Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX để nắm được đặc điểm, xu hướng phát triển cũng như những tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX ngắn 1

Câu 1. 

So sánh

Văn học chữ hán

Văn học chữ nôm

Giống

- Đều dựa trên cơ sử phát triển của văn học hán
- Đề cập, phản ánh những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, bày tỏ tâm tư, tình cảm của con người

Khác

- Ra sớm
- Các sáng tác chủ yếu là thơ
- Ra đời muộn
- Thơ, văn xuôi
 
Câu 2.

Giai đạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

TK XX - XV

 

Tiếp thu phát triển văn học chữ Hán

Sông núi nước nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Tỏ lòng, Bạch đằng giang phú,…

XV - XVII

Văn học yêu nước gắn liền với cảm hứng thế sự

Chữ hán

Tryền kì mạn lục, Bình Ngô Đại Cáo

XVIII – nửa đầu XIX

Văn học gắn với tư tưởng nhân đạo

Văn vần, văn xuôi, chữ hán phát triển

Chinh phụ ngâm khúc, truyện Kiều, Bánh trôi nước,…

Nửa sau TK XIX

Văn học yêu nước gắn liền với cảm hứng thế sự

Chữ hán, chữ nôm, chữ quốc ngữ

Lục Vân Tiên, Văn tế, Thương Vợ, Câu cá mùa thu,…

Câu 3 
- Văn học gắn với nội dung yêu nước: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, …
- Văn học gắn với nội dung nhân đạo: Bánh trôi nước, truyện Kiều,…
Câu 4.
* Đặc điểm nghệ thuật: Tính quy phạm, ước lệ tượng trưng
* So sánh
- Văn học trung đại: đề cao đạo lí, chí khí anh hùng của trang nam nhi
- Văn học hiện đại: đi sâu vào mạch cảm xúc, vào thế giới nội tâm nhân vật.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX ngắn 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm Văn học trung đại
- Là tên gọi giai đoạn văn học ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam, khoảng từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

2. Văn học trung đại gồm mấy thành phần, hãy kể tên và nêu đặc điểm của chúng:
- Bao gồm hai thành phần chủ yếu: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. Bao gồm các thể loại như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hổi, thơ Đường luật,... Với nhiều thành tựu xuất sắc.
- Văn học chữ nôm ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (xuất hiện khoảng cuối thế kỉ XIII), Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, ít có văn xuôi; xuất hiện các thể thơ dân tộc như Ngâm khúc, truyện thơ, hát nói và việc tiếp thu các thể loại văn học Trung quốc đã được dân tộc hóa như Thơ Nôm viết theo thể Đường luật, thơ đường luật thất ngôn xen lục ngôn,..
- Hai thành phần văn học này không hề đối lập nhau mà bổ sung, tác động qua lại trong suốt quá trình phát triển.

3. Các giai đoạn phát triển, các đặc điểm nội dung, nghệ thuật và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại
- Có bốn giai đoạn sau:
soan bai khai quat van hoc viet nam tu the ki x den the ki xix
soan bai khai quat van hoc viet nam tu the ki x den the ki xix

4. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại
a. Chủ nghĩa yêu nước:
- Là nội dung lớn xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển.
- Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” nhưng không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Thể hiện qua âm điệu hào hùng chống ngoại xâm, qua âm điệu bi tráng lúc nước mất nhà tan, qua âm điệu thiết tha khi đất nước thái bình thịnh trị.
- Tập trung ở một số phương diện chính sau: ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc: lòng căm thù giặc, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù; tự hào trước chiến công thời đại, tự hào về truyền thống lịch sử, biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước; tình yêu thiên nhiên đất nước...

b. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Là nội dung lớn, xuyên suốt giai đoạn văn học trung đại.
- Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo...
- Biểu hiện qua lối sống “Thương người như thế thương thân”, qua những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất tài năng..

c) Cảm hứng thế sự:
- Biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối đời Trần (thế kỉ XIV). Các tác hướng tới hiện thực cuộc sống hiện thực xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ,... tiêu biểu cho cảm hứng này.
- Cảm hứng thế sự góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực thời kì sau.

5. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học trung đại
a. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Thể hiện ở:
+ Quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo huấn.
+ Tư duy nghệ thuật theo các kiều mẫu nghệ thuật đã thành công thức.
+ Thể loại văn học với những quy định chặt chẽ về kết cấu.
+ Cách sử dụng thi liệu dẫn nhiều điển tích, điển cố,... đã thành những mô típ quen thuộc.
- Tuy nhiên, những tác giả tài năng một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ nó, thể hiện dấu ấn sáng tạo riêng.

b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
- Thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường, bình dị.
- Ở hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã mĩ lệ hơn là đơn sơ, mộc mạc.
- Ở ngôn ngữ nghệ thuật cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.
- Tuy nhiên, do ngày càng gắn bó với hiện thực nên phong cách trang trọng, tao nhã ngày càng mờ dần trong văn học trung đại.

3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
a. Chủ yếu là tiếp thu văn học Trung Quốc:
- Về ngôn ngữ thì dùng chữ Hán để sáng tác. .
- Về thể loại thì tiếp thu thể cổ phong, thể Đường luật, thể hịch, cáo, thuyết chương hồi,...

b. Quá trình dân tộc hóa bao gồm:
- Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.
- Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật,...
- Lấy đề tài, tài liệu trực tiếp từ đời sống dân tộc làm thi liệu...

------------------------HẾT-------------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-the-ki-x-den-the-ki-xix-38152n.aspx
Tấm cám là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 10, học sinh cần Soạn bài Tấm Cám, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung tuỳ bút
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Từ khoá liên quan:

soan bai khai quat van hoc viet nam tu the ki x den the ki xix

, bai soan sieu ngan khai quat van hoc viet nam tu the ki x den het the ki xix, soan van lop 10 khai quat van hoc viet nam tu the ki x den the ki xix,
SOFT LIÊN QUAN
  • Các trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam

    Những chiến công oai hùng trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XIX

    Các trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam là tài liệu cung cấp cho bạn thông tin về những trận đánh nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong những bước ngoặt lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Các trận đánh này nằ ...

Tin Mới