ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT, ngắn 1
Câu 1.
- Sử dụng thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học
- Trình bày các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, logic
- Phần chú thích được đóng mở ngoặc góp phần làm rõ nội dung câu văn
Câu 2.
- Sử dụng từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày
- Cuộc đối thoại diễn ra liên tục, nhân vật đối thoại linh hoạt trong cách đổi vai
Câu 3.
a. Sai trong cách diễn đạt
→ Có nhiều bức tranh đẹp trong thơ ca Việt Nam
b. Sai trong cách diễn đạt
→ Người nước ngoài đưa thiết bị, máy móc vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng đưa ra một cái giá cao hơn so với thực tế.
c. Sai trong cách diễn đạt
→ Cá, rùa, ba ba, ếch nhái,…và các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng và cả các loại ốc, tôm, cua… chúng đều khai thác không chừa một con nào.
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT, ngắn 2
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm “ngôn ngữ nói”
- Là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác và phần nào đó là thị giác (trước các cử chỉ, điệu bộ), là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, người nghe và người nói tiếp xúc trực tiếp với nhau, thay phiên nhau nói và nghe.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
- Người nói, người nghe có thể phản hồi trực tiếp để điều chỉnh, sửa đổi cách nói, nghe. Tuy nhiên, do không có thời gian suy ngẫm, lựa chọn kĩ nên ngôn ngữ nói không được chau chuốt bằng ngôn ngữ viết.
- Rất đa dạng về ngữ điệu, kèm theo nó là các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... của người nói.
- Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, bao gồm: khẩu ngữ, tiếng địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ trợ từ, thán từ,...
- Thường sử dụng các hình thức tỉnh lược (có khi chỉ còn một từ), hình thức lặp, rườm rà..
3. Khái niệm “ngôn ngữ viết”
- Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được đón nhận bằng thị giác.
4. Đặc điểm của ngôn ngữ viết
- Nhờ ghi chép bằng văn bản nên ngôn ngữ viết được lựa chọn, suy ngẫm... kĩ càng và người đọc có thời gian để tiếp nhận thấu đáo. Ngôn ngữ viết được lưu truyền rộng trong thời gian và không gian.
- Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự và hình ảnh minh họa...
- Từ ngữ đạt độ chính xác cao, người viết thường tránh sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương...
- Xuất hiện nhiều câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, hợp lí...
5. Lời phát biểu, bài nói chuyện,... thuộc ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết:
– Là loại trung gian giữa hai hình thức ngôn ngữ nói và viết. Bởi vì tuy hoạt động giao tiếp diễn ra trực tiếp nhưng chỉ có một chiều. Người nói dựa vào văn bản đã được chuẩn bị trước và có thể sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... Người nghe thì chỉ nghe mà thôi.
6. Bảng so sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích ở trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 1.
- Đoạn trích sử dụng các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp,...
- Để trình bày rõ các luận điểm, người viết nên viết tách dòng.
- Sử dụng các chỉ từ Một là, Hai là, Ba là để đánh dấu các luận điểm
- Sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu hai chấm,...
2. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích ở 88 – 89, SGK Ngữ văn 10, tập 1.
- Sự thay phiên vai người nói, người nghe: Thị nói, Tràng nói...
- Sự phối hợp lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, liếc mắt cười tít...
- Từ ngữ trong lời nói cá nhân, bao gồm:
+ Các từ hô gọi: Kia, Này, nhà tôi ơi,...
+ Các từ tình thái: Có khối..., Thật đấy...
+ Các từ thường dùng trong ngôn ngữ nói: có khối, nói khoác, sợ gì…
3. Phân tích lỗi và sửa lại các câu ở trang 89, SGK Ngữ văn 10, tập 1 cho phù hợp với ngôn ngữ viết
– Câu a: + Lỗi vì đã sử dụng ngôn ngữ nói: thì, đã, hết ý.
+Chữa lại: Trong thi ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
- Câu b: + Lỗi do sử dụng ngôn ngữ nói: uống lên, đến mức vô tội vạ.
+ Chữa lại: Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tùy tiện.
- Câu c: + Lỗi do câu văn tối nghĩa và dùng khẩu ngữ: sất, thì.
+ Chữa lại: Cá, rùa, ba ba, ếch nhái; chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng, đến cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai cả.
----------------------HẾT--------------------------
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Đọc thêm: Vận nước (Quốc tộ) nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Ngoài ra, Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-dac-diem-cua-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-38145n.aspx