Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài thơ Nhàn được sáng tác khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Các em hãy cùng tham khảo Soạn bài Nhàn để thấy được lối sống nhàn tản và quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI NHÀN ngắn 1

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Câu 1.
- Câu thơ đầu tiên được ngắt nhịp 2/2/3 🡪 lạc quan, thư thái, ung dung
- Câu thơ thứ hai được ngắt nhịp 4/3 🡪 tâm trạng ung dung tự do trong công việc 🡺 Hai câu thơ đầu đã cho thấy tâm trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan về quê ở ẩn với một cuộc sống tuy nghèo về vật chất nhưng tự do, thư thái trong tâm hồn

Câu 2.
- Nghệ thuật đối:
- Vắng vẻ - lao xao
🡪 Qua đây tác giả đã khẳng định triết lí sống “nhàn” của mình. Nơi “vắng vẻ” không phải là lối sống của những bậc tu hành, ép xác mà ở đây là lối sống hòa nhập với thiên nhiên, tự do, thoải mái. “Chốn lao xao” chính là chốn quan trường nhiều thị phi, bon chen, giành giật.

-  Dại - khôn
🡪Tác giả tự nhận mình “dại” nhưng thực chất lại là “khôn” 🡪 Cái khiêm tốn, không khoe khoang của bậc trí thức

Câu 3.

- Cảnh vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5 và 6 hiện lên bình dị, đạm bạc, thanh cao, gần gũi với thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

- Mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng tạo nên nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên ⇒  Tâm hồn lạc quan, ung dung, thư thái của tác giả

Câu 4.

Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển tích của Thuần Vũ với hàm nghĩa coi phú quý chỉ là một giấc mộng phù du, một giấc chiêm bao trong cuộc đời.
⇒ Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: bậc trí nhân quân tử có cốt cách thanh cao trong tâm hồn, xem nhẹ danh vọng, vinh hoa phú quý đối với ông cũng chỉ tựa như giấc mộng chiêm bao.

Câu 5.
Nguyễn Bỉnh Khiêm không lãng quên quá khứ, không rũ bỏ thế sự. Ông tuy ở ẩn nhưng một lòng vẫn luôn hướng về nhân dân, lo lắng nỗi lo của nhân dân. Ông xa lánh nơi quyền quý chọn cách sống hòa hợp với thiên nhiên cốt để giữ lấy nhân cách thanh cao, đối với ông phú quý chỉ là một giấc mộng “chiêm bao”.
 

SOẠN BÀI NHÀN ngắn 2

NGUYỄN BỈNH KHIÊM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cuộc đời và sự nghiệp
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) sinh tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng, đỗ trạng nguyên năm 1535,làm quan dưới triều Mạc.
- Ông dâng sớ vạch tội và xin chém 18 lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về quê dạy học, lấy tên hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Học trò ông có nhiều người thành đạt.
- Ông là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc, các chúa Trịnh, Nguyễn thường hỏi ý kiến ông về các việc hệ trọng. Ông được nhà Mạc phong tước Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.
- Ông là nhà thơ lớn, ông để lại hai tập thơ: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) bao gồm khoảng 700 bài và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài).

2. “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, những biểu hiện của chữ “nhàn” xuất hiện nhiều và đa dạng: thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn...
- Bản chất của chữ “nhàn” ở đây là sống thuận theo tự nhiên, “nhàn” đối lập với “danh lợi”, thể hiện tâm trạng lo âu thời thế và phong cách thanh cao của một nghệ sĩ lớn trước thời cuộc rối ren của đất nước.

3. Nhịp điệu và cách dùng số từ của hai câu đầu bài thơ
- Chỉ có một số từ và được lặp lại ba lần: một... một... một. Biện pháp nghệ thuật này cho ta thấy tinh thần tự tại, vật dụng lao động đã sẵn sàng và con người cũng sẵn sàng sống cuộc sống lao động chân tay ấy.
- Việc lặp lại số từ một (là số ít) đã hàm chứa trong nó sự giản dị. Chủ thể trữ tình không có ao ước gì nhiều hơn một. Dấu ấn của sự xa cách danh lợi đã lộ rõ.
- Câu thứ hai khẳng định thêm ý ở câu một: Dù có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn với cuộc đời (lối sống) này.
- Chữ “ai” hàm nghĩa là người khác. Tác giả đã nêu một sự đối lập: ta thích lao động, thích cuộc sống điền viên nơi thôn dã - người khác thích danh lợi, cuộc sống bon chen chốn đô thành.
- Câu 1 nhịp thơ ngắt: 2 /2 /3; câu 2 nhịp thơ ngắt: 4 / 3. Điều đó cho thấy sự sáng tạo so với thơ Đường luật (thường ngắt nhịp 4 / 3). Cách ngắt nhịp cho thấy sự khoan thai, tự tại của chủ thể trữ tình.

4. “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao”, quan niệm của tác giả về “dại”, “khôn” qua hai câu 3, 4
- Nơi “vắng vẻ” là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái tâm hồn.
- Chốn “lao xao” là chốn đô hội, cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi,
- Ý hai câu thơ có sự đối lập: ta đi tìm sự tĩnh tại - người ta đi tìm sự náo động, phiền phức vô bổ của cuộc đời.
- Chữ “dại” tác giả tự vận vào mình lại hóa ra là “không dại” vì thời thế khi những kẻ lộng quyền xấu xa (mà Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ đòi chém) hoành hành thì việc rút lui khỏi trốn quan quyền là điều đúng đắn.
- Đối lập lại, chữ “khôn” tác giả dùng cho “người ta” lại là "không khôn”. Trong sự nhiều nhưỡng của thế sự, nếu cứ một mực bon chen để đạt được danh vọng bằng mọi cách thì con người sẽ đánh mất nhân phẩm, trở thành kẻ xấu như bao kẻ xấu kia. Xã hội càng loạn lạc, rối ren hơn là vì những sự giành giật ấy.

5. Thời gian, sản vật và ý nghĩa của chúng trong hai câu thơ 5, 6
- Thời gian là mùa thu, mùa xuân, mùa đông và mùa hạ được đặt trong thế đối hàm chỉ một khoảng thời gian dài. Việc đưa ra bốn mùa cho thấy sự chủ động của con người trước thời gian và góp phần khẳng định sự thoải mái, dễ chịu của con người trong môi trường thiên nhiên.
- Các sản vật bao gồm “măng trúc” và “giá”, những thực phẩm bằng thực vật dễ tìm trong thiên nhiên và đời thường.
- Hai câu thơ sử dụng hai động từ được lặp lại là “ăn” và “tắm”. Đối tượng của hai động thái (ăn cái gì và tắm ở đâu?) thì luôn sẵn có bên cạnh, có thể lấy và thực hiện bất cứ lúc nào nhà thơ muốn. Cuộc sống vì thế đã đầy đủ không cần phải nhọc công tìm kiếm, tranh đấu.
- Hai câu thơ cho thấy sự đầy đủ, sung túc của cuộc sống nơi thôn dã. Sự đầy đủ đó là do con người quan niệm (với người khác có lẽ đó là sự thiếu thốn lớn). Phải có một bản lĩnh lớn, một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt thì nhà thơ mới tạo được cho mình sự ung dung, giản dị đó.

6. Hình ảnh và suy nghĩ của thi nhân qua hai câu thơ cuối
- Hiện lên với động thái “uống rượu”. Đáng chú ý là uống rượu một mình. Điều này cho ta thấy sự tự tin vào bản thân. Niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ được tạo dựng từ thiên nhiên mà còn từ chính bản thân mình.
- Phong thái của một tiên ông: ngồi dưới cội cây uống rượu một mình và nhìn phú quý tựa chiêm bao.

7. Chủ đề “nhàn” trong bài thơ
- Thể hiện qua quan niệm của nhà thơ: thích cảnh sống điền viên, gần gũi
nhiên và không màng danh lợi (xem phú quý tựa chiêm bao).
- Thể hiện sự “đầy đủ” các vật dụng và thực phẩm, đồ uống:
+ Vật dụng: mai, cuốc, cần câu.
+ Thực phẩm: trúc, giá.
+ Đồ uống: rượu.
+ Phương tiện sinh hoạt: hồ sen, ao (để tắm), gốc cây (nghỉ ngơi).

8. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về danh lợi, phú quý
- Trong bài thơ, ông phủ nhận danh lợi, phú quý và ngợi ca cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao,
- Tuy nhiên, trong cuộc sống nếu phủ nhận danh lợi, phú quý hoàn toàn thì sẽ rất cực đoan và không tạo động lực để cá nhân, xã hội phấn đấu vươn lên
- Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao triết lí “nhàn” là để phản kháng với thời đại nơi cái xấu hoành hành, ông không hợp tác với cái xấu đó.
- Còn nếu xã hội không do kẻ xấu lãnh đạo thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ hợp tác để giúp đỡ dân tộc, đất nước.

-----------------HẾT------------------

Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Nêu cảm nhận về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.

Chi tiết nội dung phần Uy-lít-xơ trở về đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Ngữ Văn tốt hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nhan--38350n.aspx

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
Dàn ý quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên
Dàn ý bình giảng bài thơ Nhàn
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai nhan

, soan van bai nhan cua nguyen binh khiem, soan van bai tho nhan cua nguyen binh khiem,
SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới