nâng cao các kĩ năng đánh giá các hiện tượng văn học.
+ Phát triển kĩ năng xây dựng và hình thành một văn bản.
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức căn bản có đặc điểm gì nổi bật:
- Các thuật ngữ văn học được sử dụng nhiều.
- Câu văn mang tính khoa học cao, cấu tạo phức tạp nhưng mạch lạc, chặt chẽ.
- Kết cấu văn bản rõ ràng, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các luận điểm, luận cứ,...
Luyện tập
Bài 1
1. Nhân vật giao tiếp trong câu ca dao (Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng – Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?) là những người như thế nào?
- Nam, nữ thanh niên.
- Biểu hiện trong văn bản qua các đại từ nhân xưng anh, nàng.
2. Thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp đó?
- Một đêm trăng thanh.
- Thời gian thích hợp cho việc bộc lộ tình cảm lứa đôi.
3. Nhân vật anh nói về điều gì, nhằm mục đích gì?
- Nói chuyện tre non đủ lá và hỏi người con gái có nên đan sàng.
- Tuy nhiên trong một đêm trăng sáng chuyện ấy nói ra là để nhằm hướng đến việc tính chuyện kết duyên.
4. Cách nói của anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp hay không?
- Cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói ấy giàu hình ảnh, ý tứ ẩn dụ ý nhị, sâu sắc.
Bài 2
1. Đọc đoạn đối thoại giữa A Cổ và ông già, anh (chị) hãy cho biết các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào?
- Các hành động nói cụ thể:
+ Chào: Cháu chào ông ạ.
+ Chào đáp lại: A Cổ hả?
+ Khen: Lớn tướng rồi nhỉ?
+ Hỏi: Bố cháu có gửi pin lên đài...
+ Đáp: Thưa ông, có ạ.
2. Ông già sử dụng ba câu đều có hình thức câu hỏi, có phải tất cả đều được dùng để hỏi hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác?
- Câu đầu là câu ông già dùng để chào A Cổ: A Cổ hả?
- Câu thứ hai dùng để khen: Lớm tướng rồi nhỉ?
- Chỉ câu thứ ba mới dùng để hỏi: Bố cháu có gửi pin lên đài...
3. Lời của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ tình cảm như thế nào?
- Bộc lộ thái độ kính trọng của A Cổ với ông già, thể hiện qua các từ tình thái như thưa, ạ.
- Thái độ trìu mến của ông già với A Cổ, thể hiện qua các từ hả, nhỉ.
Bài 3
1. Đọc bài thơ Bánh trôi nước và cho biết Hồ Xuân Hương “giao tiếp”với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?
- Về vẻ đẹp và thân phận long đong của người phụ nữ (và của chính nhà thơ) trong xã hội cũ.
- Khẳng định sự trong trắng, kiên định của người phụ nữ.
2. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ?
- Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ:
+ Nói về vẻ đẹp: Trắng, tròn.
+ Về sự lận đận: Bảy nổi ba chìm (thành ngữ).
+Về phẩm chất cao đẹp bên trong: Tấm lòng son.
- Căn cứ vào chính cuộc đời của nhà thơ Hồ Xuân Hương là một phụ nữ tài hoa nhưng rất lận đận trong đường tình duyên.
Bài 4
1. Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày Môi trường thế giới?
Văn bản có thể soạn như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO
Nhân Ngày Môi trường thế giới, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường....... tổ chức buổi trồng cây toàn trường.
- Thời gian: Từ 8 giờ sáng chủ nhật ngày ..... tháng...... năm 200...
- Nội dung công việc: Trồng cây dọc theo đường vào trường.
- Đối tượng tham gia: Toàn thể đoàn viên trong trường.
- Dụng cụ: Mỗi người mang theo một dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao,...
- Kế hoạch cụ thể: Các chi đoàn nhận tại văn phòng Đoàn trường.
Đoàn trường kêu gọi toàn thể đoàn viên trong trường nhiệt tình hưởng ứng.
Hà Nội, ngày Hà Nội, ngày...... tháng........ năm 200...
Thay mặt BCH Đoàn trường
Bí thư kí tên
Bài 5
Anh (chị) hãy đọc bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Thư viết cho ai?
– Bác Hồ - Chủ tịch nước, viết thư cho học sinh toàn quốc – những chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Nêu hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận.
- Đất nước vừa giành được độc lập, học sinh được hưởng một nền giáo dục “toàn Việt Nam”.
- Như thể học sinh được hưởng một quyền lợi lớn lao, đồng thời cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước.
3. Nội dung thư đề cập đến những vấn đề gì?
- Thư nói đến niềm vui sướng vì học sinh được hưởng một nền độc lập, tự do.
- Đề cập đến nhiệm vụ của học sinh đối với đất nước.
- Cuối thư là lời chúc của Bác Hồ đối với học sinh.
4. Mục đích của bức thư là gì?
– Bác Hồ viết thư chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường và xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi một học sinh đối với tương lai đất nước.
5. Lời lẽ của bức thư như thế nào?
– Lời lẽ chân tình, gần gũi thể hiện tình cảm yêu quý của Bác dành cho các em học sinh, đồng thời nghiêm túc xác định nhiệm vụ của các em học sinh.
----------------------HẾT----------------------
Hãy chú ý Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài Cảm xúc mùa thu mà các em sắp được học.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hoat-dong-giao-tiep-bang-ngon-ngu-tiep-theo-38459n.aspx
Trên đây là phần Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếp theo bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Văn bản và cùng với phần Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn