Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Tham khảo soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) sẽ giúp các em nắm vững khái niệm cũng như những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt qua việc lần lượt trả lời cho những câu hỏi trong SGK.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), ngắn 1

Câu 1.
a.
- Hệ thống lời gọi đáp, lời tự nhủ, lời tự trách được diễn đạt một cách cụ thể
- Tính cảm xúc có trong những lời thủ thỉ tâm tình “Nghĩ gì đấy Th. ơi”
- Tính cá thể chính là nét riêng trong đặc trưng của nhật kí bằng việc sử dụng nhiều từ ngữ diễn tả nội tâm.
b.
Ghi nhật kí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển vốn ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cũng như cách hành văn.
Bài 2.
- Từ ngữ: mình, ta, cô, anh 🡪 gần gũi, thân thuộc với giao tiếp hàng ngày
- Có sự đối đáp qua lại giữa 2 bên chàng trai và cô gái.
- Vận dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
- Ngôn từ sử dụng gần gũi, mang những nét đặc trưng của ca dao dân gian.
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc kín đáo nhưng cũng không kém phần hài hước, dí dỏm.
Bài 3.
- Có sự đối đáp luân phiên giữa Đăm Săn và Dân làng
- Sử dụng những điệp từ mang nét đặc trưng của thể loại sử thi
- Cách ví von hình ảnh gần gũi với đời sống cộng đồng
🡪  Đoạn sử thi tuy có ngôn ngữ đối thoại giữa người nói và người nghe nhưng đây không hoài toàn được coi là đoạn sử dụng phong cách sinh hoạt
 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), ngắn 2

Câu 1. Tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm.
a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
- Địa điểm và thời gian của "lời nói" : Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
- Có ngư­ời nói, mục đích nói (nhân vật Th tự nhủ với mình).
- Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).

b) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc :
Đoạn trích là lời của một nhân vật như­ng tình cảm đ­ược biểu hiện qua nhiều giọng:
- Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tư­ởng đến t­ương lai).
- Giọng trách móc, giục giã.

c) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể :
Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc tr­ưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm.

d) Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, phát triển vốn từ vựng và rèn cách diễn đạt, ghi ra được nội tâm, suy nghĩ, dòng cảm xúc của bản thân .

Câu2. a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong các câu ca dao :
Câu :
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Tính cụ thể : Câu ca dao là lời nhân vật "ta" nói với "mình" về nỗi nhớ nhung, bịn rịn. Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ đ­ược sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
- Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l­ưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình... có nhớ ta, ta nhớ...
- Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những ng­ười đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
Câu:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
- Tính cụ thể: Khác với câu ca dao trên, câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu l­ời lao động).
- Tính cá thể : Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
b) Lời nói hàng ngày khi được đ­ưa vào thơ lục bát thường là đã đ­ược lựa chọn kĩ càng, tuy không quá cầu kì như­ng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh nói, vẫn phải đảm bảo về mặt nội dung diễn đạt và giá trị thẩm mỹ của lời thơ. Đồng thời lời nói hàng ngày khi đ­ưa vào thơ lục bát còn phải tuân thủ các quy tắc về nhịp điệu, vần điệu và tuân thủ sự hài hòa về mặt âm thanh.
Ví dụ : Chuyển lời nói thành thơ:
- Con đi cuốn đất cùng trời
Mà không đi hết một lời hát ru.
- Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.
Câu 3. Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau : Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố d­ư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ : ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ...
Sự lặp lại của các yếu tố dư­ này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lư­ợc đi những yếu tố d­ư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 10

- Soạn bài Nhàn
- Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí

 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo), ngắn 3

Câu 1: Tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm.
a.
- Tính cụ thể:
+ Cụ thể về địa điểm và thời gian của "lời nói": Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật Thùy tự nhủ với mình).
+ Cụ thể về cách diễn đạt: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
- Tính cảm xúc:
Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).
Giọng trách móc, giục giã.
- Tính cá thể:
Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc trưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b. Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

Câu 2:
a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong các câu ca dao:
Câu:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Tính cụ thể:
Nhân vật "ta" nói với "mình" về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
- Tính cảm xúc: Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình... có nhớ ta, ta nhớ...
- Tính cas thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
Câu:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
- Tính cụ thể:
Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.
Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).
Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
- Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
- Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

Câu 3:
Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng được mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cũng có sự hô – đáp, sự luân phiên giữa người nói và người nghe, nhưng ở đây lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ: "Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!"; "Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!" và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.

-------------------HẾT----------------------

Tấm cám là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 10, học sinh cần Soạn bài Tấm Cám, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-phong-cach-ngon-ngu-sinh-hoat-tiep-theo-38349n.aspx

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, soạn văn lớp 11
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính, soạn văn lớp 12
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai phong cach ngon ngu sinh hoat tiep theo

, soan van bai phong cach ngon ngu sinh hoat tiep theo,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân

    Mẫu bài thu hoạch sinh hoạt công dân theo tuần

    Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân được sinh viên thực hiện ngay sau khi kết thúc khóa học sinh hoạt công dân nhằm tổng kết lại toàn bộ nội dung quan trọng đã học trong chương trình, đồng thời, đưa ra được những quan ...

Tin Mới