Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)

Để hoàn thành bài tập làm văn đầu tiên trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1, các em hãy cùng tham khảo soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc tác phẩm văn học mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Đề 1: Những ngày đầu tiên bước vào trường Trung học Phổ thông.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về ngày đầu tiên bước vào trường THPT

2. Thân bài

- Tâm trạng:
+ Lo lắng, hồi hộp
+Cảm thấy thật xa lạ và có chút gì đó bỡ ngỡ, tôi cứ muốn thu mình về một góc nhỏ

- Cảm nhận về ngôi trường THPT:
+ Sân trường rộng lớn, sạch sẽ
+ Hàng phượng vĩ cổ thụ xum xuê rợp bóng mát
+ Trường rất đông giáo viên và học sinh

- Cảm xúc về buổi lễ khai giảng
+ Các bạn học sinh ăn mặc chỉn chu, gọn gàng. Ai nấy đều mang theo tâm trạng háo hức, vui tươi.
+ Thầy hiệu trưởng lên phát biểu và đánh trống khai trường.
--> Lo lắng, mong đợi những ngày tháng học tập ở ngôi trường mới.
+ Làm quen với nhiều bạn mới.

3. Kết bài

Khái quát cảm xúc về ngày đầu đến trường.

II. Bài văn mẫu

Qua rồi cái thời cấp hai, nửa ngây ngô, nửa dại khờ, mỗi ngày áo trắng, khăn quàn đỏ cắp sách tung tăng tới trường. Thuở ấy chúng ta vẫn mặc định mình là những đứa trẻ, hầu như chẳng biết lo lắng là gì, cái nghĩ đến nhiều nhất chắc là việc học và việc chơi. Nhưng hôm nay đây, lần đầu tiên bước vào mái trường cấp ba, vô hình trong tôi đã có những thay đổi đáng kể trong tâm hồn.

Giữa một lớp học, hơn bốn mươi học sinh, tôi cảm thấy thật xa lạ và có chút gì đó bỡ ngỡ, tôi cứ muốn thu mình về một góc nhỏ, dĩ nhiên tôi không phải là học sinh lớp một với ý định khóc nhè nữa. Nhưng cái cảm giác bỡ ngỡ thì vẫn tràn trong tâm trí. Buổi đầu tiên tôi bước vào mái trường cấp ba cũng chính là buổi khai giảng đầu tiên ở trung học phổ thông của tôi. So với cái sân trường trung học cơ sở chứa lưa thưa vài trăm học sinh, thì đối với tôi, cái sân trường lố nhố tới gần 2000 học sinh này khiến tôi cảm thấy choáng ngợp. Nam mặc đồng phục, sơ vin gọn gàng, trông ai nấy thật sáng sủa, còn đám con gái chúng tôi thì được thử cảm giác mới trong bộ áo dài trắng muốt tinh tươm và chúng tôi không còn đeo khăn quàng đỏ thắm nữa. Quả thật tôi vẫn còn chưa quen với việc mặc áo dài cho lắm, nhưng tôi vẫn thấy nó thật đẹp và cảm thấy thật tự hào khi được mặc chiếc áo dài xinh xắn mà mẹ may cho từ tháng trước ấy...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT tại đây.


Đề 2: Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa

Về cơ bản cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống con người trong khoảnh khắc chuyển mùa chúng ta có thể khái quát về chủ đề này như sau:

+ Mở bài: Các bạn học sinh có thể nêu lên vẻ đẹp chung của thời khắc chuyển giao mùa, thời khắc chuyển mùa như vậy không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người 

+ Thân bài: Nêu lên cảm nghĩ về thiên nhiên, dấu hiệu của sự chuyển mùa như thời tiết thay đổi mát mẻ hơn, ban đêm trời hơi se lạnh, cây cối thay đổi, các loài hoa, cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa chẳng hạn như một kỷ niệm cũ nào đó ùa về. 

+ Kết bài: Tóm tắt lại từng khoảnh khắc giao mùa, nêu lên cảm nhận sự biến chuyển của lúc giao mùa, làm cho tâm hồn chúng ta cảm thấy xao xuyến nhớ nhung. 

>> Xem dàn ý chi tiết và bài văn mẫu Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa tại đây.


Đề 3: Cảm nhận về một người thân ( cha, mẹ, bạn...)

I. Dàn ý 

1. Mở bài:

Giới thiệu về người thân (Ông, bà, bố, mẹ)

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát:
+ Tuổi tác
+ Công việc
+ Mức độ tình cảm mà em dành cho người thân ấy

- Ngoại hình, diện mạo
- Tính cách, thói quen
- Những hành động yêu thương, quan tâm, chăm sóc em
- Kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân

3. Kết bài

Tình cảm của em với người thân.

>> Xem bài mẫu chi tiết Cảm nhận về một người thân tại đây.

------------------------HẾT------------------------

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn 10. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Cảm nhận ngày đầu vào trường Trung học phổ thông cùng với phần Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây để học tốt môn Ngữ Văn lớp 10 hơn.

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Phân tích bài ca dao sau: “Khăn thương nhớ ai...Lo vì một nỗi không yên một bề...” là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-1-cam-nghi-ve-mot-hien-tuong-doi-song-38461n.aspx

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

soan bai viet bai lam van so 1 cam nghi ve mot hien tuong doi song

, viet bai viet so 1 cam nghi ve mot hien tuong doi song hoac mot tac pham van hoc trang 26 sgk ngu van 10, viet bai lam van so 1 lop 10 cam nghi ve mot hien tuong doi song,

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Cách tải, cài đặt MMlive trên iOS và Android mới nhất

    Với việc cài đặt MMlive trên iOS và Android, bạn có thể kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới, chia sẻ cuộc sống hàng ngày, trò chuyện và thậm chí kiếm tiền từ việc livestream. MMlive cung cấp nhiều tính năng độc đáo như gửi quà tặng ảo, tham gia vào các cuộc thi thú vị và xem các nghệ sĩ tài năng biểu diễn.