Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

Nội dung soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự dưới đây được biên soạn bám sát chương trình SGK. Các em cùng tham khảo để việc soạn bài ở nhà được đơn giản, hiệu quả nhé.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai lap dan y bai van tu su

Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1

 

Soạn bài Lập dàn ý bài tự sự, Ngắn 1

I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

Câu 1.

Bài văn kể lại quá trình trước khi đi vào sáng tác tác phẩm “Rừng Xà nu”

Câu 2. 

Để lập dàn ý cho bài văn tự sự chúng ta cần phải chuẩn bị những điều sau đây:

  • Xây dựng ý tưởng cho bài viết
  • Dự kiến cốt truyện, nhân vật, sự kiện, hành động
  • Cụ thể hóa bằng dàn bài cho tiết

II. LẬP DÀN Ý

Câu 1.
- Chọn đề 1
- Nhan đề: Sau đêm đấy

1. Mở bài
Trong đêm mưa tầm tã chị Dậu một mình chạy khỏi nhà quan cụ và may mắn gặp được các cán bộ cách mạng và từ đây chị Dậu giác ngộ và đi theo cách mạng.

2. Thân bài
- Khi cách mạng tháng 8 nổ ra chị Dậu tích cực tham gia kháng chiến, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh
- Chị cùng nhân dân đứng lên cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo khó

3. Kết bài
Được nhân dân tin yêu, chị được bầu làm người đại diện lãnh đạo cuộc cách mạng.

Câu 2.

* Trước khi lập dàn ý:
- Lên ý tưởng
- Xây dựng cốt truyện

* Lập dàn bài kết cấu 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện
- Thân bài: diễn biến các sự việc
- Kết bài: nêu cảm nghĩ về nhân vật hoặc chi tiết tiêu biểu trong câu chuyên

III. LUYỆN TẬP

Câu 1.
MB: A từ lâu đã được biết đến là một học sinh gương mẫu của lớp, chăm ngoan học giỏi được thầy cô, bạn bè quý mến. Nhưng chỉ vì bố mẹ hay đi làm xa nên A dần chểnh mảng việc học, trở thành học sinh hư.

TB:
- A chán nản khi không nhận được sự quan tâm từ bố mẹ
- Thay đổi tính cách
+ Không tập trung học hành, thường xuyên trốn học đi chơi, giao lưu, gặp gỡ bạn xấu
+ Cãi lời bố mẹ, nói dối bố mẹ

- Cô giáo nhận ra và khuyên như A học hành
- Nhờ cô giáo A nhận ra sai lầm của bản thân, cố gắng sửa đổi hoàn thiện bản thân mình.

KB: rút ra bài học, khẳng định lại vấn đề.

Câu 2.

1. Mở bài
Mai và Lan vốn là đôi bạn thân từ nhỏ. Nhưng do gia đình Lan nghèo không có tiền đến trường nên buộc phải xin nghỉ học giữa chừng khi sắp tốt nghiệp cấp 3.

2. Thân bài
- Không thấy Lan đến lớp, Mai đến nhà gặp bạn và được Mai chia sẻ câu chuyện
- Sau khi biết được câu chuyện, Mai đã vận động bạn bè trong lớp chung tay giúp Lan để có tiền học phí đi học trở lại
- Mai và Lan đều đỗ vào ngôi trường mình mơ ước

3. Kết bài 

Rút ra bài học cho bản thân qua câu chuyện trên
 

Soạn bài Lập dàn ý bài tự sự, Ngắn 2

I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

1. Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
Nhà văn kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

2. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến phần mở đầu và kết thúc truyện), sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
Các bước lập dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

II. LẬP DÀN Ý

1. Đề 1: Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.
- Thân bài:
+ Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật.
+ Chiến thắng trở về chị cứu được anh Dậu khỏi nhà lao, chia thóc cho những hộ dân nghèo.
+ Về sau, anh Dậu cũng được giác ngộ cách mạng và hai vợ chồng tham gia vào Đảng cùng nhân dân đánh giặc, cứu nước.
- Kết bài: Cuộc sống sau khi tham gia cách mạng được cải thiện, anh chị Dậu cùng nhân dân hăng hái lập chiến công.

2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự
- Trước khi lập dàn ý cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác định chủ đề của bài viết. Từ đề tài, chủ đề, cần tưởng tượng, phác ra những nét chính của cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cấu trúc: mở - thân(phát triển, đỉnh điểm) – kết.
- Dàn ý chung:
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).
+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

III. LUYỆN TẬP

1. Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: “một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân...”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).

- Thân bài:
++ Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, vị trí luôn đứng đầu lớp.
++ Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi, và đánh điện tử.
++ Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học không được duy trì, ngày càng thụt lùi.
++ Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường.
++ Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, đem theo một cuốn sách viết về Nguyễn Ngọc Kí.
++ Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.
++ Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.

- Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn học sinh.

2. Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện: bác chủ trọ nhân hậu, giúp đỡ sinh viên bằng cách nấu cơm hàng ngày, giảm tiền thuê nhà cho các bạn khó khăn.

- Thân bài:
++ giữa Hà Nội xô bồ, tấp nập người ta đua chen kiếm tiền, nhưng bác chủ tọ ở Cổ Nhuế lại tận tình giúp đỡ sinh viên bằng tình cảm chân thành, không mong làm giàu.
++ hàng ngày, bác nấu ăn cho sinh viên, nhờ vậy sau những giờ học tập mệt mỏi mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn.
++ bác sẵn sàng giảm tiền thuê nhà để giúp đỡ các sinh viên nghèo.
++ tình cảm của bác được mọi người đón nhận và thêm yêu quý
++ đến một ngày khi tuổi đã cao, bác đã ra đi vì căn bệnh u não để lại tiếc thương cho tất cả sinh viên, hàng xóm, láng giềng.

- Kết bài: tấm lòng nhân hậu của bác được biết đến và lan tỏa lên sóng truyền hình. Tuy bác đã ra đi nhưng tấm lòng của bác thì luôn còn mãi.
 

Soạn bài Lập dàn ý bài tự sự, Ngắn 3

Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

1.Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “Rừng xà nu”.

2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:
Đầu tiên, để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện. Tiếp theo, ta cần lập dàn ý (từ dàn ý chung đến dàn ý chi tiết) gồm 3 phần: mở - thân – kết.

Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu truyện:

 Đề 1Đề 2
Nhan đề“Sau cái đêm đen ấy…”“Người đẩy nắp hầm bom”
Mở bàiSau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ.
Thân bài- Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…
- Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu.
- Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật
-Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ.
-Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu.
-Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi.
Kết bàiCuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương.Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:
- Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
- Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.
- Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...
- Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

Luyện tập:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dựa vào câu nói của Lê-nin lập dàn ý:

Mở bài: An vốn là một học sinh chăm ngoan, được thầy cô và bạn bè yêu quý
- Vì bố mẹ bận đi công tác, không có thời gian ở cạnh nên An bị bạn bè xấu lôi kéo.

Thân bài:
- Không nhận được sự quan tâm từ gia đình, An trở nên chán nản
- An dần trở thành một con người khác
+ Trên lớp: không nghe giảng, hay trốn tiết đi chơi điện tử, tụ tập bạn bè xấu
+ Ở nhà: thường xuyên gây chuyện, nói dối bố mẹ và bỏ nhà đi
- Cô giáo đã nhận thấy sự thay đổi của An, cô đã khuyên An học tập trở lại
- An nhận ra việc làm sai lầm và dần dần trở về với chính mình ngày trước dù cho bạn bè xấu có rủ đi chơi.

Kết bài: - Khẳng định rằng chiến thắng bản thân là chiến thắng đáng tự hào
- Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Lập dàn ý viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống

Mở bài: - Giới thiệu nhân vật: Bình và Nam
+ Bình vốn là một trẻ em khuyết tật, không thể đi lại được
+ Nam là bạn thân với Bình từ nhỏ
- Ngày lên lớp 6, cha Bình mất, cậu buộc phải thôi học vì không ai đưa cậu đến trường.

Thân bài: - Ngày nhập học, Nam không thấy Bình đến lớp
- Nam đến nhà và thấy Bình đang buồn
- Sau khi hỏi chuyện, Nam đã xin mẹ cho mình được đưa Bình đến lớp
- Hai bạn cùng nhau học tập và cùng đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh

Kết bài: - Ca ngợi tình bạn đẹp của Bình và Nam
-Noi gương của hai bạn để cố gắng hơn trong học tập và biết trân trọng những gì mình đang có.

Xem trước và xem lại các bài học gần đây để học tốt Ngữ Văn lớp 9 hơn

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lap-dan-y-bai-van-tu-su-37701n.aspx
Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Soạn bài Uy-lít-xơ trở về
Soạn bài Ra-ma buộc tội


Tác giả: Nguyễn Thành Nam - NTN     (4.3★- 15 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa, Tập làm văn lớp 5 ngắn gọn, đầy đủ
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Từ khoá liên quan:

soan bai lap dan y bai van tu su

, soan bai lap dan y bai van tu su ngan nhat soan van 10, soan bai lap dan y bai van tu su ngan gon,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài viết số 2 lớp 6

    Dàn ý bài viết số 2 tập làm văn lớp 6

    Bài viết số 2 lớp 6 bao gồm 5 đề bài tập làm văn khác nhau được xây dựng dưới dạng các dàn ý chi tiết sẽ hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý và hoàn chỉnh các bài tập làm văn này đầy đủ và ấn tượng nhất. Các em học ...

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Link tải Free Fire OB41 cho PC, Android và iPhone chính thức

    Phiên bản Free Fire OB41 Thời Đại Giao Tranh đã chính thức ra mắt, đưa người chơi vào cuộc hành trình đầy kịch tính và mạo hiểm. Cùng với việc tái thiết kế hoàn toàn chế độ Zombie Hunt, người chơi sẽ phải đối mặt với những thách thức mới đầy căng thẳng. Hãy nhanh chóng truy cập Link tải Free Fire OB41 để khám phá thế giới chiến đấu mới đầy kịch tính.